Thoái Hóa Khớp Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
bệnh thoái hóa khớp ở người già
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Thoái hóa khớp là một bệnh lý thường gặp sau độ tuổi trung niên. Đặc biệt là ở người cao tuổi do các chức năng của sụn khớp đang dần lão hóa. Hậu quả mà thoái hóa khớp gây ra là không nhỏ, cùng bTaskee tìm hiểu các nguyên nhân để đưa ra các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là một bệnh lý mãn tính, thường xuất hiện sau 40 tuổi gây thoái hóa và biến dạng khớp nghiêm trọng. Đây là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, rách nứt do mất cân bằng giữa quá trình thoái hóa và tái tạo. Khi chịu tác động lớn của lực, các sụn khớp bị hao mòn,mất dần dịch nhầy, các đầu xương chà sát lên nhau, gây ra tình trạng đau nhức xương khớp.

Sụn khớp bị bào mòn theo thời gian, xương tại bề mặt khớp bị biến dạng do cọ xát .
Sự tiến triển của bệnh thoái hóa khóp (Ảnh: Sở Y tế Tuyên Quang)

Hầu hết các khớp trên cơ thể đều có thể bị thoái hóa, thường gặp nhất ở các khớp chịu sức nặng của cơ thể.

  • Thoái hóa khớp gối
  • Thoái hóa khớp háng
  • Thoái hóa cột  sống lưng
  • Thoái  hóa nhiều đoạn cột sống
  • Thoái hóa khớp ngón tay
  • Thoái hóa các khớp khác

Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp

Các triệu chứng thoái hóa khớp ở mỗi bệnh nhân thường không giống nhau, phụ thuộc vào tình trạng và vùng khớp bị thoái hóa. Một số triệu chứng điển hình để nhận biết bệnh thoái thoái khớp như sau:

Đau nhức cơ

Đây là triệu chứng thường gặp nhất khi xuất hiện các cơn đau âm ỉ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động. Ở giai đoạn đầu thoái hóa khớp chỉ xuất hiện thoáng qua, đau nhẹ và mất đi nhanh chóng. Khi tình trạng chuyển biến nặng các cơn đau sẽ kéo dài, gây đau nhức dữ dội  đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột

Cứng khớp, có tiếng lạo xạo khi cử động

Hiện tượng này xuất hiện nhiều vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy đi kèm với những cơn đau. Các khớp đau nhức, khó cử động tình trạng sẽ giảm dần khi được xoa bóp, nghỉ ngơi.

Khi thoái hóa khớp, sụn và đĩa đệm bị bào mòn, dịch nhầy bôi trơn bị thiếu hụt dẫn đến khô khớp. Khi di chuyển hay vận động, các đầu xương cọ xát vào nhau tạo ra tiếng kêu lạo xạo kèm theo đau nhức.

Làm hạn chế khả năng vận động

Thoái hóa xương khớp gây ra nhiều cản trở trong quá trình sinh hoạt, vận động. Ngay cả khi thực hiện các động tác đơn giản như quay đầu, cúi lưng, đi bộ,… cũng gặp cản trở bởi các cơn đau.

Biến dạng khớp

Không chỉ dừng lại ở các cơn đau nhức, thoái hóa khớp còn làm các vùng cơ bị tổn thương, gây sưng tấy hoặc teo cơ. Các khớp xương bị biến dạng, đầu gối bị lệch khỏi trục.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Theo nghiên cứu của các chuyên gia xương khớp, một số nguyên nhân điển hình gây ra bệnh thoái hóa khớp là:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa khớp, gây đau nhức dữ dội.
Một số nguyên nhân gây thoái hóa khớp (Ảnh: Internet)

Yếu tố tuổi tác

Sự lão hóa của tuổi tác là nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa khớp. Tuổi tác càng cao thì quá trình lão hóa tự nhiên bên trong cơ thể diễn ra càng nhanh chóng. Hệ thống xương khớp bên trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng và suy yếu dần. Đối với người cao tuổi, việc chọn giường ngủ phù hợp cũng tác động đến quá trình chữa trị xương khớp.

Sai tư thế vận động, sinh hoạt

Các thói quen xấu như lười vận động, nằm sấp, ngồi sai tư thế,… sẽ làm cản trở lưu lượng máu lưu thông đến nuôi các khớp làm gia tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

Thừa cân béo phì

Hệ thống xương khớp luôn chịu tác động của trọng lượng cơ thể, nhất là vùng cột sống và hai đầu gối. Người thừa cân, béo phì sẽ đặt áp lực lớn lên các khớp, khiến khớp cùng hệ thống dây chằng bị tổn thương và suy thoái theo thời gian.

Vận động, làm việc quá sức

Khi làm việc nặng, phải thường xuyên khuân vác sẽ dễ gặp các chấn thương không mong muốn cho các khớp. Khi về già nhanh chóng bị loãng xương, nguy cơ cao bị thoái hóa xương khớp.

Dị tật, gen di truyền

Một số yếu tố như gen di truyền, dị tật bẩm sinh gây ra biến dạng xương hoặc sụn có thể gây thoái hóa khớp nhanh hơn. Thông tin từ Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Hoa Kỳ cho thấy, ảnh hưởng từ yếu tố di truyền là 39 đến 65%.

Ảnh hưởng của một số bệnh lý khác

Hệ quả từ một số căn bệnh như: loãng xương, nhiễm trùng khớp, viêm khớp thấp,.. cũng có thể gây ra thoái hóa khớp. Phụ nữ sau sinh, hay tiền mãn kinh dễ bị thiếu hụt lượng canxi cũng là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp.

Chế độ ăn uống không khoa học

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng hệ thống xương khớp. Nếu bị thiếu hụt các chất như canxi, glucosamine và chondroitin mật độ xương sẽ giảm dần, làm bào mòn sụn khớp, nhanh chóng xuất hiện nguy cơ thoái hóa.

Với những người lớn tuổi, các món ăn dinh dưỡng cần bổ sung và bệnh xương khớp nên kiêng ăn gì cần được lưu tâm nhiều hơn, bạn có thể tham khảo từ các chia sẻ của bTaskee.

Thoái hóa khớp có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp gây ra các triệu chứng như đau nhức, cứng khớp, ảnh hưởng đến khả năng vận động bình thường. Bệnh có thể để lại nhiều di chứng nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.

Suy nhược cơ thể

Đau nhức xương khớp kéo dài, đặc biệt là về đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ, các chuyển động của cơ thể cũng gây đau đớn, khó chịu. Tình trạng bệnh kéo dài sẽ làm ngươi bệnh rơi vào trạng thái lo lắng, suy nhược cơ thể,…

Biến dạng các khớp

Các khớp bị tổn thương sẽ có triệu chứng sưng to, mọc gai xương gây biến dạng và lệch khỏi vị trí ban đầu. Chứng vôi hóa sụn khớp sẽ xuất hiện khi các tinh thể canxi trong sụn được hình thành , gây ra các cơn đau cấp.

Gút

Gút cũng là một trong những biến chứng do thoái hóa khớp gây ra. Thoái hóa khớp có thể làm thay đổi sụn, dẫn đến các tinh thể urat natri hình thành trong khớp, gây ra bệnh gút và đau cấp tính. Gút thường xuất hiện ở ngón chân cái.

Teo cơ

Các cơ xung quanh vùng khớp bị tổn thương nếu không được vận động trong thời gian dài sẽ dần suy yếu, gây teo cơ và mất đi khả năng vận động thông thường như co duỗi, cầm nắm, đi đứng,…

Bại liệt, tàn phế 

Đây là biến chứng rất nguy hiểm của bệnh thoái hóa khớp, người bệnh đã mất đi khả năng vận động vĩnh viễn do các cơ quan xung quanh khớp như rễ thần kinh và tủy sống bị tổn thương.

Hậu quả mà thoái hóa khớp để lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe theo thời gian. Đặc biệt ở người già, thoái hóa khớp còn làm suy giảm tinh thần và thể lực.

Tại bTaskee có nhiều nhiều kinh nghiệm hay trong việc chăm sóc người già bị bệnh khớp. Bạn có thể tham khảo dịch vụ chăm sóc người già tại bTaskee để người thân của bạn luôn được chăm sóc kĩ càng.

Tải ngay ứng dụng bTaskee tại đây

Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp

Khi thấy bản thân có các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp phù hợp. Một số phương pháp phổ biến được sử dụng hiện nay

  • Chụp X-Quang
  • Chụp MRI
  • Nội soi khớp
  • Siêu âm khớp
  • Chụp cắt lớp
  • Lấy dịch khớp xét nghiệm

Cần có các phương pháp điều trị kịp thời để làm giảm các triệu chứng của bệnh, duy trì và phục hồi chức năng của sụn khớp kịp thời, hạn chế sự tàn phế do thoái hóa khớp gây ra.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh lý thường gặp ở tuổi già do quá trình lão hóa tự nhiên diễn ra theo tuổi tác. Để phòng tránh tình trạng này bạn cần phải xây dựng cho bản thân lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học, điều này giúp kéo dài thời gian thoái hóa khớp và làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý

Đối với những người thừa cân hoặc béo phì, giảm cân giúp giảm áp lực lên các khớp đặc biệt là các khớp chịu trọng lượng như hông và đầu gối. Đạt hoặc duy trì cân nặng hợp lý có thể giảm đau, cải thiện chức năng và làm chậm sự tiến triển của bệnh thoái hóa khớp.

Làm việc và vận động đúng tư thế

Bảo vệ các khớp của bạn tránh khỏi các chấn thương đột ngột để không gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh viêm khớp. Nên ngồi làm việc đúng tư thế, không ngồi quá lâu, thường xuyên thả lỏng các khớp. Trong lao động nên mặc đồ bảo hộ, hạn chế lao động quá sức sẽ gây ảnh hưởng đến xương khớp.

Tăng cường luyện tập thể dục thể thao

Theo Hệ thống Y tế Mayo Clinic, tập thể dục rất quan trọng đối với những người bị viêm khớp. Nó làm tăng sức mạnh và tính linh hoạt, giảm đau khớp và giúp chống lại sự mệt mỏi. Bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu đề xuất các bài tập cho bạn bao gồm các bài tập vận động đa dạng, bài tập tăng cường sức mạnh, bài tập aerobic và các hoạt động khác để giảm nguy cơ thoái hóa khớp.

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Người bị bệnh thoái hóa khớp cần bổ sung cấc thực phẩm như cá, hầu, ngũ cốc, rau xanh.
Thực đơn cho người bệnh thoái hóa khớp

Chế độ ăn khoa học giúp giảm nguy cơ bệnh tiến triển xấu đi, thúc đẩy quá trình phục hồi của hệ cơ xương khớp bị tổn thương. Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Hoa Kỳ (NCBI), canxi và vitamin D là chất dinh dưỡng liên quan đến sự hình thành và chuyển hóa của xương khớp, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, ngăn ngừa quá trình thoái hóa xảy ra. 

Một bổ sung các loại thực phẩm giàu glucosamine, chondroitin, omega-3, vitamin,…thường có trong cá và nước hầm xương. Hạn chế sử dụng rượu bia, nước có gas, thuốc lá, chất kích thích,… để ngăn ngừa thoái hóa khớp.

Thường xuyên theo dõi sức khỏe và đến bác sĩ thăm khám để ngăn ngừa và kịp thời xử lý bệnh thoái hóa xương khớp. Với những chia sẻ từ bTaskee hy vọng đem đến cho gia đình bạn những thông tin và các cách phòng chống thoái hóa khớp hiệu quả.

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services