Cách Làm Bánh Trung Thu Nướng Chuẩn Vị Ngon Khó Cưỡng

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Cách làm bánh trung thu nướng chi tiết nhất 2023
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Một mùa Trung Thu nữa đang đến gần cùng với những chiếc bánh đặc trưng thơm ngon tuyệt hảo. Cùng bTaskee đến với cách làm bánh Trung Thu nướng tuyệt ngon, chuẩn vị tại nhà đơn giản sau đây nhé!

Nguyên liệu làm bánh trung thu nướng

Nguyên liệu làm vỏ bánh

  • 300gr bột mì đa dụng
  • 200gr nước đường bánh nướng
  • 50ml dầu thực vật
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • 10gr bơ đậu phộng
  • 5gr baking soda
  • 2 thìa rượu Mai Quế Lộ (hoặc rượu trắng)
Chuẩn bị nguyên liệu làm vỏ bánh Trung Thu.
Chuẩn bị nguyên liệu làm vỏ bánh Trung Thu.

Nguyên liệu làm nhân bánh

  • 45gr bột bánh dẻo (bột gạo nếp rang)
  • 12ml dầu mè
  • 100gr mứt sen
  • 200gr mứt bí
  • 100gr lạp xưởng
  • 200gr mỡ ướp đường
  • 100gr vừng rang
  • 50gr đậu phộng rang
  • 30g hướng dương rang
  • 30g hạt bí rang
  • 100g jambon xào đường
  • 30g mứt quất
  • 30g mứt vỏ cam
  • 2 quả chanh (bào lấy vỏ)
  • 20g lá chanh thái chỉ.
  • 15gr gừng thái nhỏ
Nguyên liệu làm nhân bánh Trung Thu nướng.
Nguyên liệu làm nhân bánh Trung Thu nướng.

Nguyên liệu kết dính nhân

  • Lòng đỏ trứng gà
  • Dầu ăn
  • Bột năng
  • Nước lọc

Lưu ý: Nguyên liệu kết dính nhân bạn cần cho từ từ và song hành với khâu nhào nặn bột vỏ bánh, điều chỉnh lượng nguyên liệu cho đến khi cảm nhận được độ mềm, dẻo của bột vỏ bánh.

Cần thêm vào hỗn hợp bột vỏ bánh 1 lượng hỗn hợp kết dính nhân.
Cần thêm vào hỗn hợp bột vỏ bánh 1 lượng hỗn hợp kết dính nhân.

Nguyên liệu hỗn hợp quét mặt bánh

  • Lòng đỏ trứng gà
  • Sữa đặc
  • Mật ong

Lưu ý: Chuẩn bị 1 cây cọ quét, quét 1 lớp mỏng hỗn hợp này lên trên bề mặt vỏ bánh, tránh không quét với lượng quá nhiều.

Quét mặt bánh với lượng vừa đủ.
Quét mặt bánh với lượng vừa đủ.

Chuẩn bị dụng cụ làm bánh Trung Thu nướng

  • Lò nướng
  • Nồi chiên không dầu
  • Cân tiểu ly điện tử
  • Bộ thìa đong
  • Cốc đong vạch chia
  • Cây cán bột
  • Phới dẹt trộn bột
  • Khuôn làm bánh Trung Thu
Cân tiểu ly điện tử giúp bạn xác định chính xác trọng lượng nguyên liệu.
Cân tiểu ly điện tử giúp bạn xác định chính xác trọng lượng nguyên liệu.

Hướng dẫn cách làm bánh trung thu nướng từ A-Z

Bước 1: Làm vỏ bánh nướng

  • Cho nước đường, dầu ăn, lòng đỏ trứng gà, bơ đậu phộng, 1/4 thìa baking soda và 2 thìa rượu vào khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sệt lại.
  • Rây mịn 300gr bột mì rồi cho vào hỗn hợp nhào đến khi thấy mịn, không dính tay là được.
  • Để bột nghỉ trong khoảng 1 tiếng.
Làm vỏ bánh Trung Thu nướng.
Làm vỏ bánh Trung Thu nướng.

>> Xem thêm chi tiết: Cách Làm Vỏ Bánh Trung Thu Nướng Mềm Mịn, Không Nứt

Bước 2: Chuẩn bị nhân bánh

  • Hòa nước với đường rồi đun sôi, sau đó cho gừng thái nhỏ vào, đun thêm 3 phút thì tắt bếp và để nguội.
  • Lạp xưởng cho vào lò vi sóng (hoặc dùng chảo cũng được) quay khoảng 15 -20 giây rồi thái nhỏ.
  • Cho tất cả các nguyên liệu mứt, vừng, lạp xưởng, mỡ đường, lá chanh vào một cái âu sạch.
  • Cho vào âu hỗn hợp nước sốt gồm rượu, dầu mè, dầu hào, nước đường, một ít bột ngọt, tiêu và mạch nha. Liều lượng tuỳ vào nhu cầu khác nhau.
  • Trộn đều tất cả các nguyên liệu phần nhân bánh với nhau cùng với bột bánh dẻo, gừng, dầu mè rồi trộn đều tiếp.
  • Chia nhân thành các phần bằng trọng lượng khuôn và vo tròn.
Nhân bánh Trung Thu nướng truyền thống.
Nhân bánh Trung Thu nướng truyền thống.

Bước 3: Nặn bánh

  • Chia bột thành các phần bằng nhau khoảng 30-35 g và dùng màng bọc để bột không bị khô.
  • Tiếp theo, bạn vê bột thành hình tròn. Có thể xoa 1 lớp bột áo vào tay để vê bột không bị dính.
  • Dùng cây cán bột cán khối bột thành hình tròn, với phần mép dày hơn phần giữa.
  • Cán bột nhẹ nhàng và không cán quá rộng. Phần vỏ nên bao khoảng 2/3 lớp nhân là đủ.
  • Miết từ từ phần vỏ thì sẽ bao hết phần nhân còn lại.
Nặn bánh trung thu nướng.
Nặn bánh trung thu nướng.
  • Đặt viên nhân vào giữa miếng vỏ vừa cán, nhẹ nhàng miết vỏ từ dưới lên để vỏ ôm sát vào nhân. 
  • Tiếp theo, miết phần mép vỏ lên để các mép dính vào nhau.
  • Dùng tăm chọc nhẹ nếu thấy có phần vỏ phồng lên do có không khí tràn vào.

Bước 4: Đóng bánh Trung Thu

  • Chuẩn bị khuôn bánh Trung Thu.
  • Quết vào xung quanh thành khuôn lớp dầu mỏng để tránh bột bánh bám dính.
  • Cho bánh Trung Thu vào và nén khuôn thật chặn rồi tháo bánh Trung Thu.
Tạo hình bánh trung thu.
Tạo hình bánh trung thu.

Bước 5: Nướng bánh

  • Làm nóng lò nướng ở 200 độ C trong 15-20 phút.
  • Lót một tấm giấy nến vào khay nướng.
  • Quét 1 lớp dầu thật mỏng, hoặc phủ 1 lớp mỏng bột vào thành khuôn.
  • Sau đó, bạn cho viên bánh vào khuôn, ấn nhẹ nhàng và dàn đều bánh rồi lấy bánh ra.
  • Tiếp đến, bạn nướng lần 1 trong 15 phút ở 200 °C sau đó lấy ra và để nguội trong 10-15 phút.
  • Quét 1 lớp mỏng hỗn hợp lòng đỏ trứng, nước, dầu ăn lên mặt bánh và thành bánh.
  • Bạn đem nướng lần 2 và lần 3 trong 10 phút ở 200 °C. Sau mỗi lần nướng, để bánh nguội và quét hỗn hợp trứng tương tự như lần đầu.
Nướng bánh trung thu.
Nướng bánh trung thu.

Bước 6: Thành phẩm

  • Bánh mới nướng xong vỏ còn cứng, bạn hãy để ra giá cho nguội hoàn toàn.
  • Đóng gói kèm túi hút ẩm, khoảng 2-3 ngày sau, đường xuống màu, dầu từ nhân bánh thấm ra ngoài sẽ giúp vỏ bánh có màu nâu sậm, bóng và mềm.
  • Thành phẩm thu được là những chiếc bánh nướng vàng ươm. Một tách trà thơm sẽ giúp cân bằng hương vị của món bánh Trung Thu hơn rất nhiều.
Bánh trung thu nướng hoàn chỉnh.
Bánh trung thu nướng hoàn chỉnh.

>> Xem thêm: Tổng Hợp Các Cách Làm Bánh Trung Thu Đầy Đủ Nhất 2023

Một số lưu ý quan trọng khi làm bánh nướng Trung Thu 

  • Tuân thủ đúng trọng lượng nguyên liệu và thời gian ở mỗi bước làm bánh để đảm bảo thu được thành phẩm ngon.
  • Bánh Trung Thu nướng có thể bảo quản ở nhiệt độ thường từ 20 – 15 độ C trong vòng 3 – 4 ngày nếu bọc bánh kín và tránh để độ ẩm không khí tiếp xúc quá nhiều.
  • Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, thời gian bảo quản có thể lên tới 1 – 2 tuần.
  • Vỏ bánh là phần quan trọng nhất của 1 chiếc bánh Trung Thu vì thế vỏ bánh cần đạt được độ mềm dẻo vừa phải, không cán lớp vỏ quá dày hoặc quá mỏng. Điều chỉnh lượng nước khi nhào bột để bánh không bị khô và nứt vỡ.
Bánh Trung Thu nướng có thể bảo quản ngăn mát tủ lạnh từ 1 - 2 tuần.
Bánh Trung Thu nướng có thể bảo quản ngăn mát tủ lạnh từ 1 – 2 tuần.

Câu hỏi thường gặp

  1. Tại sao bánh nướng bị khô và cứng?

    Có thể do bạn nướng quá lâu, ở nhiệt độ quá cao. Hoặc có thể do phần nhân chưa thấm dầu, hay do dầu quá ít nên không thấm qua được. Nếu phần vỏ bị khô thì có thể nước đường quá đặc.

  2. Xử lý bánh nướng bị ướt như thế nào?

    Hãy chú ý nướng đúng độ cứng của bánh (gần giống với độ cứng bánh quy). Không dùng nước đường nếu nó đọng hạt li ti trên bánh. Chỉ xịt nước sao cho bánh đủ độ ẩm và nguội bớt lại.

  3. Làm sao giải quyết bánh trung thu bị nứt?

    Nguyên nhân có thể là do bạn nhào bột quá khô hoặc chưa để bột có thời gian nghỉ để nở. Cũng có thể bạn phết lòng đỏ trứng gà, dầu ăn lên bánh quá nhiều hoặc khi vỏ bánh nướng chưa thực sự khô.

    Bạn nên chú ý quá trình nhồi bột hơn, cân đong tỉ lệ bột mì chính xác, cho bột có thời gian nghỉ.
    Chắc chắn là vỏ bánh đã khô thì bạn mới dùng chổi chuyên dụng để phết một lớp vừa đủ hỗn hợp trứng hoặc dầu ăn lên.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách làm bánh Trung Thu nướng thơm ngon tại nhà của bTaskee. Hi vọng thông qua nội dung này, các bạn đã có thêm kiến thức và kinh nghiệm nấu ăn quý giá cho mình. Chúc các bạn thành công!

>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services