Rêu thủy sinh là một trong những dòng thực vật không thể thiếu trong một bể cá cảnh. Chúng được trồng để cung cấp oxy cho cá vừa giúp trang trí bể thủy sinh thêm xanh đẹp và mềm mại hơn. Cùng bTaskee tìm hiểu 5 loại rêu thủy sinh đẹp và dễ chăm sóc được ưa chuộng nhất hiện nay nhé!
Rêu Mini Taiwan
Rêu Mini Taiwan là dòng cây thủy sinh được nhiều người lựa chọn và tìm mua nhất trong giới thủy sinh, có tên khoa học là Taxiphyllum alternans.
Đây là một dòng rêu đẹp, xanh mượt, dễ phát triển và sinh sống tốt trong mọi điều kiện môi trường bể.
Dòng cây rêu này có màu xanh và tán lá ngắn, giúp chúng không bị mất form khi trong bể thủy sinh. Chính vì những đặc tính này, chúng ngày càng được người chơi thủy sinh săn đón vì trong quá trình phát triển, chúng không mọc quá dài và phá bố cục.
Lưu ý: Nhiệt độ dưới 28 độ là được.
- Nhiệt độ: Cây ưa mát, nhiệt độ từ 12 đến 26 độ.
- PH: từ 5 đến 7.5
- CO2: Rêu ít cần CO2 nhưng có co2 rêu sẽ phát triển tốt hơn và xanh mượt.
- Chiều dài: Dài khoảng 3 đến 8 cm tùy điều kiện của bể.
Rêu MiniFiss
Rêu minifiss là một trong những dòng rêu thủy sinh được sử dụng rất nhiều tại Việt Nam. Dòng rêu này cực kỳ phù hợp với layout Bonsai được rất nhiều anh em chơi thủy sinh ưa chuộng.
Có thể do lượng người chơi layout Bonsai nhiều, nên dòng rêu này ngày càng được nhiều người yêu thích.
Không chỉ ở layout Bonsai huyền thoại, dòng rêu thủy sinh mini fiss này còn rất thích hợp sử dụng cho layout Iwagumi và làm nền tiền cảnh cực đẹp cho nhiều bể thủy sinh.
- Nguồn gốc : châu á
- Nhiệt độ nước : 23 – 26C
- PH : 6.0 – 7.5
- KH : 3 – 8
- Ánh sáng : trung bình – cao
- Tốc độ phát triển : chậm
- Độ khó trồng : dễ
Rêu minifiss trên thị trường có nhiều dạng khác nhau, điển hình nhất là dạng khai thác thành từng miếng và có dạng lá cạn hoặc lá nước tùy từng đợt khai thác.
Ngoài ra dòng rêu thủy sinh này còn được nhiều người nuôi cấy lên các giá thể tạo ra các dạng hình thù như tròn, vuông…. để phục vụ thú chơi của người chơi.
Rêu Weeping
Rêu Weeping là dòng rêu thủy sinh chuyên dùng được rất nhiều anh em chơi thủy sinh sử dụng làm tán cây bonsai, với tên khoa học là Vesicularia ferriei.
Đây là một trong số những dòng rêu thủy sinh dễ nuôi và tạo bố cục cực tốt. Tán lá của chúng rủ xuống nếu bạn gắn chúng trên lũa hoặc đá.
Để rêu weeping phát triển nhanh và tốt, bạn nên đầu tư một chút CO2 sẽ giúp phát triển tốt hơn và tán dài hơn tạo điều kiện để chúng khoe sắc.
Rêu weeping được người chơi thuỷ sinh thường chủ yếu để gắn trên lũa, tuy nhiên mỗi bố cục khác nhau, rêu weeping cũng được người chơi biến tấu một cách khác nhau.
Khi chúng xếp lên nhau nhìn những tán lá có sức sống một cách mãnh liệt trông rất đẹp và cũng dễ chăm sóc.
- Xuất xứ : Châu Á
- Vị trí trồng: trên giá thể, lũa, đá
- Tăng trưởng: trung bình
- Nhu cầu ánh sáng: thấp đến trung bình
- Nhiệt độ: Từ 12 đến 26 độ
- Dinh dưỡng: thấp
- CO2 : có
- pH : 5.0 – 8.0
>>> Tham khảo thêm: Các Loại Cây Thủy Sinh Không Cần CO2 Dễ Chăm Sóc Nhất
Rêu Us Fiss
Rêu us fiss hay có nhiều bạn còn gọi cái tên khác là rêu moss us có tên khoa hoặc là Us Fissidens sp fontanus. Một trong số những loài rêu thủy sinh mà mình thật sự rất thích.
Dòng cây này có tán nhỏ, lá nhỏ, móc xòe thành từng cụm xếp tầng cực đẹp. Chúng thường không mọc quá dài và các nhánh lá thường ít vắn với nhau.
Chình vì những ưu điểm này, nên dòng cây này được rất nhiều người chơi thủy sinh săn tìm. Dòng cây này không phải là quá dễ nuôi nhưng cũng không quá khó, chỉ cần nước mát, điều kiện thích hợp là chúng có thể phát triển khá tốt và tạo bố cục layout của bể thủy sinh cực tốt.
- Nhóm thực vật Fissidens
- Nguồn gốc: USA, Singapore
- Thông số nước: 73-82 F (23-28 C)
- KH: 3-8
- PH: 6,0-7,5
- Ánh sáng: Trung bình ~ cao
- Tốc độ phát triển: chậm
- Độ khó trồng: Dễ
Nếu bạn quá bận rộn và không có thời gian chăm sóc cho ngôi nhà của mình. Đừng quên đặt lịch dịch vụ giúp việc nhà theo giờ của bTaskee để các Chị Ong chăm chỉ giúp bạn dọn dẹp nhà cửa gọn gàng nhé!
Tải app bTaskee tại đây!
Rêu Flame
Rêu Flame hay còn gọi với cái tên khác là Rêu Lửa với tên khoa học là Taxiphyllum sp. ‘Flame. Cái tên rêu lửa cũng dễ hiểu khi hình dáng phát triển của dòng rêu thủy sinh này thật sự rất giống một ngọn lửa đang cháy.
Đây thật sự là một nét độc đáo của dòng cây thủy sinh này khi chúng có hướng phát triển cao lên mà không tạo thành tán xòe như nhiều dòng rêu khác.
- Nguồn gốc : châu á
- Nhiệt độ nước : 12 – 30 C
- pH : 5.0 – 8.0
- kH : 0 – 14
- GH : 0 – 30
- Ánh sáng : trung bình – cao
- Tốc độ phát triển : chậm
- Độ khó trồng : dễ
- Cần CO2 : có
Với nét đặc trưng này, Flame được rất nhiều người chơi thủy sinh sử dụng để gắn lên lũa hoặc khe đá tạo lên một bố cục cực đẹp và độc đáo.
Rêu Java
Rêu Java (tên khoa học: Vesicularia dubyana) là một loại rêu thủy sinh phổ biến trong thủy sinh học. Đây là loài rêu có kích thước trung bình, có màu xanh đậm, thường được sử dụng để trang trí các hồ thủy sinh.
Loại rêu này có cấu trúc thân mềm mại, dễ uốn cong và dễ dàng phát triển.
Rêu Java cũng có thể tạo ra một môi trường sống lý tưởng cho các loài cá cảnh, cung cấp nơi trú ẩn và thức ăn cho chúng.
>>>Tham khảo bài viết: Các Loại Cây Thủy Sinh Đẹp Và Dễ Trồng Trong Bể Cá Cảnh
Rêu Willow Moss
Rêu Willow Moss là một loại rêu thủy sinh phổ biến trong thủy sinh học. Tên gọi của loài rêu này có nghĩa là “rêu sậy đất” và nó thường được sử dụng để trang trí các hồ thủy sinh.
Loài rêu này có thể trồng trực tiếp trên đá hoặc tre. Chúng có thân dài và mảnh với các nhánh phát triển dày đặc, màu xanh đậm.
Đặc biệt, rêu Willow Moss được sử dụng để trang trí như một phần của hệ thống lọc nước.
Rêu lá kim
Loài rêu này có hình dáng giống như lá kim, với thân dài và các nhánh phát triển mảnh mai. Người ta thường trồng chúng để cung cấp thức ăn cho cá hoặc để trang trí cho sinh động.
Màu sắc của rêu Lá Kim thường là màu xanh đậm, tạo nên một khung cảnh đặc sắc cho hồ thủy sinh.
Rêu Christmas
Rêu Christmas có hình dáng tương tự như cây thông nên được nhiều người ưa chuộng.
Loài này phát triển tốt ở nhiệt độ từ 20-28 độ C và cần đủ ánh sáng để giữ màu xanh đậm tự nhiên.
Cách chăm sóc rêu thủy sinh
Trong thời kỳ đầu để cho rêu sinh trưởng và phát triển chúng ta nên bổ sung các loại phân nước chứa nhiều Kali để cho cây nhanh nảy chồi.
Lưu ý khi sử dụng phân nước thì rêu hại cũng bùng phát theo nên các bạn sử dụng đúng theo liều lượng hướng dẫn, nếu bể bạn đã trong điều kiện ổn định hoặc quá nhiều cây thì bạn có thể không cần phải sử dụng thuốc kích rêu.
Một yếu tố khác cũng rất quan trọng đối với rêu là nhiệt độ chúng rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nhiệt độ từ 23 – 26 độ thì rêu cho lá non khá nhanh và rêu có màu xanh mướt nhưng khi lên khoản 28C đến trên 30C thì rêu bắt đầu xám màu lại.
Câu hỏi thường gặp
- Rêu nào dễ trồng?
Thực tế rêu nào cũng dễ nếu bạn đảm bảo được các yếu tố ở trên, phần lớn các trường hợp chơi rêu không thành công đều lọt vào các yếu tố sau:
Nước không mát.
Hồ không ổn định, lọc không tốt, làm bụi bẩn bám đầy rêu, sinh rêu hại.
Tự ý dùng đèn chế, không dùng đèn chuyên dụng cho thủy sinh, đèn không thích hợp sinh rêu hại.
Người chơi bỏ bê, không chăm sóc, cắt tỉa. - Có cần chăm bổ sung phân nước cho hồ thủy sinh chơi rêu?
Câu trả lời là có, rêu không giống như những loại cây khác ví dụ như các loại cắt cắm, ra rễ hút dinh dưỡng trong phân nền, mà rêu hấp thụ dinh dưỡng chủ yếu trong nước, do đó chăm phân nước là rất cần thiết. Tuy nhiên khi chăm cần chú ý liều lượng như hướng dẫn của nhà sản xuất, chăm vừa phải, sau đó tăng dần theo cảm nhận của bạn nếu thấy rêu phát triển, vì khi có quá nhiều dinh dưỡng dư thừa trong nước sẽ dẫn đến rêu hại.
bTaskee đã giới thiệu đến các loại rêu thủy sinh phổ biến và được ưa chuộng nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm kiến thức hữu ích về rêu.
>>> Xem thêm bài viết liên quan
- Cách Trồng Cây Thủy Sinh và Chăm Sóc Dễ Dàng Tại Nhà
- 27 Cây Trồng Trong Nước Dễ Chăm Trang Trí Trong Nhà
- Các Loại Cây Thủy Sinh Dễ Tìm Ngoài Tự Nhiên
Hình ảnh: Canva, Internet