Tuyệt Chiêu Làm Bánh Trung Thu Nhân Dừa Thơm Ngon Béo Ngậy Tại Nhà

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
bánh trung thu nhân dừa
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Bên cạnh vị truyền thống, những chiếc bánh Trung Thu nhân dừa cũng được nhiều người ưa chuộng. Cắn miếng bánh thơm ngon, nhâm nhi cùng tách trà nóng bên cạnh người thân yêu thì còn gì tuyệt hơn. Cùng bTaskee vào bếp và trổ tài làm món bánh này ngay!

Cách làm bánh Trung Thu nhân dừa (bánh nướng)

Bánh Trung Thu nhân dừa là món bánh quen thuộc trong ngày Tết Trung Thu (Rằm đoàn viên). Điểm đặc trưng của nó nằm ở lớp vỏ ngoài mềm xốp, phần nhân sữa dừa ngọt thanh, béo ngậy nhưng không ngán. Đặc biệt, nguyên liệu và cách làm bánh khá đơn giản nên bạn hoàn toàn có thể làm ngay tại nhà.

Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh Trung Thu nhân dừa

Phần vỏ bánh Trung Thu nướng

  • Bột mì đa dụng: 300g.
  • Nước đường bánh nướng: 210g.
  • Dầu ăn: 70g.
  • Sữa tươi không đường: 10 – 15ml.
  • Dầu mè: 1 muỗng cà phê.
  • Lòng đỏ trứng gà: 1 cái.
Nguyên liệu làm vỏ bánh Trung Thu nhân dừa gồm: Bột mì, sữa tươi không đường, nước đường, trứng gà,…
Nguyên liệu làm vỏ bánh Trung Thu nhân dừa gồm: Bột mì, sữa tươi không đường, nước đường, trứng gà,…

Phần nhân sữa dừa

  • Dừa khô nạo sợi: 400g.
  • Sữa đặc: 150g.
  • Nước cốt dừa: 150g.
  • Hạt dưa: 50g.
  • Hạt mè: 50g.
  • Trứng muối: 8 quả.
  • Bột bánh dẻo: 60g.
  • Vani: 1 muỗng cà phê.
Nguyên liệu làm phần nhân bánh Trung Thu sữa dừa gồm: Dừa nạo, nước cốt dừa, hạt dưa, trứng muối,…
Nguyên liệu làm phần nhân bánh Trung Thu sữa dừa gồm: Dừa nạo, nước cốt dừa, hạt dưa, trứng muối,…

Các bước làm bánh Trung Thu nhân dừa thơm ngon

Bước 1: Trộn hỗn hợp nhân và sên nhân

  • Cho dừa khô nạo sợi và sữa đặc vào tô lớn, trộn đều và để trong 40 – 50 phút cho ngấm.
  • Bắc chảo lên bếp, cho nước cốt dừa vào đun với lửa vừa. Khi nước cốt dừa sôi thì hạ nhỏ lửa, cho tiếp phần hỗn hợp dừa + sữa đặc ở trên vào sên cho hỗn hợp se lại là được.
  • Khi hỗn hợp se lại, cho từ từ hạt dưa, hạt mè rang, bột bánh dẻo và vani vào trộn đều, tắt bếp và để nhân nguội.
Trộn hỗn hợp và sên nhân sữa dừa.
Trộn hỗn hợp và sên nhân sữa dừa.

Bước 2: Chia nhân và vo tròn

  • Sau khi phần nhân bánh đã nguội hẳn thì bạn chia thành 8 phần bằng nhau. Sau đó dùng tay vo tròn phần nhân và ấn dẹp xuống.
  • Đặt 1 quả trứng muối đã nướng vào chính giữa phần nhân đã ấn dẹp rồi dùng tay bọc kín lại thành viên tròn.
Chia và vo tròn nhân bánh.
Chia và vo tròn nhân bánh.

>> Có thể bạn quan tâm: Tổng Hợp Các Cách Làm Bánh Trung Thu Đầy Đủ Nhất 2023

Bước 3: Trộn vỏ bánh Trung Thu nhân sữa dừa và ủ bột

  • Cho nước đường làm bánh nướng vào tô lớn. Cho tiếp phần bột mì đa dụng đã được rây mịn và một chút dầu ăn vào tô và trộn đều.
  • Dùng tay nhào nặn hỗn hợp bột thành một khối thống nhất, kết dính với nhau.
  • Sử dụng màng bọc thực phẩm để bọc kín miệng tô bột và cho bột nghỉ trong vòng 45 – 60 phút trong ngăn mát tủ lạnh.
Trộn vỏ bánh Trung Thu nhân sữa dừa và ủ bột.
Trộn vỏ bánh Trung Thu nhân sữa dừa và ủ bột.

Bước 4: Bọc nhân và tạo hình bánh

  • Sau thời gian cho bột nghỉ, bạn lấy ra và chia khối bột thành 8 phần bằng nhau và vo tròn.
  • Rắc một lớp bột mì phỏng lên mặt phẳng và xoa vào lòng bàn tay. Tiếp đến, đặt cục bột vừa vo tròn lên và dùng cây cán/chai thủy tinh dàn mỏng bột về các phía sao cho đường kính gấp đôi so với nhân bánh.
  • Đặt nhân vào chính giữa lớp vỏ bánh, dùng tay miết bột để bọc kín lớp nhân bên trong và vo thành hình tròn.
  • Quét một lớp dầu ăn mỏng vào mặt trong của khuôn bánh. Đặt viên bánh vừa nặn vào khuôn, một tay bạn giữ khuôn, tay còn lại ấn lò xo từ từ rồi nhấc lên để tạo hình cho bánh.
  • Xếp bánh lên trên một lớp giấy nến và đặt ngay ngắn vào trong khay nướng.
Cách bọc nhân và tạo hình bánh nướng.
Cách bọc nhân và tạo hình bánh nướng.

Bước 5: Tiến hành nướng và phết vỏ bánh

  • Dùng lò nướng chuyên dụng hoặc nồi chiên không dầu để nướng bánh Trung Thu. Bạn cài đặt mức nhiệt độ khoảng 180 độ C và nướng trong thời gian chừng 5 – 8 phút.
  • Trong lúc đợi nướng lần 1, bạn pha hỗn hợp phết bánh bằng lòng đỏ trứng gà + sữa tươi không đường + dầu mè + nước đường làm bánh nướng.
  • Sau khi nướng 5 – 8 phút, lấy bánh ra ngoài rồi xịt nước phun sương lên vỏ bánh và để nguội từ 15 – 20 phút.
  • Dùng cọ quét hỗn hợp phết lên trên vỏ bánh và đem nướng lần 2 cũng ở mức nhiệt 180 độ C trong 5 – 8 phút.
Nướng và phết vỏ bánh Trung Thu nhân dừa.
Nướng và phết vỏ bánh Trung Thu nhân dừa.

>> Nếu bạn không có lò nướng, xem thêm: Tuyệt Chiêu Cách Làm Bánh Trung Thu Không Cần Lò Nướng

Thành phẩm

Bánh Trung Thu sau khi ra lò cần đảm bảo  màu vàng óng đẹp mắt, vỏ bánh không bị nứt. Khi ăn sẽ cảm nhận vỏ bánh mềm, không nát, nhân sữa dừa thơm béo hòa quyện cùng vị mặn của trứng muối.

Bánh Trung Thu nhân sữa dừa béo ngậy, thơm ngon.
Bánh Trung Thu nhân sữa dừa béo ngậy, thơm ngon.

Bạn muốn tự tay vào bếp chuẩn bị những chiếc bánh Trung Thu cho gia đình thật ngon? nhưng bạn việc dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc con cái làm bạn khoogn có đủ thời gian để vào bếp. Đừng lo, hãy mở app bTaskee và đặt ngay Dịch vụ giúp việc nhà theo giờ. Các chị Ong sẽ có mặt đúng giờ và giúp bạn dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sạch đẹp.

Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch các dịch vụ tiện ích ngay!

Cách làm bánh Trung Thu nhân dừa (bánh dẻo)

Chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh

Nguyên liệu làm gồm có:

  • Bột bánh dẻo: 570g.
  • Nước đường làm bánh: 600ml.
  • Dừa nạo sợi: 500g.
  • Nước cốt dừa: 250g.
  • Sữa đặc: 250g.
  • Mè trắng rang: 50g.
  • Dầu ăn: 40g.
  • Nước cốt lá dứa: 3 muỗng canh.
Nguyên liệu làm bánh Trung Thu dẻo nhân dừa gồm: Bột bánh dẻo, dừa nạo sợi, nước đường, sữa đặc,…
Nguyên liệu làm bánh Trung Thu dẻo nhân dừa gồm: Bột bánh dẻo, dừa nạo sợi, nước đường, sữa đặc,…

Các bước làm bánh Trung Thu nhân dừa thơm ngon

Bước 1: Trộn hỗn hợp nhân và sên nhân sữa dừa

  • Cho dừa nạo sợi và sữa đặc vào tô lớn, trộn đều và để trong 25 – 30 phút cho ngấm. Bí quyết để cho ra chiếc bánh Trung Thu nhân dừa không ngán là dùng sữa đặc với lượng vừa đủ, không lạm dụng.
  • Đổ nước cốt dừa vào chảo chống dính và đun với mức lửa vừa. Khi nước bắt đầu sôi thì hạ nhỏ lửa và cho hỗn hợp dừa nạo + sữa đặc vào đảo đều đến khi cạn nước.
  • Cho tiếp mè rang và bột bánh dẻo vào trộn chung rồi tắt bếp, để nguội. Sau đó chia thành 17 – 18 viên nhân và vo tròn.
Trộn hỗn hợp và sên nhân bánh dẻo.
Trộn hỗn hợp và sên nhân bánh dẻo.

Bước 2: Trộn vỏ bánh Trung Thu dẻo

  • Pha nước cốt lá dứa cùng với một chút màu thực phẩm để tạo màu xanh đậm.
  • Cho bột bánh dẻo, dầu mè, nước đường vào phần nước cốt lá dứa và khuấy cho mịn.
  • Đem hỗn hợp đi hấp cách thủy khoảng 20 – 25 phút rồi lấy ra để nguội chừng 20 phút nữa. Sau đó lấy bột ra ngoài và nhào bột cho dẻo mịn rồi chia thành 17 – 18 phần bằng nhau.
  • Rắc một lớp bột mỏng vào lòng bàn tay và mặt phẳng rồi đặt phần bột mới chia lên trên. Dùng chai thủy tinh/cây cán bột để dàn mỏng vỏ bánh.
Pha và trộn bột làm vỏ bánh Trung Thu sữa dừa dẻo.
Pha và trộn bột làm vỏ bánh Trung Thu sữa dừa dẻo.

Bước 3: Gói nhân và tạo hình cho bánh

  • Đặt viên nhân vào giữa lớp vỏ bánh, dùng tay miết lớp bột để bao kín nhân bên trong và vo tròn.
  • Rắc một lớp bột khô vào mặt trong của khuôn và lớp vỏ bánh. Đặt viên bánh tròn vào khuôn, dùng tay ấn lò xo từ từ xuống để tạo hình cho bánh dẻo rồi lấy khuôn ra ngoài. 
  • Lấy cọ mềm quét sạch phần bột khô dính bên ngoài vỏ bánh là có được thành phẩm ưng ý.
Bọc nhân và tạo hình bánh Trung Thu nhân dừa.
Bọc nhân và tạo hình bánh Trung Thu nhân dừa.

Thành phẩm

Bánh Trung Thu dẻo nhân dừa sau khi hoàn tất có lớp vỏ bánh màu xanh nhạt đẹp mắt, hoa văn sắc nét, có độ dẻo mịn, đàn hồi khi sờ vào. Khi thưởng thức món bánh, bạn cảm nhận mùi thơm lá dứa và độ dẻo của lớp vỏ ngoài, nhân bên trong không bị nát, có vị ngọt thanh, bùi béo của sữa dừa.

Bánh Trung Thu nhân dừa đẹp mắt, dẻo mịn, không ngán.
Bánh Trung Thu nhân dừa đẹp mắt, dẻo mịn, không ngán.

>> Xem thêm: Các Loại Nhân Bánh Trung Thu Thơm Ngon, Mới Lạ Năm 2023

Câu hỏi thường gặp

  1. Bánh Trung Thu nhân dừa bao nhiêu calo?

    Bánh Trung Thu nhân dừa có hàm lượng calo khoảng 800 – 1.000 calo/200g. Đây là con số khá cao nên nếu ăn nhiều có thể gây ra thừa cân, béo phì.
    Nên mỗi khi ăn bạn chỉ nên ăn một miếng nhỏ (⅛ của chiếc bánh tức 100 – 120 calo) và hạn chế ăn thêm các món nhiều calo khác sau đó để hạn chế lượng calo dư thừa nạp vào cơ thể khi đang trong quá trình giảm cân nhé!

  2. Những ai không nên ăn bánh Trung Thu nhân sữa dừa?

    Bánh Trung Thu nhân sữa dừa là món ăn ngon, thường sử dụng trong ngày Rằm tháng 8 tuy nhiên một số đối tượng dưới đây nên hạn chế dùng món bánh này. Cụ thể:
    – Người mắc bệnh tiểu đường, đái tháo đường.
    – Người mắc các bệnh về huyết áp, máu nhiễm mỡ, tim mạch.
    – Người bị sỏi mật, sỏi thận.
    – Người bị bệnh tá tràng, viêm loét dạ dày.
    – Trẻ sơ sinh và người cao tuổi.
    – Người dị ứng với các thành phần trong bánh Trung Thu nhân dừa.

  3. Bảo quản bánh Trung Thu nhân dừa ra sao để bánh luôn ngon?

    Để giữ bánh thơm ngon, kéo dài thời gian sử dụng thì bạn dùng túi hút chân không hoặc đựng trong hộp kín có nắp đậy và đem bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tối đa khoảng 7 ngày.

    Ngoài ra bạn cũng có thể gói bánh trong giấy bạc hoặc túi zip và để vào ngăn đá, khi ăn chỉ cần lấy ra và nướng lại là được.

Trên đây, bTaskee đã chia sẻ đến bạn cách làm bánh Trung Thu nhân dừa thơm ngon, béo ngậy ngay tại nhà. Đừng quên lưu lại nguyên liệu, công thức và các bước thực hiện để tự tay chế biến món bánh này bạn nhé. Chúc bạn thành công!

>>> Xem thêm các nội dung về Tết Trung Thu tương tự:

Hình ảnh: Canva, Youtube.

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services