Hướng Dẫn Bày Trí Mâm Cỗ Trung Thu Bằng Kẹo Lạ Mắt, Đơn Giản

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
mâm cỗ trung thu bằng bánh kẹo
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Bên cạnh những loại mâm cỗ Trung Thu truyền thống, hiện nay nhiều gia đình còn chuẩn bị thêm mâm cỗ Trung Thu bằng bánh kẹo cho các bé. Vậy cách bày trí như thế nào cho đẹp mắt nhưng vẫn đơn giản, dễ làm, cùng bTaskee tìm hiểu ngay.

Đôi nét về nguồn gốc, ý nghĩa Tết Trung Thu

Tết Trung Thu diễn ra vào ngày rằm tháng Tám âm lịch hàng năm, đây là ngày trăng sáng và đẹp nhất. Thời gian này, người dẫn cũng đã hoàn thành thu hoạch vụ mùa và bắt đầu tổ chức lễ hội đó chính là Hội trăng rằm.

Theo như tích xưa, Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời nhà Đường – vua Duệ Tôn. Khi nhà vua ngự chơi ở ngoại thành vào đêm trăng rằm tháng Tám, thì gặp một vị tiên nữ giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ.

Vị tiên đã hóa phép một chiếc cầu vồng với một đầu giáp cung trăng, 1 đầu chạm mặt đất và đưa nhà vua dạo chơi trên cung Quảng. Sau khi về nhân thế, vì nuối tiếc cảnh đẹp nên đã đặt ngày rằm tháng Tám là tết Trung Thu, về sau du nhập vào Việt Nam.

Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời nhà Đường - vua Duệ Tôn.
Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời nhà Đường – vua Duệ Tôn.

Trong ngày Tết, người ta sẽ bày mâm cỗ với bánh trái hình mặt trăng và treo đèn kết hoa rồi nhảy múa, ca hát tưng bừng. Nhiều nơi có cuộc thi làm bánh, làm cổ, còn trẻ em thì được đi rước đèn, dạo chơi. Những ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu phải kể đến:

  • Hình ảnh trăng tròn là biểu tượng cho sự sum vầy, đoàn tụ quây quần bên nhau để chia sẻ những niềm vui nỗi buồn, nên Tết Trung Thu cũng được gọi là Tết đoàn viên.
  • Mâm cỗ dâng lên tổ tiên sẽ thể hiện sự thành kính với những người đã khuất trong gia đình.
  • Các bé thiếu nhi sẽ được vui chơi, cùng đi rước đèn, xem múa lân, phá cỗ,… tận hưởng những giây phút vui vẻ, hồn nhiên.
  • Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để ngắm trăng và tiên đoán về mua màn, vận mệnh tương lai của quốc gia.

Ý nghĩa mâm cỗ Trung Thu

Theo quan niệm truyền thống, mâm cỗ Trung Thu trong ngày rằm tháng Tám để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và việc làm ăn thuận lợi.

Thế nên, mâm cỗ thường sẽ được bày trí đa dạng, đầy đủ màu sắc đẹp mắt chứa các nguyên liệu, các loại quả xanh đỏ đại diện cho sự đầy đủ ấm no cho ngày Trung Thu, nhằm thể hiện sự cân bằng âm dương.

Mâm cỗ Trung Thu để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Mâm cỗ sẽ được dâng lên để cúng tổ tiên nhằm bày tỏ sự thành kính và cảm tại trời đất. Sau đó, sẽ để cả gia đình phá cỗ, ngắm trăng và cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình.

>> Xem thêm: Tết Trung Thu Ngày Mấy Dương Lịch Năm 2023?

Mâm cỗ Trung Thu bằng bánh kẹo bao gồm những gì?

Mâm cỗ Trung Thu bánh kẹo cần nhiều món khác nhau và mọi người cần chuẩn bị đầy đủ, những món cần chuẩn bị như sau:

  • Mâm ngũ quả: Đặt ở trung tâm của mâm cỗ. Mâm ngũ quả đại diện cho các loại ngũ hành tượng trưng cho trời đất: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ tương ứng với các loại trái cây gồm: Bưởi, hồng, chuối, na (mãng cầu) và lựu. Mâm ngũ quả mang đến sự sung túc, duy trì giống nòi. Tạo sự cân bằng âm dương giữa tính dương của quả xanh và tính âm của quả chín.
  • Bánh Trung Thu: Bánh thể hiện sự hòa thuận, hiếu thảo và nguyên vẹn, viên mãn. Không chỉ là món ăn, bánh còn thể hiện sự đoàn viên và truyền thống của gia đình.
  • Đèn Ông sao: Với hình dạng năm cánh, tượng trưng cho ngũ hành, sự hòa hợp và cân bằng. Khi được bày trí trong mâm cỗ, đèn ông sao thể hiện ý nghĩa về thuận hòa, sum vầy và an yên.
  • Bánh kẹo: Đây là phần không thể thiếu trong mâm cỗ Trung Thu bằng bánh kẹo, với các loại bánh kẹo truyền thống như: Kẹo vừng, kẹo lạc, bánh gạo… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thêm những loại bánh kẹo khác như: Bánh ngọt, bánh quế, bánh bông lan,….
  • Trái cây: Bên cạnh các loại bánh kẹo, mâm ngũ quả là những loại hoa quả được khắc tạo hình thành các con vật màu sắc. Với các loại màu sắc khác nhau, tạo thêm phần phong phú, ý nghĩa và cân bằng trong quá trình bày biện.
Bánh Trung Thu làm trung tâm và không thể thiếu của các mâm cỗ.
Bánh Trung Thu làm trung tâm và không thể thiếu của các mâm cỗ.

Cách trang trí mâm cỗ Trung Thu bằng bánh kẹo của ba miền

Miền Bắc

Mâm cỗ Trung Thu bánh kẹo ở miền Bắc có sự nhã nhặn, tinh tế và đặc trưng bởi những loại quà vặt gắn liền với tuổi thơ. Với các loại bánh truyền thống như: Bánh dẻo, bánh nướng,… kết hợp cùng những loại quà vặt đang được các bé yêu thích hiện nay.

Mâm cỗ Trung Thu bánh kẹo ở miền Bắc có sự nhã nhặn, tinh tế.
Mâm cỗ Trung Thu bánh kẹo ở miền Bắc có sự nhã nhặn, tinh tế.

Các loại hoa quả thường được bày trí gốm: Đào, hồng, bưởi, quýt… đặc trưng của miền Bắc khi vào thu. Trái cây thường xếp ở giữa và dưới cùng để tạo sự vững chắc cho mâm cỗ, những chỗ trống sẽ xếp bánh kẹo và những loại quả như đào, quýt,… để tạo thêm màu sắc đẹp mắt và nhìn gọn gàng hơn.

Bên cạnh đó, cần trang trí thêm để làm nổi bật ba màu đỏ – vàng – xanh, mang ý nghĩa thể hiện quy luật cân bằng âm dương. Cuối cùng, bánh Trung Thu sẽ được đặc ở vị trí trung tâm và gắn đèn ông sao lên trên cùng.

Miền Trung

Mâm cỗ Trung Thu bằng bánh kẹo của miền Trung có sự đơn giản nhưng vẫn rất thu hút. Vừa mang ý nghĩa bày tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên, thần linh mà các bé còn được phá cổ và thưởng thức các loại bánh kẹo.

Mâm cỗ Trung Thu bánh kẹo và trái cây miền Trung có sự đơn giản nhưng vẫn rất thu hút.

Bên cạnh bánh Trung Thu và các loại bánh kẹo truyền thống, hiện đại,… mâm cỗ còn kết hợp với một số loại trái cây quen thuộc như: Thanh long, dứa, cam, quýt… Những quả lớn và nặng thường sẽ được đặt phía dưới để tạo nền móng vững chắc.

Những loại quả nhỏ và bánh kẹp sẽ đặt xen kẽ bên trên, kết hợp hài hòa với nhau. Để tạo thêm điểm nhấn, có thể trang trí thêm một số bông hoa xung quanh, đặt bánh Trung Thu vào và trang trí đèn lồng để tăng thêm điểm nhấn.

Miền Nam

Mâm cỗ Trung Thu bằng bánh kẹo của miền Nam thể hiện sự phóng khoáng và hào sảng như tính cách của người địa phương. Đặc trưng bởi sự đa dạng của nhiều loại trái cây khác nhau, thông thường sẽ dùng 3 quả dứa bày trí làm bệ đỡ cho mâm quả.

Mâm cỗ Trung Thu bằng bánh kẹo kết hợp trái cây của miền Nam thể hiện sự phóng khoáng và hào sảng.
Mâm cỗ Trung Thu bằng bánh kẹo kết hợp trái cây của miền Nam thể hiện sự phóng khoáng và hào sảng.

Bên cạnh đó, xung quanh trang trí thêm các loại hoa quả như: Mãng cầu, đu đủ, dừa, xoài, cam, lựu,… Những loại quả to nhỏ sẽ được sắp xếp để tạo sự đa dạng cũng như hài hòa, kết hợp với những loại hoa quả được bày trí xung quanh rất đẹp mắt.

Đặt ngay Dịch vụ giúp việc nhà theo giờ tại app bTaskee. Đội ngũ cộng tác viên chuyên nghiệp sẽ cùng bạn dọn dẹp nhà cửa và trang trí mâm cỗ Trung Thu thật đẹp mắt vào dịp lễ Đoàn Viên đặc biệt này.

Tải ứng dụng bTaskee và trải nghiệm các dịch vụ tiện ích gia đình hàng đầu Việt Nam ngay!

Cách trang trí mâm cỗ Trung Thu bằng bánh kẹo đơn giản bắt mắt

Mâm cỗ cần được chú ý để sắp xếp sao cho phù hợp và không nên đặt bừa bộn. Cùng tìm hiểu cách bày trí mâm cỗ Trung Thu bằng bánh kẹo đẹp mắt:

  • Bước 1: Bánh Trung Thu cần đặt tại vị trí trung tâm, thường sử dụng các loại bánh hình vuông hay bánh dẻo hình tròn để tượng trưng cho đất và trời. Bên cạnh đó, kích thước và kiểu dáng phù hợp với mâm quả.
  • Bước 2: Sắp xếp các loại bánh kẹo như: Kẹo lạc, bánh pía, kẹo dừa,… và các loại hoa quả xung quanh theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Nên ưu tiên những món bánh cứng ở dưới và các loại kẹo, quả nhỏ bên trên.
  • Bước 3: Cố định các loại bánh kẹo bằng băng keo hoặc keo nến, trang trí thêm một ít hoa xung quanh để làm tăng thêm màu sắc và điểm nhấn cho mâm cỗ.
Mâm cỗ Trung Thu cần được sắp xếp sao cho phù hợp và không đặt bừa.
Mâm cỗ Trung Thu cần được sắp xếp sao cho phù hợp và không đặt bừa.

Tổng hợp những mẫu hình ảnh mâm cỗ Trung Thu bằng bánh kẹo đẹp nhất

Mâm cỗ Trung Thu kết hợp bằng các loại trái cây với tạo hình đẹp mắt.
Mâm cỗ Trung Thu kết hợp bằng các loại trái cây với tạo hình đẹp mắt.
Mâm cỗ Trung Thu kết hợp giữa bánh kẹo, trái cây tại các trường mẫu giáo.
Mâm cỗ Trung Thu kết hợp giữa bánh kẹo, trái cây tại các trường mẫu giáo.
Mâm cỗ Trung Thu trong nhà có đầy đủ các loại trái cây, bánh kẹo, hoa quả.
Mâm cỗ Trung Thu trong nhà có đầy đủ các loại trái cây, bánh kẹo, hoa quả.
Mâm cỗ Trung Thu thi đua các trường học cầu kỳ và sinh động.
Trang trí mâm cỗ Trung Thu truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

Câu hỏi thường gặp

  1. Nên cúng mâm cỗ Trung Thu bánh kẹo vào thời gian nào?

    Theo quan niệm xưa, những vị thần thường dùng bữa sớm nên mọi gia đình cần chuẩn bị mâm cỗ Trung Thu sớm theo phong tục. Các gia đình có thể cúng vào chiều 14 hoặc ngày 15 âm lịch tháng 9 – 10 giờ sáng, nên chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ để tránh thiếu sót.

  2. Mâm cỗ Trung Thu bằng bánh kẹo có cúng tổ tiên được không?

    Mâm cỗ bánh kẹo có thể được sử dụng để cúng tổ tiên khi kết hợp với những loại hoa quả, bánh Trung Thu, hoa tươi,… cùng các loại bánh kẹo. Có thể dùng để dâng lên cúng tổ tiên và cả gia đình có thể phá cỗ trong dịp rằm tháng Tám.

  3. Các loại bánh Trung Thu nên đặt trên mâm cỗ?

    Bánh Trung Thu đặt trên mâm cỗ thường là bánh hình vuông hoặc tròn tượng trưng cho trời và đất. Còn về loại bánh bạn có thể lựa chọn bánh dẻo hoặc bánh nướng với các loại nhân đậu xanh, nhân thập cẩm hoặc trứng muối,… đều được.

Trên đây là thông tin bTaskee chia sẻ đến bạn về ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu cũng như các món cần có trên mâm cỗ Trung Thu bằng bánh kẹo. Chúc bạn sẽ bày được mâm cỗ ưng ý, đẹp mắt.

>>> Xem thêm các nội dung cùng chủ đề:

Hình ảnh: Canva.

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services