Những chiếc lồng đèn là đồ chơi của trẻ nhỏ không thể thiếu được trong đêm Trung Thu. Hãy cùng bTaskee tìm hiểu những cách làm đèn trung thu bằng chai nhựa đơn giản, đẹp lung linh cho bé nhé !
Cách làm đèn Trung thu bằng chai nhựa hình heo con
Vật liệu dễ kiếm mà cách làm đơn giản, những chiếc đèn lồng hình con thỏ, con hổ, con cá, con heo… Nhìn thôi đã thích mắt rồi.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Màu vẽ hoặc sơn xịt màu hồng (có thể chuẩn bị màu khác tùy sở thích)
- Cọ vẽ
- Dây dù treo đèn
- Que làm cán
- Dao, kéo
- Máy gắn keo nhựa
- Nến nhỏ hoặc đèn pin nhỏ
- 1 giờ giấy bìa hồng
- 1 Chai nhựa
Cách làm đèn lồng
- Bước 1. Dùng bút và thước kẻ 1 hình chữ nhật trên thân chai. Dùng dao nhựa cắt hình chữ nhật vừa vẽ sau đó rửa lại chai nhựa. Dùng sơn phun lên toàn bộ thân chai màu con vật bạn định làm.
- Bước 2. Dùng bìa cứng cắt thành 2 hình tam giác làm tai, 1 hình tròn xoắn làm đuôi và 1 hình tròn làm mũi. Khi cắt, các bạn nên dùng thức đo và bút dạ để vẽ lại. Như vậy tai heo sẽ đều, đuôi và mũi nhìn đẹp hơn.
- Dùng bút đen vẽ vị trí của đuôi, mũi và tai heo. Dùng máy hàn nhựa gắn mũi, tai và đuôi lên thân chai. Lấy đinh đục lỗ lên thân heo để nối dây treo.
- Bước 3. Gắn nến vào bên trong đèn lồng, sau đó dùng dây dù nối vào các lỗ vừa đục. Dùng que nhựa buộc vào dây dù. Vậy đã bạn đã học xong cách làm đèn Trung thu bằng chai nhựa hình con heo.
Lưu ý: Hãy buộc dây dù thật cân để nến không bị nghiêng, khi đó sẽ làm cháy đèn lồng. Nếu muốn an toàn, bạn nên dùng đèn pin nhỏ.
Cách làm đèn Trung thu bằng chai nhựa hình trái dứa
Chỉ với một vài chai nhựa và đồ dễ mua, bạn đã có ngay được những chiếc đèn lồng độc đáo sáng tạo cho các bé nhà mình đi chơi đêm Trung Thu rồi.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Vỏ chai nhựa
- Thìa nhựa
- Bóng đèn
- Chai nhựa
- Sơn hoặc bình phun sơn
- Lông vũ
- Dây dù
- Que làm cán
- Kéo.
Cách làm đèn lồng
- Bước 1. Dùng bình xịt sơn xịt các thìa nhựa sau đó đợi 5 – 10 phút để sơn khô.
- Bước 2. Dùng thước đo từ phần đáy đến cổ chai lấy 2/3 sau đó dùng bút dạ đánh dấu. Dùng kéo cắt đôi phần thân chai thành 2 phần.
- Bước 3. Dùng đinh đục 1 lỗ ở giữa tâm nắp chai sau đó luồn dây dù vào. Gắn đèn vào đầu dây dù. Nếu bạn có dây diện, bạn có thể nối dây điện qua nắp chai cũng được.
- Bước 4. Dùng băng dính dán lông vũ giữa phần cổ chai và lồng vũ. Bạn có thể dùng bằng dính trong suốt hoặc băng dính màu đều được.
- Bước 5. Dùng kéo cắt phần đầu thìa sau đó dùng hàn nhựa gắn đều từ trên xuống dưới.
- Bước 6. Dùng bình phụt sơn, phun sơn lên bình để tạo màu. Khi phun các bạn cần tránh phun sơn lên lông vũ để lông không bị dính vào nhau.
- Bước 7. Đợi từ 5 – 10 phút để sơn khô. Buộc dây dù lên que làm cán. Như vậy chiếc lồng đèn Trung thu bằng chai nhựa hình trái dứa do chính tay bạn làm đã hoàn thành rồi đó.
>>> Bỏ túi 12 Cách Tái Chế Chai Nhựa Thành Vật Dụng Hữu Ích
Cách làm đèn trung thu bằng chai nhựa hình ma chùm
Chuẩn bị dụng cụ:
- Chai nhựa
- Bóng đèn hoặc đèn pin nhỏ
- Dây dù
- Cán tre
- Sơn hoặc màu mực vẽ
- Kéo và bút lông.
Cách làm đèn lồng
- Bước 1: Sử dụng bút lông đánh dấu lên 2/3 của phần thân chai nhựa. Sau đó dùng kéo cắt đi theo những điểm đã đánh dấu, mang phần vỏ đi rửa sạch và phơi ráo nước.
- Bước 2: Sau khi phần vỏ chai đã khô nước thì dùng kéo cắt chai thành nhiều hình dạng lồng đèn mà bạn thích, có thể cắt các góc nhọn thành hình tam giác.
- Bước 3: Dùng kéo cắt bỏ đi phía cổ chai, gắn đèn pin hoặc những bóng đèn nhỏ vào cổ chai đã được cắt đi. Sử dụng đinh đục thành những lỗ nhỏ trên nắp chai để gắn thêm dây dù và buộc cán cho lồng đèn.
Cuối cùng hãy dùng keo gắn nắp nhựa lại phần nắp đã được cắt. Để hoàn thành, bạn hãy dùng sơn xịt hoặc màu vẽ sáng tạo thêm những hình bắt mắt cho chiếc lồng đèn của mình.
>>> Xem thêm Cách tái chế chai nhựa trồng cây đơn giản, đẹp, bền
Cách làm đèn trung thu bằng chai nhựa hình bầu
Chuẩn bị dụng cụ:
- Chai nhựa
- Băng dính màu (cần có 2 màu tự chọn)
- Kéo
- Đèn led.
Cách làm đèn lồng
- Bước 1: Sử dụng hai băng dính màu đã chuẩn bị dán xen kẽ với nhau cho hết thân chai. Tiếp đến bạn cần khéo léo để dán phần băng dính luôn hướng thẳng và đều nhau. Việc dán xen kẽ này cứ tiếp tục cho đến khi hết phần thân chai nhựa.
- Bước 2: Sử dụng dao rọc giấy cắt dọc theo đường thân chai sao cho hai đường luôn thẳng với nhau. Tuy nhiên chỉ cắt trong phần băng dính thôi nhé.
- Bước 3: Sau khi đã cắt hoàn toàn phần thân thì dùng lực đè mạnh ở cổ chai đi xuống, có thể đặt chai trên bề mặt phẳng để việc tạo hình dễ dàng hơn.
- Bước 4: Gắn dây đèn led vào đáy chai, đục vài lỗ ở trên nắp và đưa dây vào, cột dây đầu kia vào thanh gỗ để có thể di chuyển dễ dàng.
Theo dõi các bài viết kinh nghiệm hay của bTaskee để cùng học hỏi và chia sẻ thêm những bí quyết, kinh nghiệm để chăm sóc cho gia đình bạn nhé!
Tải app bTaskee tại đây!
Trên đây là những cách làm đèn trung thu bằng chai nhựa đơn giản và đẹp cho bé. Đây là một việc làm hết sức ý nghĩa và chắc chắn sẽ là một món quà dành tặng cho những em thiếu nhi nhân dịp Tết Trung Thu.
Câu hỏi thường gặp
- Tái chế chai nhựa giúp ích gì cho môi trường?
Ngoài việc giảm phát thải khí nhà kính, tái chế chai nhựa còn giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí và nguồn nước. Nhiều cơ sở xử lý chất thải nhựa bằng cách chôn lấp hoặc đốt chất thải để tiết kiệm chi phí.Việc làm này gây ô nhiễm bầu khí quyển, nhiễm độc nguồn đất và nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.
- Phân biệt các loại chai nhựa có thể tái sử dụng?
Chai nhựa được phân làm 7 loại được đánh số từ 1 đến 7 dưới đấy chai. Các chai nhựa có đấy ghi số 1,2 và 5 có thể tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Tuy nhiên nhựa số 1 chỉ có thể sử dụng 1 lần duy nhất, không thể tái sử dụng.
Nhựa số 2 thường được sản xuất để làm bình sữa, chai dầu ăn và một số đồ chơi cho trẻ em, có thể tái sử dụng. Nhựa số 5 thường dùng để sản xuất hộp để đựng thức ăn, màng bọc thực phẩm và rất an toàn cho việc tái chế, tái sử dụng.
Còn về nhựa số 3, 6 và số 7 là loại nhựa dỏm nhất, chúng thường chứa các chất phụ gia độc hại.
>>>Xem thêm các bài viết tái chế chai nhựa:
- 10 Cách Tái Chế Bìa Carton Cực Kỳ Hữu Ích
- Cách Trồng Rau Bằng Chai Nước Khoáng Cực Dễ
- Cách Làm Bánh Trung Thu Nướng Tuyệt Ngon, Chuẩn Vị Tại Nhà
Hình ảnh: Canva, Jamja