Cách Trồng Cây Thủy Sinh và Chăm Sóc Dễ Dàng Tại Nhà

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Cách trồng và chăm sóc thủy sinh
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Cách trồng cây thủy sinh và chăm sóc cây không quá khó nhưng cũng cần có kỹ thuật riêng để cây luôn phát triển đều và xanh tốt. Cùng bTaskee tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây thủy sinh dễ dàng tại nhà nhé!

Cây thủy sinh là gì?

Cây thủy sinh (thực vật thủy sinh) là thực vật thích ứng với việc sống trong môi trường nước mặn – nước ngọt. Chúng có thể sống hoàn toàn trong nước, một phần trong nước hay trong môi trường ẩm ướt như bùn.

Các nhân tố chính kiểm soát sự phân tán của thực vật thủy sinh chính là chu kỳ lũ và độ sâu. Ngoài các nhân tố khác như chất dinh dưỡng, độ mặn, dao động sóng nước….cũng có ảnh hướng rất nhiều đến sự phân tán và phát triển của các loại cây thủy sinh.

Cây thủy sinh là gì
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trường và phát triển của cây thủy sinh như chất dinh dưỡng, độ mặn, độ sâu,…

Ngoài ra cây thủy sinh còn được xem là nhân tố quan trọng trong quá trình cải thiện chất lượng nước và hạn chế sự sinh sôi của rong rêu. Bởi nó có khả năng hấp thụ khí amoniac trong nước, sau đó nhả khí CO2 và oxy để nuôi dưỡng bể thủy sinh.

Cách trồng cây thủy sinh để bàn

Chuẩn bị trước khi trồng

Đầu tiên là lựa chọn loại cây thích hợp với gia chủ. Bạn có thể dựa vào cây hợp tuổi, hợp mệnh hoặc hợp cung Hoàng Đạo. Cây trồng nên là loại ưa nước, có thể sống được trong nước. Một số cây lá thân mọng nước, chịu hạn, ví dụ như cây xương rồng hay sen đá thì tuyệt đối không thể nào trồng bằng phương pháp này được.

Tiếp theo là chọn bình hay chậu trồng. Về chất liệu, thích hợp nhất vẫn là chậu trồng bằng thủy tinh trong suốt để dễ dàng quan sát bộ rễ bên trong. Đó có thể là bình cổ kiểu, ly nước lớn, hay biến tấu bằng vỏ bóng đèn dây tóc cũng đều được.

Cây thủy sinh để bàn
Cây thủy sinh thích hợp để trồng trong những bình thủy tinh hay những bình nhựa trong, epoxy

Một số chất liệu khác như nhựa trong, epoxy cũng khá hợp lý. Chậu cây cần có kích thước phù hợp với cây trồng, không quá lớn dễ khiến cây bị ngập, cũng không quá nhỏ sẽ không đủ không gian để rễ cây phát triển.

Dùng miếng nhựa, mút xốp hoặc vài viên sỏi để cố định bộ rễ không bị trồi lên khỏi mặt nước, giữ cây đứng vững trong bình. Đặc biệt, vài viên sỏi trắng, sỏi màu hay đá bi màu có thể góp phần trang trí cho chậu cây thêm sinh động, bắt mắt.

Quan trọng nhất của cách trồng thủy sinh để bàn là chuẩn bị nước sạch để trồng. Bạn dùng nước đóng chai hoặc nước giếng nơi có nguồn nước ngầm sạch đều được. Nếu sử dụng nước máy thì cần để bay hết clo rồi mới dùng. Và cần có dung dịch dinh dưỡng phù hợp với từng loại cây.

>>> Tham khảo thêm: Các Loại Cây Thủy Sinh Không Cần CO2 Dễ Chăm Sóc Nhất

Tiến hành trồng cây

Trước khi trồng cây vào chậu, người trồng cần nhẹ nhàng tách cây ra khỏi đất trồng cũ, cẩn thận tránh làm đứt hay giập nát rễ. Dùng nước sạch rửa bộ rễ cho đến khi không còn bám đất hay bất kỳ thứ gì khác. Sau đó là cắt bỏ lá già, tỉa bớt rễ cho thoáng gọn, bỏ phần hư thối đi.

Công đoạn tiếp theo là vệ sinh, lau chùi sạch sẽ chậu trồng, cả bên ngoài và bề mặt bên trong, cẩn thận đặt bộ rễ của cây vào trong, đổ nước vào ngập khoảng 2/3 bộ rễ, dùng vật cố định cây đứng vững và cho thêm dung dịch dinh dưỡng vào, đặt ở nơi thoáng mát.

Cách chăm sóc cây thủy sinh

Cây thủy sinh thường được đặt trên bàn làm việc hoặc nơi bóng râm, do đó cây trồng nên sống được dưới ánh sáng đèn huỳnh quang. Thường xuyên bật đèn chiếu sáng cho cây. Đồng thời mỗi tuần đem chậu cây ra phơi nắng nhẹ buổi sớm hoặc chiều tối tầm 2-3 giờ đồng hồ.

Chăm sóc cây thủy sinh để bàn
Thường xuyên chăm sóc thay nước và cho cây phơi nắng mỗi tuần

Chú ý thay nước 1 lần/tuần và cung cấp thêm nước cho cây thường xuyên để tránh bệnh, nấm cho rễ cây. Nước sử dụng để thay mới phải là nước sạch như đã nói ở trên. Tùy từng loại cây mà chọn cách thay nửa nước hoặc thay mới nước hoàn toàn. Đảm bảo nhiệt độ của nước mới và nước cũ trong bình là ngang nhau. Mỗi lần thay nước xong nên cho 1-2 giọt dịch thủy sinh hoặc 1-2 viên B1 để cây có chất dinh dưỡng nuôi cây.

Khi cây phát triển nhanh và mọc bộ rễ quá lớn, bạn có thể dùng kéo để tỉa bớt những rễ yếu, còi cọc hay rễ thối úng cho bộ rễ khỏe mạnh hơn, tránh nhiễm vi khuẩn hại cây.

Lưu Ý: Đặt chậu cây thủy sinh ở nơi thuận tiện, tránh vướng víu tay chân dễ làm rơi ngã vỡ chậu văng nước tung tóe khó dọn dẹp. Và đặc biệt, cây rơi ra ngoài sẽ dễ dập rễ, khó phục hồi và chăm sóc về sau nếu trồng vào chậu mới.

Cách trồng cây thủy sinh bể cá

Chọn loại cây thủy sinh thích hợp

Trước khi tìm hiểu cách trồng cây thủy sinh bể cá, bạn cần xác định rõ phong cách hồ cá và chọn loại cây thủy sinh thích hợp. Một lời khuyên dành cho bạn là hãy lựa chọn những loại cây thủy sinh dễ trồng khi mới bắt đầu. Đây sẽ chính là những kinh nghiệm quý báu để bạn trồng những cây thủy sinh khó trồng khó chăm.

Đặc biệt, bạn phải tìm hiểu rõ điều kiện sinh trưởng và phát triển của từng loại thủy sinh mà mình chọn lựa để giúp cây sống và sinh trưởng tốt. Vì mỗi loài cây thủy sinh sẽ có cách trồng, nhu cầu ánh sáng, dinh dưỡng, dòng nước, … khác nhau.

>>> Tham khảo thêm: Các Loại Cây Thủy Sinh Đẹp Và Dễ Trồng Trong Bể Cá Cảnh

Hướng dẫn trồng cây thủy sinh trong bể cá

Khi trồng cây cần bám vào lớp đất nền để chúng có thể hút chất dinh dưỡng. Đặt rễ cây ở ngay dưới bề mặt nền chứ không nên sâu quá. Cây có thể rất dễ bị chết vì thân rễ bị vùi lấp. Đảm bảo không cắm cây này chồng chéo lên cây kia.

Trồng cây thủy sinh trong bể cá
Trồng cây thủy sinh trong bể cá cảnh

Thả cây vào bể cá, buộc các loại cây còn lại lên thân gỗ hoặc đá để cây tự mọc rễ bằng dây cước câu cá. Một số loài thực vật như rêu, dương xỉ Java hoặc ráy Nana… Chúng rất ưa mọc trên đá hoặc gỗ. Đối với các mẫu gỗ hoặc mẫu đá, bạn hãy đặt cây lên lũa, quấn dây cước câu cá xung quanh và thả vào bể cá.

Sau khoảng 1 tuần khi bể đã ổn định. Các loại cây thủy sinh cũng đã bám được vào đất và sinh trưởng bình thường. Bạn hoàn toàn có thể thả cá rồi nhé. Đừng háo hức thả cá quá sớm nếu không muốn chúng dễ chết. Môi trường nước trong bể cần quá trình tạo vi sinh, ổn định nước. Cá sẽ rất dễ chết nếu môi trường nước chưa được ổn định đấy.

Một số lưu ý khi trồng cây thủy sinh

  • Khi trồng cây thủy sinh, nên trồng trực tiếp trên nền đáy bể, ẩn sâu trong sạn sỏi, cát để cây hấp thu dinh dưỡng và phát triển đều. Có thể trồng trong những bình nhỏ hoặc hồ thủy sinh.
  • Khi trồng, phải để một khoảng trống giữa gốc cây với phần lá cây để tránh tình trạng lá bị ngập lún, bị hỏng gây ô nhiễm môi trường nước.
  • Với những loại cây chỉ có thân mang lá không có rễ, khi trồng cần cắt hết các lá ở phía gốc và cắm thân xuống nền của bể. Các đoạn thân này sẽ nhanh chóng hình thành rễ để nuôi cây.
Cách trồng cây thủy sinh
Những lưu ý đặc biệt cần nhớ khi trồng cây thủy sinh

Cách chăm sóc cây thủy sinh

Nếu cây phát triển quá mạnh, nhanh, chia nhiều cụm, nên tách bụi và lấy bớt ra. Ngoài ra, bạn cũng cần cắt tỉa bỏ bớt thân già, lá úa để chồi non mọc lên, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa không chiếm nhiều diện tích bể kính.

Có một số loại phát triển cây non trên hoa ở thân cây hoặc mọc thêm cây mới bằng cách tạo hạt trong bể thủy sinh nên số lượng cây có thể nhiều hơn. Lúc này, bạn có thể tách chúng ra và trồng riêng thành nhiều cây khác, thay thế những cây già.

Nếu bạn trồng cây thủy sinh trong bể cá, để cây sinh trưởng bình thường, nên chọn số lượng cây phù hợp với số lượng cá nuôi. Và cần vệ sinh bể cá theo định kỳ để đảm bảo nguồn nước được trong, sạch.

Cách chăm sóc thủy sinh
Khi trồng thủy sinh trong bể cá cần dọn dẹp bể thường xuyên để không làm ô nhiễm môi trường sống của cá

Để cây sinh trưởng và giữ gìn sự cân bằng đối với oxy, cần hòa tan khí cacbonic trong bể. Nhưng nếu dư thừa khí cacbonic trong nước quá nhiều cũng không tốt. Khi đó sẽ xuất hiện những đốm trắng như bột đọng trên lá. Lúc này, bạn có thể dùng bơm rút bớt nước cũ thay bằng nước mới để làm giảm lượng khí này, đảm bảo sự phát triển ổn định của cây.

Cây thủy sinh mềm mại di chuyển trong làn nước trong veo chắc chắn sẽ là điểm nhấn ấn tượng, cuốn hút cho không gian nhà bạn.Đừng quên áp dụng những gợi ý cách trồng cây thủy sinh để cây luôn phát triển xanh tốt.

Nếu bạn quá bận rộn và không có thời gian lau dọn không gian sống. Đừng lo lắng vì đã có bTaskee! Chỉ với 60s đặt lịch dịch vụ dọn dẹp nhà cửa, các chị Cộng Tác Viên sẽ đến dọn dẹp sạch sẽ và ngăn nắp ngôi nhà của bạn.

Tải app bTaskee tại đây!

Câu hỏi thường gặp

  1. Tại sao cây thủy sinh phát triển chậm?

    Nếu bạn mới xây hồ nước hoặc bể lớn để nuôi cá và trồng thêm cây thủy sinh vào mà thấy sau một thời gian cây phát triển rất chậm thì bạn nên tìm hiểu ngay các nguyên nhân sau:
    Do rễ cây chưa thích nghi với môi trường nên dễ xảy ra hiện tượng mục lá hoặc lá bị vàng.
    Do cây chưa quen với nước nên sẽ có hiện tượng phát triển chậm.
    Do nhiệt độ của hồ quá cao hoặc quá lạnh.
    Không cung cấp đủ khí CO2 hoặc ánh sáng để quang hợp.

  2. Sau khi hoàn thành xong hồ thủy sinh có nên thả cá vào liền không?

    Chờ một tuần sau khi thiết lập vườn cây, bạn có thể thả những loại cá mình muốn vào bể thủy sinh. Nếu bạn có cá trước đó, hãy thả tạm vào một bể cá nào đó. Còn không, tốt nhất bạn nên đợi cho đến khi bể thủy sinh đã sẵn sàng thì mua cá thả vào.

>>> Xem thêm bài viết liên quan

Hình ảnh: Canva, Internet

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services