Những Đặc Điểm Tâm Lý Người Cao Tuổi Cần Chú Ý

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Cần chú ý đến tâm lý người cao tuổi
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Khi bước qua độ tuổi 60 quá trình lão hóa diễn ra mạnh mẽ hơn. Những thay đổi về thể chất này dễ khiến tâm lý của người cao tuổi bị khủng hoảng, nó biểu hiệu rõ rệt theo từng mốc thời gian. Cùng bTaskee tìm hiểu các đặc điểm tâm lý người cao tuổi qua bài viết sau đây.

Hãy tải ngay ứng dụng bTaskee để trải nghiệm các dịch vụ chăm sóc và giúp việc nhà siêu tiện lợi, uy tín chất lượng cùng vô số những ưu đãi hấp dẫn khác!!!

Khái niệm người cao tuổi

Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên (theo Điều 2 Luật Người cao tuổi năm 2009). Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể. Theo Liên hợp quốc, người cao tuổi được tính từ 60 tuổi trở lên. 

Trong y học, người cao tuổi được phân thành các nhóm: từ 60 đến 75 tuổi được gọi là tuổi bắt đầu già, trên 75 đến 90 tuổi là người già và trên 90 tuổi là người già sống lâu.

Khi già đi các khả năng cơ bản về năng lực và trí óc có xu hướng giảm sút. Những bệnh lý hay gặp ở người cao tuổi như đau mạn tính, suy giảm chức năng cùng các bệnh lý tâm thần.

Những biểu hiện tâm lý thường gặp ở người cao tuổi

Hướng về quá khứ

Tuổi già thường sống với hoài niệm, sống bằng kỉ niệm. Họ thường nghĩ về quá khứ, lấy cái quá khứ để so với hiện tại. Vì thế tâm lý người cao tuổi thích bầu bạn, tâm sự với những người bạn cũ để ôn lại chuyện xưa.  Họ thường thích sưu tầm đồ cổ, viếng thăm tổ tiên, quan tâm đến việc thờ cúng… 

Chuyển từ trạng thái “tích cực” sang trạng thái “tiêu cực”

Khi phải chuyển từ giai đoạn làm việc tích cực đến giai đoạn nghỉ hưu, tâm lý người cao tuổi bị biến đổi do có sự thay đổi trong lối sống. Kê giường ở tầng dưới, dẫn đến mất sự riêng tư, hoặc phải từ bỏ việc lái xe, dẫn đến sự cô lập.

Sự thay đổi vị trí hoặc địa vị của người cao tuổi trong gia đình,  từ là người chăm sóc sang được chăm sóc có thể dẫn đến lòng tự trọng .

Một số người trong số đó khó thích nghi được với giai đoạn khó khăn này nên mắc “hội chứng về hưu” với tâm trạng buồn chán, mặc cảm, thiếu tự tin, dễ cáu gắt, nổi giận.

Cảm thấy sự cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn

Trong cuộc sống hiện đại con cháu bận rộn với việc làm ăn, ít có điều kiện chăm sóc bố mẹ. Vì vậy người cao tuổi thường cảm thấy cô đơn, tủi thân vì nghĩ mình bị bỏ rơi. Tâm lý người cao tuổi luôn muốn được hỏi han, trò chuyện với con cháu, họ sợ cô đơn khi phải thui thủi trong căn nhà rộng lớn. Người cao tuổi mong được con cháu chăm sóc, quan tâm đến với thái độ nhẹ nhàng, ân cần sẽ sống thọ hơn.

Gia đình cần lưu ý đến các bữa ăn dinh dưỡng dành cho người cao tuổi. Tuyệt đối không được bỏ bê lịch sinh hoạt của họ . Điều này sẽ giúp tinh thần, tâm lý của người già được cải thiện tốt hơn.

Hằng ngày được quan tâm, trò chuyện sẽ giúp tâm lý người cao tuổi được giải tỏa, thoái mái
Người cao tuổi được quan tâm, trò chuyện. (Ảnh: Internet)

Nếu bạn và người thân quá bận rộn có thể tìm đến các dịch vụ chăm sóc người già tại nhà để các cụ có người tâm sự, được quan tâm chăm sóc hằng ngày. Tại bTaskee, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi chuyên nghiệp, ân cần cũng sẽ là sự lựa chọn tốt cho gia đình bạn.

Hãy tải ngay ứng dụng bTaskee để trải nghiệm các dịch vụ chăm sóc người già tận tâm tận tình, uy tín chất lượng cùng vô số những ưu đãi hấp dẫn khác!!!

Dễ bị tủi thân

Càng lớn tuổi phản xạ trong giao tiếp và sinh hoạt sẽ càng chậm chạp. Người cao tuổi dễ cảm thấy tủi thân, mủi lòng khi con cháu lớn tiếng, không kiên nhẫn với mình.

Tâm lý người cao tuổi làm họ dễ đối mặt với nỗi lo bị bỏ rơi, tự ái khi mọi việc trong nhà không được hỏi han ý kiến từ họ. Người cao tuổi dễ cảm thấy mình trở thành người thừa trong gia đình khi con cháu thờ ơ, ít quan tâm đến. 

Đặc biệt những người lớn tuổi thường ốm đau, con cháu thường xuyên chăm sóc khiến họ gặp áp lực, cảm thấy lo lắng khi làm phiền con cháu. Đây là vấn đề tâm lý người cao tuổi rất dễ gặp, người thân nên khéo léo trong cư xử để các cụ thấy vui lòng.

Hay nói nhiều hoặc dễ bị trầm cảm

Theo các bác sĩ, hiện tượng “nói không chủ đích”, nói nhiều  ở người lớn tuổi là do các rối loạn về tâm thần. Trong số các biểu hiện của chứng này, nhẹ thì bệnh nhân cảm thấy khó chịu, lo lắng, rối loạn giấc ngủ, nặng hơn là suy nhược cơ thể, lo âu, ám ảnh bệnh tật. Có người còn xuất hiện trạng thái loạn thần, biểu hiện bằng các hoang tưởng, ảo giác và rối loạn ý thức.

Gia đình nên thường xuyên trò chuyện, giải tỏa tâm lý và có cách chăm sóc người già bị lẫn để họ cảm thấy được thoải mái tinh thần.

Trầm cảm khiến người già lo âu, mất tập trung, hay cảm thấy mệt mỏi. Điều này ảnh hưởng xấu đến tâm lý người cao tuổi.
Người cao tuổi trầm tư, buồn bã. (Ảnh: Science News)

 Theo số liệu của bệnh viện tâm thần Tp. HCM, hiện có tới 15% người cao tuổi trong cộng đồng và trong nhà nuôi dưỡng có triệu chứng trầm cảm.

Các báo cáo cho thấy triệu chứng và dấu hiệu thường gặp của rối loạn trầm cảm bao gồm giảm năng lượng, sự tập trung, vấn đề về giấc ngủ (đặc biệt là dậy sớm buổi sáng và thức giấc nhiều lần trong đêm), giảm ngon miệng, sụt cân và các than phiền về cơ thể.

Họ đặc biệt dễ bị trầm cảm chủ yếu với những nét sầu uất thể hiện qua sự nghi bệnh, giảm lòng tự tin, cảm giác vô giá trị và khuynh hướng tự buộc tội bản thân kèm theo hoang tưởng paranoid và ý tưởng tự tử.

Tính tình dễ nóng nảy

Nguyên nhân khiến người cao tuổi hay hờn giận, khó chịu là bởi trong quá trình già đi, có nhiều thay đổi về mặt cơ thể khiến họ dễ bất an. Một số biểu hiện như mắt kém đi, tai không còn nghe tốt như trước, răng đau, ăn uống kém ngon…

Ngoài ra phải kể đến những thay đổi trong gia đình như việc các con lập gia đình, đi học xa, người thân qua đời… Những việc đó tác động rất lớn đến tâm lý người cao tuổi, khiến họ dễ mất cân bằng, dễ nóng nảy.

Sự gia tăng tâm lý cô đơn và tự ti còn do người già nhận thấy địa vị xã hội của mình càng ngày càng kém. Từ đó dễ sinh ra dao động và khả năng tự kiềm chế của mình, gặp việc là nôn nóng sinh ra cáu gắt, nổi trận lôi đình ngay với cả những việc nhỏ nhặt.

Ngoài stress thì người lớn tuổi cũng dễ mắc các bệnh lý khác nên chú ý quan tâm đến tâm lý người cao tuổi để họ tránh rơi vào các tình trạng tiêu cực.

Hay có sự đa nghi

Thính lực người già giảm, dễ nghe sai, hiểu sai ý người khác lại hay thích suy đoán nên khó hòa nhập cùng với mọi người. Yếu tố tâm lý người cao tuổi càng khiến tính đa nghi tăng lên và trầm trọng hơn theo thời gian.

Suy nghĩ nhiều là nguyên nhân của sự lo lắng và tính nóng nảy. Người già rất mẫn cảm với tất cả mọi thứ như một sự khủng hoảng tâm lý khiến sức khỏe suy giảm. Chú trọng đến tâm lý người cao tuổi và cách quan tâm, chăm sóc các cụ sẽ giúp các triệu chứng này giảm thiểu.

Đôi khi sợ phải đối mặt với cái chết

Đối với nhiều người già đi nghĩa là cái chết đang đến gần. Sinh – tử là quy luật của tự nhiên không chừa một ai nhưng dù vậy người già vẫn sợ phải đối mặt với cái chết.

Tâm lý người cao tuổi là hay bàn việc hậu sự cho mình, viết di chúc cho con cháu… Cũng có những cụ không chấp nhận, lảng tránh điều đó và sợ nghĩ đến cái chết

Dễ bị ngã trong sinh hoạt hàng ngày

Thay đổi liên quan đến tuổi tác có thể làm giảm các hệ thống liên quan đến việc duy trì sự cân bằng và ổn định trong việc đi đứng hoặc ngồi, dễ tăng nguy cơ ngã.

Ở người cao tuổi thị giác, hệ thống xương khớp, chức năng thăng bằng và phản xạ của thần kinh dần suy yếu nên rất dễ bị ngã. Các chấn thương ở da thường lâu lành, chấn thương ở xương khó có khả năng phục hồi. 

Biến chứng từ ngã gây ra các thương tích, tàn phế và tử vong. Đặc biệt ở những người cao tuổi bị hội chứng dễ bị tổn thương và có bệnh tật kèm theo.

Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ (NCBI), tỷ lệ tử vong do ngã tăng nhanh theo độ tuổi đối với người da trắng từ 70 tuổi trở lên; nó tăng ít hơn đáng kể đối với da trắng 75 tuổi trở lên). Ở tuổi 85, khoảng 2/3 số ca tử vong liên quan đến thương tích được báo cáo là do ngã. 

Khi bị ngã người cao tuổi dễ gặp các chấn thương gây ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất.
Người cao tuổi dễ bị ngã. (Ảnh: Viện y học Ứng dụng Việt Nam)

Cần chú ý đến sàn nhà, bề mặt di chuyển tránh trơn trượt, ghế ngồi cần chắc chắn để giảm các nguy cơ ngã và các chấn thương có liên quan.

Khi về già, người cao tuổi hay để ý và trở nên kỹ tính. Vì vậy, để người già vui sống mỗi ngày các thành viên trong gia đình cần ôn hòa, thoải mái, chia sẻ và yêu thương nhau nhiều hơn. Hy vọng với những chia sẻ từ bTaskee đã giúp bạn hiểu hơn về các đặc điểm tâm lý người cao tuổi. 

Hãy tải ngay ứng dụng bTaskee để trải nghiệm các dịch vụ chăm sóc người già tận tâm tận tình, uy tín chất lượng cùng vô số những ưu đãi hấp dẫn khác!!!

Xem thêm bài viết về người cao tuổi:

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services