Tết Trung Thu: Ngày Tết Đoàn Viên Với Nhiều Ý Nghĩa Quan Trọng

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Tết trung thu: ngày tết đoàn viên với nhiều ý nghĩa quan trọng
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Tết Trung Thu là một trong những ngày lễ lớn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại Việt Nam cũng như một số quốc gia châu Á khác. Vậy nguồn gốc của ngày lễ này như thế nào cũng như có những hoạt động phổ biến ra sao? bTaskee sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết với những thông tin dưới đây nhé!

Tết Trung thu là ngày gì?

Nguồn gốc của Tết Trung Thu

Tết Trung thu còn gọi là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng rơi vào ngày rằm tháng 8 Âm lịch hàng năm. Đây là một ngày lễ truyền thống của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Người Trung Quốc quan niệm rằng đây là khoảng thời gian mặt trăng sáng, tròn nhất trong năm cũng như trùng với thời điểm thu hoạch vụ mùa thu nên tổ chức lễ hội để ăn mừng.

Có 3 truyền thuyết chính được biết đến khi nói về ngày lễ Trung thu là Hằng NgaHậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và chú Cuội cổ tích Việt Nam.

Tại Trung Quốc, theo sử sách, người dân đã ăn mừng thu hoạch vào ngày trăng tròn mùa thu từ thời nhà Thương (1600 – 1046 TCN).

Ngoài ra, Trung thu cũng là lễ tế thần Thái Âm Tinh Quân thời Tây Chu. Và ngày lễ này được diễn ra thường xuyên, phổ biến hơn từ thời nhà Đường. Sau đó lễ Trung thu được du nhập vào Việt Nam từ thời nhà Lý.

Trung thu là Tết gì: Là ngày lễ mừng mùa màng bội thu, ngày lễ thưởng trăng, đoàn viên sum họp, mong cầu điều tốt lành.
Trung thu là Tết gì: Là ngày lễ mừng mùa màng bội thu, ngày lễ thưởng trăng, đoàn viên sum họp, mong cầu điều tốt lành.

Tại Việt Nam, tục treo đèn bày cỗ vào Tết Trung thu là do vào ngày sinh nhật vua Đường Minh Hoàng đã truyền khắp thiên hạ phải treo đèn, bày tiệc ăn mừng, từ đó thành tục lệ – theo Phan Kế Bính viết trong sách Việt Nam phong tục. Ngoài ra, cũng theo ông, tục hát trống quân vào ngày lễ này được xuất hiện từ thời vua Quang Trung.

Ý nghĩa Tết Trung Thu (Tết Đoàn Viên)

Theo quan niệm dân gian, mặt trăng có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người Á Đông. Hình ảnh vầng trăng tròn, khuyết đại diện cho nỗi buồn, niềm vui, sự sum họp, đoàn viên. Vì vậy Tết Trung thu còn được gọi là Tết đoàn viên.

Vào ngày này, các gia đình sẽ thường tụ họp, quây quần bên nhau, làm mâm cỗ cúng tưởng nhớ gia tiên, mong cầu hạnh phúc, yên bình.

Trẻ con trong xóm làng sẽ cùng nhau phá cỗ trăng rằm, vui chơi hát ca, rước đèn,… Tất cả đều là những tục lệ hay, ý nghĩa giúp không khí ngày lễ thêm phần náo nhiệt.

Ngoài ra Tết Trung thu còn là dịp để nhìn trăng dự đoán vụ mùa, vận mệnh quốc gia sau này. Nếu trăng tròn, sáng vàng rực rỡ thì sẽ đại diện cho trúng mùa tơ tằm. Nếu trăng thu sáng có màu xanh lục thì năm đó sẽ có thiên tai. Nếu trăng thu có màu cam, sáng rõ thì đất nước sẽ được thịnh trị, thái bình.

Trung thu là Tết đoàn viên, cả gia đình sum họp, gắn kết tình thân.
Trung thu là Tết đoàn viên, cả gia đình sum họp, gắn kết tình thân.

Top 8 hoạt động không thể thiếu trong ngày Trung thu

Rước đèn

Rước đèn Trung thu có lẽ là một ký ức tuổi thơ không thể nào quên trong mỗi chúng ta. Những chiếc đèn lồng màu sắc được các em nhỏ rong ruổi khắp xóm làng cùng những lời ca tiếng hát lanh lảnh đầy quen thuộc mà cũng thật đẹp.

Ngày nay có rất nhiều kiểu dáng đèn trung thu hiện đại với những mẫu mã đa dạng, đẹp mắt,… càng thu hút nhiều em nhỏ lựa chọn để rước vào đêm hội trăng rằm.

Trẻ em cùng nhau hát ca, rước đèn lồng khắp xóm làng vào ngày Trung thu.
Trẻ em cùng nhau hát ca, rước đèn lồng khắp xóm làng vào ngày Trung thu.

Phá cỗ đêm trăng

Bên cạnh hoạt động rước đèn, phá cỗ trung thu cũng đặc biệt được nhiều em nhỏ háo hức trông ngóng. Mâm cỗ đêm trăng tùy thuộc vào mỗi địa phương, mỗi gia đình mà sẽ có thành phần khác nhau.

Trong đó sẽ thường có các loại hoa quả đặc trưng của mùa thu như bưởi chua, quả thị, chuối chín, quả hồng đỏ, quả na,… Trái cây sẽ được tỉa, tạo hình thành những con vật ngộ nghĩnh, sáng tạo. Bên cạnh đó sẽ có thêm những loại bánh kẹo không thể thiếu trong Tết Trung thu như bánh dẻo, bánh nướng,…

Cả gia đình sẽ cùng nhau trò chuyện, ngắm trăng, thưởng thức mâm cỗ – là những thức quà tinh hoa của tiết trời thu.

Mâm cỗ Tết Trung thu được chuẩn bị đẹp mắt, ngộ nghĩnh với những loại trái cây, bánh kẹo.
Mâm cỗ Tết Trung thu được chuẩn bị đẹp mắt, ngộ nghĩnh với những loại trái cây, bánh kẹo.

>> Xem thêm: Trang Trí Mâm Cỗ Trung Thu Như Thế Nào Cho Đẹp Mắt?

Múa lân

Múa lân là một hoạt động vui chơi Trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Khoảng 2 – 7 người sẽ mặc những trang phục hình con Lân biểu diễn những động tác uyển chuyển, thu hút. Đi kèm với đó sẽ hình ảnh ông Địa cùng tiếng trống vang dội khắp xóm làng.

Trong truyền thuyết, hình ảnh con Lân đại diện cho điềm lành, may mắn. Vì vậy hoạt động này diễn ra với ý nghĩa mong cầu hạnh phúc, cuộc sống thuận lợi bình an về sau.

Múa lân ngày Trung thu đại diện cho mong muốn thịnh vượng, may mắn của mọi người.
Múa lân ngày Trung thu đại diện cho mong muốn thịnh vượng, may mắn của mọi người.

Làm đồ chơi Trung thu

Bên cạnh việc chọn mua tại cửa hàng thì việc tự tay chuẩn bị, thực hiện những món đồ chơi Trung thu sẽ giúp ngày lễ này thêm phần ý nghĩa hơn. Hình ảnh các thành viên trong gia đình cùng quây quần, vui vẻ thực hiện làm những chiếc đèn ông sao, đèn lồng bằng vỏ lon,… thật đẹp trong ngày hội trăng rằm.

Đây là một hoạt động giúp gắn kết thêm tình cảm gia đình, tôn vinh giá trị nhân văn đầy ý nghĩa của ngày Tết này.

Đèn lồng trung thu được thực hiện từ những vật dụng quen thuộc như vỏ lon, ống hút.
Đèn lồng trung thu được thực hiện từ những vật dụng quen thuộc như vỏ lon, ống hút.

>> Xem thêm: Cách Làm Đèn Trung Thu Bằng Chai Nhựa Đơn Giản Cho Bé

Làm bánh Trung Thu

Bánh Trung thu – bánh dẻo, bánh nướng là những nét đặc trưng không thể thiếu trong ngày Tết đoàn viên rằm tháng 8 hằng năm. Hiện nay, mọi người có thể dễ dàng chọn mua những loại bánh đa dạng tại các cửa hàng.

Cách làm bánh trung thu cũng khá đơn giản, nhanh chóng. Vì vậy nếu có thể, hãy giúp gia đình của mình thêm gắn kết, tình cảm gắn bó hơn khi cùng nhau vào bếp, làm những chiếc bánh ngọt thơm này nhé.

Bánh Trung thu là một đặc trưng không thể thiếu trong ngày lễ này.
Bánh Trung thu là một đặc trưng không thể thiếu trong ngày lễ này.

Ngắm trăng rằm tháng 8

Sau bữa cơm chính, cả gia đình sẽ cùng nhau ăn bánh Trung thu, thưởng trà, ngắm trăng. Đây sẽ là dịp các thành viên cùng nhau tâm sự, chia sẻ về những niềm vui, sự muộn phiền trong cuộc sống. 

Sau thời gian dài bộn bề, những giây phút thảnh thơi, yên bình này sẽ giúp tâm hồn thêm thư thái, vun đắp tình cảm gia đình. Đây cũng chính là giá trị tốt đẹp nhất của Tết Trung thu muốn mang đến.

Trời trong xanh, trăng Trung thu tròn sáng, quả thật là một thời điểm thích hợp để cả gia đình cùng ngồi ngắm phong cảnh.

Cả gia đình cùng sum vầy, thưởng trà, ăn bánh và ngắm trăng.
Cả gia đình cùng sum vầy, thưởng trà, ăn bánh và ngắm trăng.

Hát trống quân

Hát trống quân là một phong tục truyền thống tốt đẹp thường được diễn ra vào lễ Trung thu. Đây là một hoạt động hát ca đối đáp giữa các tốp nam, nữ nhằm mừng hội trăng rằm cũng như thể hiện tình cảm, mong muốn tìm được người bạn đời hợp ý.

Tuy nhiên hiện nay hoạt động này đã không còn quá phổ biến, chỉ diễn ra ở một số địa phương nhất định.

Hát trống quân là một nét văn hóa đẹp, truyền thống lâu đời của ngày lễ Trung thu Việt Nam.
Hát trống quân là một nét văn hóa đẹp, truyền thống lâu đời của ngày lễ Trung thu Việt Nam.

Tặng quà cho nhau

Tại Việt Nam, mọi người thường dành tặng những món quà cho bạn bè, người thân, đối tác, đồng nghiệp,… vào dịp Trung thu. Đây là cơ hội để mọi người thể hiện tình cảm gắn bó, quan tâm lẫn nhau.

Những món quà trong ngày này có thể là bánh dẻo, bánh nướng, hoa quả,… thơm thảo. Với trẻ nhỏ, đây sẽ là dịp được cha mẹ mua tặng những món đồ chơi yêu thích, phổ biến nhất sẽ là lồng đèn.

Tặng quà Trung thu là một cách thể hiện tình cảm với người thân, bạn bè, đồng nghiệp.
Tặng quà Trung thu là một cách thể hiện tình cảm với người thân, bạn bè, đồng nghiệp.

>> Xem thêm: 4 Cách Gấp Hộp Bánh Trung Thu Đơn Giản Ai Cũng Làm Được

Công việc nhà quá bận rộn khiến bạn không có nhiều thời gian để cùng sum vầy, vui vẻ cùng gia đình trong ngày lễ Tết Trung thu. Hãy đặt ngay dịch vụ giúp việc theo giờ để có thêm nhiều phút giây thảnh thơi, gắn kết hơn cùng bạn bè, người thân nhé.

Tải app bTaskee và trải nghiệm những dịch vụ gia đình với chất lượng hàng đầu!

Tìm hiểu Tết Trung thu ở một số quốc gia khác

Tết Trung Thu truyền thống tại Trung Quốc

Như các bạn đã biết, Tết Trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây được xem là một trong những ngày lễ trọng đại nhất của người dân Trung Hoa.

Có rất nhiều những hoạt động chào mừng lớn như tế trăng, thắp đèn lồng, thả đèn hoa đăng, múa Lân,… Ngoài ra, đây cũng là dịp cả gia đình tụ họp, đoàn viên cùng nhau phá cỗ, chia sẻ buồn vui. 

Vậy Tết Trung thu còn có tên gọi khác là gì nữa không? Tết Trung thu truyền thống của người Trung Quốc sẽ cùng tổ chức uống rượu, ngắm trăng nên ngày này còn được gọi là Tết ngắm trăng.

Tết Trung thu tại Trung Quốc rực rỡ sắc đỏ của những chiếc đèn lồng.
Tết Trung thu tại Trung Quốc rực rỡ sắc đỏ của những chiếc đèn lồng.

Trung Thu tại Hàn Quốc

Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia tổ chức ngày lễ rằm Trung thu khá lớn. Trong tiếng Hàn, ngày hội này có tên là Chuseok – “đêm mùa thu” hoặc “đêm trăng đẹp nhất trong năm”.

Tuy nhiên, Trung thu là ngày bao nhiêu tại Hàn Quốc? Tại đây, ngày hội này sẽ diễn ra liên tiếp 3 ngày (14, 15, 16 tháng 8 Âm lịch). Vào ngày lễ này, người dân xứ sở kim chi cũng sẽ cùng nhau sum họp, thờ cúng tưởng nhớ tổ tiên, đi tảo mộ và tặng quà cho nhau.

Khác với Tết Trung thu ở Việt Nam, món bánh truyền thống không thể thiếu tại Hàn có tên là Songpyeon – hình vầng trăng khuyết hoặc hình bán nguyệt, được làm từ bột gạo, đậu xanh, lá thông và đường.

Món bánh này đại diện cho mặt trăng, được làm từ những nguyên liệu của vụ mùa mùa thu, là một lời mong cầu về mùa màng bội thu, thịnh vượng suôn sẻ.

Mâm cơm cúng gia tiên truyền thống của người Hàn Quốc vào ngày lễ Trung thu.
Mâm cơm cúng gia tiên truyền thống của người Hàn Quốc vào ngày lễ Trung thu.

Trung Thu tại Nhật Bản

Tết Trung thu còn gọi là gì tại Nhật Bản? Tại đây, ngày hội này được gọi là Tsukimi hoặc Otsukimi, có nghĩa là “ngắm trăng”. Ngày lễ này đã có tại Nhật hàng ngàn năm, tôn vinh vẻ đẹp tròn đầy của mặt trăng mùa thu. Ngoài ra còn thể hiện tình yêu, sự trân trọng, tôn quý thiên nhiên của người dân Nhật Bản.

Vào ngày lễ này, mọi người sẽ mặc trang phục truyền thống là Kimono, đến đền thờ, trang trí nhà cửa bằng cây cỏ lau. Món ăn đặc trưng của Tết Trung thu tại đây là bánh gạo Tsukimi Dango, khoai môn, cùng ăn bánh và thưởng trà, ngắm trăng.

Tết Trung thu tại Nhật Bản rực rỡ đèn hoa, không khí náo nhiệt vô cùng.
Tết Trung thu tại Nhật Bản rực rỡ đèn hoa, không khí náo nhiệt vô cùng.

>> Xem thêm: Mách Bạn Một Số Cách Trang Trí Đèn Ông Sao Đẹp Nhất

Tết Trung Thu tại Singapore

Như bạn cũng biết, tỉ lệ dân cư là người gốc Hoa tại Singapore chiếm đa số nên Tết Trung thu tại đây cũng là một ngày lễ vô cùng quan trọng, được tổ chức linh đình. Tại quốc đảo này, mọi người cũng sẽ trang trí nhà cửa, đường phố với lồng đèn đỏ. Vào đêm hội trăng rằm Trung thu, trẻ nhỏ sẽ cùng nô đùa, rước đèn, phá cỗ,…

Món bánh Trung thu tại Singapore cũng có hình dáng khá giống so với bánh dẻo, bánh nướng tại Việt Nam. Tuy nhiên các món bánh này sẽ có đa dạng nhiều loại nhân như sầu riêng, sâm panh, socola, bí đỏ,…

Trung thu cũng là một trong những ngày lễ lớn nhất tại Singapore.
Trung thu cũng là một trong những ngày lễ lớn nhất tại Singapore.

Tết Trung thu tại một số nước Đông Nam Á

Trung thu cũng là một trong những ngày lễ lớn tại các quốc gia Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Myanmar,… Mỗi quốc gia sẽ có những phong tục ăn mừng ngày hội này khác nhau, thể hiện nét đẹp truyền thống riêng biệt.

  • Campuchia: Trung thu là ngày nào tại Campuchia? Ngày Tết này được diễn ra vào ngày 15 tháng 10 Âm lịch hàng năm. Người dân sẽ tổ chức tế bái trăng cùng lễ vật, cầu nguyện, thả đèn trời,… mong cầu những điều tốt lành.
  • Lào: Tết Trung thu có tên gọi khác là gì tại Lào? Tại quốc gia này, ngày hội trăng rằm có cái tên rất đẹp – “nguyệt phúc tiết” – “lễ hội trăng phước lành”. Người dân sẽ cùng nhau nhảy múa, ca hát, ngắm trăng và cùng cầu mong những điều may mắn, thịnh vượng.
  • Myanmar: Các hoạt động chính thường diễn ra vào ngày Trung thu tại Myanmar như ca hát, xem phim, diễn kịch, treo đèn, ngắm trăng,…
Vào ngày Trung thu, người dân Campuchia sẽ cùng đến đền thờ cúng bái, mong cầu những điều tốt lành.
Vào ngày Trung thu, người dân Campuchia sẽ cùng đến đền thờ cúng bái, mong cầu những điều tốt lành.

Tổng hợp những hình ảnh đẹp nhất ngày Tết Trung Thu

Các em nhỏ cùng nhau rước đèn, vui chơi vào ngày Trung thu.
Các em nhỏ cùng nhau rước đèn, vui chơi vào ngày Trung thu.
Những mô hình đèn lồng ấn tượng diễu hành trên đường phố.
Những mô hình đèn lồng ấn tượng diễu hành trên đường phố.
Các em nhỏ cùng nhau xuống phố, rước đèn Trung thu náo nhiệt.
Các em nhỏ cùng nhau xuống phố, rước đèn Trung thu náo nhiệt.
Thả đèn trời Tết Trung thu tại Trung Quốc mong cầu hạnh phúc.
Thả đèn trời Tết Trung thu tại Trung Quốc mong cầu hạnh phúc.
Trẻ nhỏ được mua đồ chơi Trung thu như đèn lồng, đèn ông sao,...
Trẻ nhỏ được mua đồ chơi Trung thu như đèn lồng, đèn ông sao,…
Người dân ra đường vui chơi Tết Trung thu.
Người dân ra đường vui chơi Tết Trung thu.
Múa lân vui tươi ngày Trung thu.
Múa lân vui tươi ngày Trung thu.
Tại các trường học, học sinh được tổ chức vui chơi Trung thu.
Tại các trường học, học sinh được tổ chức vui chơi Trung thu.
Những chiếc đèn lồng màu sắc, rực rỡ, đa dạng kiểu dáng được bày bán.
Những chiếc đèn lồng màu sắc, rực rỡ, đa dạng kiểu dáng được bày bán.
Các em nhỏ được trao quà Trung thu là bánh kẹo, đồ chơi.
Các em nhỏ được trao quà Trung thu là bánh kẹo, đồ chơi.

Câu hỏi thường gặp

  1. Lễ hội Trung thu lớn nhất Việt Nam diễn ra ở đâu?

    Lễ hội Thành Tuyên – Tuyên Quang được coi là lễ hội trung thu độc đáo, lớn nhất cả nước và đã được Kỷ lục Guiness Việt Nam xác nhận như: Lễ hội có nhiều mô hình trung thu độc đáo, lớn nhất, mâm cỗ trung thu lớn nhất Việt Nam,…

  2. Mâm cỗ cúng gia tiên truyền thống vào ngày lễ Trung thu có những gì?

    – Mâm 1: Hương, gạo, muối, hương, đèn cầy
    Mâm 2: Cúng các món chay hoặc mặn tùy thuộc vào từng gia đình. Các món ăn quen thuộc như gà luộc, xôi, chè,…
    Mâm 3: Bánh nướng, bánh dẻo

Tết Trung thu là một trong những ngày lễ quan trọng, có ý nghĩa nhân văn đặc biệt trong văn hóa Việt Nam. Đây là một dịp gắn kết, đoàn viên, sum họp gia đình mà mỗi người cần trân trọng, giữ gìn. Hãy cùng nhau kế thừa, phát huy những giá trị tốt đẹp của ngày lễ này đến mãi các thế hệ về sau nhé.

>>>Xem thêm các bài liên quan:

Hình ảnh: Canva

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services