Các Loại Cây Thủy Sinh Đẹp Và Dễ Trồng Trong Bể Cá Cảnh

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Các loại cây thủy sinh đẹp và dễ trồng
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Những loại cây trồng trong hồ được gọi chung là cây thủy sinh – một phần không thể thiếu trong một hệ sinh thái môi trường sống của cá. Chúng vừa tạo điều kiện giúp cá phát triển bình thường, vừa tạo quan cảnh đẹp, nét phong thủy cho ngôi nhà của bạn. Cùng bTaskee tìm hiểu các loại cây thủy sinh đẹp và dễ trồng cho bể cá cảnh nhà bạn nhé!

Cây thủy sinh là gì?

Cây thủy sinh (thực vật thủy sinh) là thực vật thích ứng với việc sống trong môi trường nước mặn – nước ngọt. Chúng có thể sống hoàn toàn trong nước, một phần trong nước hay trong môi trường ẩm ướt như bùn.

Các nhân tố chính kiểm soát sự phân tán của thực vật thủy sinh chính là chu kỳ lũ và độ sâu. Ngoài các nhân tố khác như chất dinh dưỡng, độ mặn, dao động sóng nước….cũng có ảnh hướng rất nhiều đến sự phân tán và phát triển của các loại cây thủy sinh.

Các loại cây thủy sinh
Cây thủy sinh giúp cải thiện chất lượng nước và rong rêu trong hồ

Ngoài ra cây thủy sinh còn được xem là nhân tố quan trọng trong quá trình cải thiện chất lượng nước và hạn chế sự sinh sôi của rong rêu. Bởi nó có khả năng hấp thụ khí amoniac trong nước, sau đó nhả khí CO2 và oxy để nuôi dưỡng bể thủy sinh.

Các loại cây thủy sinh dễ trồng trong bể cá

Cây thủy sinh Trân châu

Trân châu là cây thuỷ sinh tiền cảnh phổ biến nhất hiện nay, được dân chơi thuỷ sinh ưa thích bởi ưu điểm dễ thích ứng, phát triển nhanh, không kén nền. Trân Châu là loại cây thủy sinh dễ trồng có tốc độ lan nhanh, dễ sống, không cần chăm sóc quá nhiều.

Cây thủy sinh trân châu
Màu sắc xanh đẹp, khi làm tràn bể cá tạo nên một không gian xanh cho bể cá thuỷ sinh trở nên tươi mát.

Khi trồng Trân Châu bạn cần chú ý thêm về chất lượng nguồn nước. Trân Châu thích ứng khá tốt với nhiều điều kiện môi trường nước khác nhau, nhưng bạn vẫn cần thay nước thường xuyên để hạn chế rêu hại trong bể cá thuỷ sinh, cũng như để cây có đủ dưỡng chất để sinh trưởng tốt nhất. Các loài rêu hại nếu phát triển mạnh không chỉ hút hết dưỡng chất của cây trồng trong bể, phủ kín mặt kính khiến cho cả cá cảnh trong bể cũng bị ảnh hưởng.

Cỏ ngưu mao chiên

Ngưu mao chiên là loại cây thủy sinh được ưa chuộng bởi vẻ đẹp hoang sơ của nó.Khi có ánh sáng cao và dinh dưỡng đầy đủ, cây thủy sinh ngưu mao chiên sẽ phát triển rất nhanh. Những cây con nối liền với nhau và tạo thành một thảm cỏ.

Cỏ ngưu mao chiên xanh ngắt
Thảm cỏ xanh tươi trong bể cá thủy sinh

Trong các bể cá thủy sinh các bạn sẽ có dịp quan sát thấy rễ của ngưu mao chiên cắm thẳng dưới nền và bắn cây con từ dưới chui lên. Cây ngưu mao chiên có thể sống trên cạn với đất nền ẩm ướt và đạt chiều cao lên tới 20cm.

Cỏ ngưu mao chiên được nuôi thủy sinh trong hồ
Những thảm ngưu mao chiên xanh mướt là nơi lý tưởng cho cá đẻ trứng

Cây xương cá

Cây thủy sinh Xương Cá là một loài cây đẹp với những tán lá xếp theo hình dạng xương cá, chúng cũng có xu hướng mọc thẳng giống như cây Rong La Hán tuy nhiên về mặt hình thức thì cây Xương Cá có phần đẹp hơn.

Và đây cũng là một loài cây thủy sinh không cần đất nền và khí co2, chúng rất dễ sống, chỉ cần điều kiện ánh sáng tốt và nhiệt độ mát một chút là có thể phát triển được.

Cây xương cá
Cây xương cá là loài cây thủy sinh dễ trồng và chăm sóc nhất

>>> Tham khảo thêm: Các Loại Cây Thủy Sinh Không Cần CO2 Dễ Chăm Sóc Nhất

Rong đuôi chó

Bởi màu sắc xanh mướt và vẻ ngoài mềm mại nên cây rong đuôi chó thường được người chơi thủy sinh trồng ở vị trí hậu cảnh. chúng mọc rất nhanh và tạo thành khóm nên loài cây này góp phần làm cho hồ thủy sinh thêm tự nhiên và đẹp như một khu rừng mini dưới đáy bể.

Cây rong đuôi chó
Để cây rong đuôi chó có thể sinh trưởng bình thường thì bạn cũng nên chọn số lượng cây phù hợp với số lượng cá nuôi.

Đây là loài cây thủy sinh có khả năng thích ứng cao trong các loại cây thủy sinh nên rất dễ thích nghi ở các môi trường nước khác nhau như ao hồ, bể cá nên cây trồng trong hồ cá rất phổ biến. Ở quê, người ta thường vớt cây này ở ao hồ ngoài tự nhiên và đem về thả trong chậu nước, cây hoàn toàn có thể sinh trưởng tốt.

Thủy cúc

Thủy Cúc là dạng cây rất dễ trồng trong hồ cá thủy sinh. Nó phát triển tốt ở điều kiện ánh sáng cao và hồ dinh dưỡng nhiều. Nếu bổ sung thêm Co2 cây sẽ cho ra lá xanh căn và bung xòe rất đẹp.

Cây thủy cúc
Thủy Cúc còn là ứng viên tuyệt vời cho các hồ thủy sinh bị dư dinh dưỡng.

Cây Thủy Cúc được hầu hết người chơi thủy sinh mới chơi lựa chọn vì sự dễ dàng trong chăm sóc, cũng như vẻ đẹp tuyệt vời của nó, một màu xanh tốt vô cùng mát mắt nên được chọn làm cây trồng trong hồ cá.

Những người chơi hay sử dụng nền trộn cũng thường sử dụng cây Thủy Cúc để hút bớt dưỡng chất trong giai đoạn đầu set bể. 

Cây thủy cúc trong hồ thủy sinh
Cây Thủy Cúc thực sự phù hợp với người mới chơi thủy sinh hoặc cây trồng trong bể cá mới được setup.

Ngô công thảo

Ngô Công Thảo có tên khoa học Egeria najas  (Tên gọi khác: Rong Cúc) là loại cây thủy sinh dễ trồng, dễ chăm sóc, không đòi hỏi dinh dưỡng cao, không cần dòng nước có trong bể nhưng cây phát triển nhanh nên cần phải cắt tỉa thường xuyên, thích hợp dùng cây trồng trong hồ cá.

Cây ngô công thảo
Cây ngô công thảo cần được cắt tỉa thường xuyên vì chúng phát triển khá nhanh

Khi bạn mới lắp đặt những bể cá thủy sinh mới trong nhà bạn thì điều đầu tiên mà bạn cần nghĩ tới là nên trồng gì trong hồ thủy sinh, không ngoài cây khác chính là cây ngô công thảo vì cây phát triển rất nhanh, góp phần ngăn chặn rêu hại trong bể vì cây sẽ hút rất nhiều chất dinh dưỡng có trong nước và làm cho bể cá của bạn trở nên sạch hơn.

Cỏ thìa 

Cây Cỏ Thìa là dạng cây thủy sinh rất dễ trồng trong hồ cá thủy sinh. Nó phát triển tốt ở điều kiện ánh sáng cao và hồ dinh dưỡng nhiều.

Nếu bổ sung thêm Co2 Cây Cỏ Thìa  sẽ cho ra lá xanh căn và bung xòe rất đẹp. Với sự tăng trưởng khá cao và sự hấp thụ dinh dưỡng tốt, Cây Cỏ Thìa còn cây trồng trong hồ cá tuyệt vời cho các hồ cá thủy sinh bị dư dinh dưỡng.

Cây cỏ thìa
Cây cỏ thìa là loài cây dễ trồng trong hồ thủy sinh

Cây dương xỉ

Cây dương xỉ thường được sử dụng trong bể cá thủy sinh để trang trí các khu vực lũa, đá. Khác với đa số các loại cây thủy sinh khác có thể trồng trực tiếp xuống đất nền. Cây dương xỉ lại là loại cây thủy sinh không cần sử dụng đất nền.

Cây dương xỉ
Cây dương xỉ khá dễ trồng và lọc nước rất tốt

Bạn nên buộc chúng vào các giá thể cứng hoặc những khối đá trang trí trong bể. Cây cũng không đòi hỏi nhiều về ánh sáng và Co2, do vậy chúng khá dễ trồng và cũng là một hệ thống lọc sống cực kỳ hiệu quả.

Cây lưỡi mác

Đây là loại cây phổ biến rất dễ bắt gặp ở các bể cá thủy sinh, hồ thủy sinh hiện nay. Là loại cây thường được sử dụng làm trung cảnh rất tốt với lá cây to khiến chúng là điểm nhấn của bể.

cây lưỡi mác
Cây lưỡi mác là loại cây thủy sinh trong bể cá có tác dụng lọc nước cho bể hàng đầu hiện nay.

Ngoài ra chúng cũng rất dễ trồng, không đòi hỏi lượng Co2 quá cao và phát triển hoàn toàn bình thường ở các khu vực có hàm lượng ánh sáng thấp.

Rong La Hán

Rong la hán là một trong những loài cây thủy sinh không chỉ những anh em chơi thủy sinh yêu thích, mà những anh em chơi cá cảnh cũng vô cũng yêu thích loài cây này, bởi chúng có thể làm cây trang trí trong hồ cá rất bắt mắt.

Cây rong la hán
Rong la hán là loại cây được ưa chuộng nhất trong giới chơi thủy sinh

Cây thủy sinh Rong La Hán có đặc điểm mọc theo phương thẳng đứng, chúng có thân cứng hơn các loài rong rêu khác do đó chúng có thể làm cây trang trí đệm cho hồ thủy sinh khá đẹp. Vì là thuộc dòng rong rêu nên chúng sẽ có thể sống trong thùng xốp nuôi cá mà không cần đất nền.

>>> Tham khảo thêm: Cách Làm Hồ Thủy Sinh Bằng Thùng Xốp Tại Nhà

Cây ráy

Đây là loại cây thủy sinh vừa đẹp vừa dễ chăm sóc nhất phổ biến rộng rãi ở những người chơi thủy sinh. Tốc độ sinh trưởng của giấy khá chậm nhưng sức sống bền bỉ và mãnh liệt, rễ phát triển tốt bám chặt vào lũa và giá thể.

cây ráy thủy sinh
Có nhiều loại ráy thuỷ sinh như ráy đại, ráy lá tròn, ráy cafe, cẩm thạch, petit…

Cây lan nước

Lan nước có bộ dễ dàng chùm lá hình lưỡi mác thích hợp trồng ở nhiệt độ từ 20°C đến 28°C, ánh sáng vừa phải và không cần phải sục Oxy cho cây. Có rất nhiều loại và chiều cao phát triển lên đến 50cm, đây là loài được ưa chuộng nhất trong lĩnh vực hệ sinh thái thuỷ sinh.

cây lan nước
Cây lan nước trong hồ thủy sinh

Những lợi ích của các loại cây thủy sinh

Lọc hóa chất trong hồ cá

Cây thủy sinh là loài thực vật rất quan trọng trong hồ cá. Chúng giúp cải thiện chất lượng nước và được xem là sự bổ sung hiệu quả của hệ thống lọc. Cây thủy sinh giúp lọc các chất  thải của cá, hấp thụ nitrat từ lá và dưới nền. Đóng vai trò  rất quan trọng trong quá trình giải hấp thụ cacbon.

Cải thiện rêu tảo trong hồ cá

Việc trồng cây thủy sinh có lợi ích hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, nitrat, kali,… giúp hạn chế rất nhiều sự phát triển của rêu tảo.

>>> Tham khảo thêm: Cách Thay Nước Hồ Cá Sạch Bong Cặn Bẩn Đơn Giản

Cải thiện oxy trong hồ cá

Các loại cây thủy sinh cũng giống như các loại thực vật trên cạn. Khi quang hợp, chúng hấp thụ khí CO2 từ cá thải ra và giải phóng O2 vào trong nước.

Tạo nên môi trường tự nhiên

Việc đưa thủy sinh vào hồ cá giúp tạo môi trường tự nhiên cho cá và cũng giúp tạo cảnh quang cho hồ cá thêm sinh động.

Tạo ra nơi trú và nơi sinh sản cho cá

Các loài cá đều có những đặc tính riêng. Việc trồng các loại cây thủy sinh trong hồ giúp các trốn hoặc trú ẩn khỏi những loài cá dữ. Ngoài ra, có những loài cá hay đẻ trứng trên lá, việc tạo môi trường tự nhiên cũng giúp chúng sinh sản tốt hơn.

bTaskee đã chia sẻ đến bạn các loại cây thủy sinh trông hồ cá cũng như những lợi ích mà nó mang lại. Hi vọng qua bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về các loại cây thủy sinh. Đừng quên đặt lịch dịch vụ dọn dẹp nhà cửa của bTaskee để không gian sống của gia đình bạn luôn sạch sẽ nhé!

Tải app bTaskee tại đây!

Câu hỏi thường gặp

  1. Tại sao cây thủy sinh phát triển chậm?

    Nếu bạn mới xây hồ nước hoặc bể lớn để nuôi cá và trồng thêm cây thủy sinh vào mà thấy sau một thời gian cây phát triển rất chậm thì bạn nên tìm hiểu ngay các nguyên nhân sau:
    Do rễ cây chưa thích nghi với môi trường nên dễ xảy ra hiện tượng mục lá hoặc lá bị vàng.
    Do cây chưa quen với nước nên sẽ có hiện tượng phát triển chậm.
    Do nhiệt độ của hồ quá cao hoặc quá lạnh.
    Không cung cấp đủ khí CO2 hoặc ánh sáng để quang hợp.

  2. Sau khi hoàn thành xong hồ thủy sinh có nên thả cá vào liền không?

    Chờ một tuần sau khi thiết lập vườn cây, bạn có thể thả những loại cá mình muốn vào bể thủy sinh. Nếu bạn có cá trước đó, hãy thả tạm vào một bể cá nào đó. Còn không, tốt nhất bạn nên đợi cho đến khi bể thủy sinh đã sẵn sàng thì mua cá thả vào.

>>> Xem thêm bài viết liên quan

Hình ảnh: Canva, Internet

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services