Ngày Nhập Trạch Là Gì? Cách Chọn Ngày Nhập Trạch Và Cách Cúng Chuẩn Phong Thủy

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Ngày Nhập Trạch Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Cúng Chuẩn 2024
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Nhập trạch là một nghi lễ truyền thống quan trọng của người Việt Nam, mang nhiều ý nghĩa văn hóa và tâm linh. Với bài viết này bTaskee sẽ giải đáp ngày nhập trạch là gì, cũng như hướng dẫn bạn cách chọn ngày nhập trạch chuẩn phong thủy và cách thực hiện nghi thức cúng bái một cách đầy đủ và chu đáo.

Ngày nhập trạch là gì?

Ngày nhập trạch (hay còn được gọi là ngày lên nhà mới) là ngày gia chủ chính thức dọn vào ở tại ngôi nhà mới. Theo quan niệm dân gian, đây là nghi lễ rất quan trọng nhằm thông báo với các vị thần linh cai quản khu vực đó về việc gia đình gia chủ sẽ chuyển đến sinh sống tại đây, đồng thời cầu mong được phù hộ cho cuộc sống an yên, sung túc và may mắn.

Ngày nhập trạch là gì?
Ngày nhập trạch là gì?

Hướng dẫn chọn ngày nhập trạch chuẩn phong thủy nhất

Trong phong thủy, có câu “Địa bất đắc thời, vạn vật bất sinh” ám chỉ rằng nếu không chọn được thời điểm phù hợp, dù có đặt vào vị trí địa lý tốt nhất cũng không thể đem lại may mắn và thành công. Vì vậy, việc xem ngày tốt cho lễ nhập trạch rất quan trọng.

Chọn ngày nhập trạch theo tuổi

Mỗi tuổi sẽ có những ngày tháng năm tốt khác nhau để chuyển đến ngôi nhà mới. Thông thường sẽ chọn những ngày tam hợp, lục hợp với tuổi gia chủ, tránh ngày xung khắc với tuổi

  • Tuổi Tý : Chọn ngày Tý, Dần hoặc Ngọ.
  • Tuổi Sửu : Chọn ngày Sửu, Mão hoặc Thân.
  • Tuổi Dần:  Chọn ngày Dần, Tỵ hoặc Tuất.
  • Tuổi Mão : Chọn ngày Mão, Dậu hoặc Hợi.
  • Tuổi Thìn : Chọn ngày Thìn, Thân hoặc Mùi.
  • Tuổi Tỵ : Chọn ngày Tỵ, Tuất hoặc Dậu.
  • Tuổi Ngọ : Chọn ngày Ngọ, Mùi hoặc Thìn.
  • Tuổi Mùi : Chọn ngày Mùi, Thìn hoặc Tỵ.
  • Tuổi Thân : Chọn ngày Thân, Tuất hoặc Dần.
  • Tuổi Dậu : Chọn ngày Dậu, Hợi hoặc Mão.
  • Tuổi Tuất : Chọn ngày Tuất, Dần hoặc Tý.
  • Tuổi Hợi : Chọn ngày Hợi, Mão hoặc Sửu.
Chọn ngày nhập trạch theo tuổi.
Chọn ngày nhập trạch theo tuổi.

Chọn ngày làm lễ nhập trạch theo giờ hoàng đạo

Tương xứng với 6 cặp tháng trong năm sẽ có những ngày hoàng đạo sau: (chỉ tính theo âm lịch).

  • Tháng 1 và tháng 7: Các ngày hoàng đạo gồm Tý, Sửu, Thìn, Tỵ, Mùi, Tuất.
  • Tháng 2 và 8: Các ngày hoàng đạo gồm Dần, Mão, Ngọ, Mùi, Dậu, Tý.
  • Tháng 3 và tháng 9: Các ngày hoàng đạo gồm Thìn, Tỵ, Thân, Dậu, Hợi, Dần
  • Tháng 4 và 10: Các ngày hoàng đạo gồm Ngọ, Mùi, Tuất, Hợi, Sửu, Thìn.
  • Tháng 5 và 11: Các ngày hoàng đạo gồm Thân, Dậu, Tý, Sửu, Mão, Ngọ.
  • Tháng 6 và 12: Các ngày hoàng đạo gồm Tuất, Hợi, Dần, Mão, Tỵ, Thân
Chọn ngày nhập trạch theo giờ hoàng đạo.
Chọn ngày nhập trạch theo giờ hoàng đạo.

Chọn ngày nhập trạch theo hướng nhà

  • Ngôi nhà quay về hướng Đông thuộc hệ Mộc : tránh các ngày Dậu, Sửu, Tỵ hệ Kim.
  • Ngôi nhà quay về hướng Tây thuộc hệ Kim : tránh những ngày Mùi, Hợi, Mão của hệ Mộc.
  • Ngôi nhà quay về hướng Nam thuộc hệ Hoả : tránh ngày Tý , Thân, Thìn của hệ Thủy.
  • Ngôi nhà quay về hướng Bắc thuộc hệ Thuỷ: cần tránh ngày Dần, Ngọ, Tuất của hệ Hỏa.
Chọn ngày nhập trạch theo hướng nhà.
Chọn ngày nhập trạch theo hướng nhà.

Những ngày đại kỵ không nên nhập trạch

  • Ngày Nguyệt kỵ: 5, 14 và 23
  • Ngày Tam Nương: mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22, 27;
  • Mùng 1 và rằm hàng tháng
Ngày xấu nên tránh khi làm lễ cúng về nhà mới.
Ngày xấu nên tránh khi làm lễ cúng về nhà mới.

Nguồn : Tổng hợp.

Cách cúng nhập trạch chuẩn phong thuỷ

Chuẩn bị lễ vật cúng nhập trạch

Trên mâm cúng nhập trạch thường được chia thành ba phần chính: hương hoa, ngũ quả và mâm thức ăn. Tùy thuộc vào sở thích và truyền thống, có thể linh hoạt điều chỉnh và chuẩn bị cho buổi lễ cúng dựa trên điều kiện của gia đình. Quan trọng nhất là lòng thành và sự tôn trọng của gia chủ.

Mâm cúng hoa quả

Phần ngũ quả thường bao gồm năm loại trái cây theo mùa, tươi ngon và đẹp mắt. Gia chủ có thể lựa chọn từ bưởi, dưa hấu, đu đủ, cam, táo và các loại trái cây khác tùy thuộc vào sở thích và sự phong phú của vùng miền.

Mâm cúng hoa quả.
Mâm cúng hoa quả.

Mâm cúng hương hoa

Phần hương hoa, một bình hoa tươi như hoa hồng, hoặc cúc thường được lựa chọn trong mâm lễ cúng nhập trạch, ngoài ra, còn có các vật phẩm như đèn cầy, nhang, trầu cau, vàng mã, cùng ba hũ nhỏ chứa gạo, muối và nước để phòng trừ tà ma và thu hút tài lộc.

Mâm cúng hương hoa.
Mâm cúng hương hoa.

Mâm cơm cúng

Phần mâm cơm cúng lễ nhập trạch có thể lựa chọn làm lễ cúng chay hoặc lễ cúng mặn. Nếu là lễ cúng mặn, gia chủ cần chuẩn bị các món như thịt luộc, tôm luộc, trứng vịt luộc, gà luộc hoặc thịt lợn quay, cùng với cháo hoặc xôi và một số món mặn khác. Nếu là lễ cúng chay, gia chủ có thể chuẩn bị xôi, canh, món xào, kho, bánh kẹo và chè.

Mâm cơm cúng.
Mâm cơm cúng.

Nghi thức cúng nhập trạch

  • Trước khi chuyển đến nhà mới, chủ nhà cần chuẩn bị sẵn lò hơn và đặt ở cửa ra vào.
  • Bố trí đồ cúng và đồ chúc mừng ngay ngắn, chỉn chu để thực hiện thủ tục cúng bái chuyển nhà mới.
  • Chủ nhà thường là người nam trụ cột gia đình sẽ là người tiến hành thủ tục đầu tiên. ia đạo bước qua lò than (chân trái trước, chân phải sau), mang theo bát hương cùng bài gia tiên, các thành viên khác sẽ lần xem bước qua lò than, cầm theo các vật thờ cúng và các vật mang ý nghĩa may mắn.
  • Sau khi thực hiện thủ tục cúng bái, gia đạo nên mở toàn bộ cửa và cửa sổ trong ngôi nhà, kích hoạt năng lượng tích cực trong nhà nhà.
  • Gia đạo sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài tài địa địa, và bày trí mâm cúng, ở giữa nhà, hướng về phía hợp tuổi của gia chủ.
  • Gia chủ đại diện sẽ thảo mộc và đọc văn khấn, tất cả các thành viên khác sẽ trước lễ cúng, chết tay béo trang, thể hiện sự tôn trọng và xin thành kính với thần linh, tổ tiên.
  • Trong thời gian chờ tàn nhang, chủ nhà sẽ bật bếp và nấu nước trà dâng lễ cúng và cho người thưởng thức. Đây cũng là một cách khai thác mùi hương và tạo ra năng lượng cho ngôi nhà mới. Sau đó, gia chủ sẽ tiến hành hóa tiền vàng, sau khi cháy hết, rượu sẽ được rưới lên tàn tro.
  • Lưu giữ ba hũ muối, bình và nước đặt vào bàn thờ táo quân, điều này mang ý nghĩa mang lại tài lộc, sung túc, không đủ cho gia đạo.
Nghi lễ nhập trạch.
Nghi lễ nhập trạch.

Văn khấn nhập trạch

Dưới đây là tổng hợp một số mẫu văn khấn nhập trạch phổ biến:

Văn khấn thần linh

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ, Chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản Đất, ngài Thần Tài, ngài Thổ Địa, ngài Long Mạch, cùng các vị thần linh cai quản khu vực này.

Hôm nay là ngày … tháng … năm …, con là … (tên gia chủ), tuổi …, ngụ tại … (địa chỉ cũ). Nay con chuyển đến sinh sống tại ngôi nhà mới tọa lạc tại … (địa chỉ mới).

Con thành tâm sắm lễ, dâng lên trước án, kính cẩn tấu trình:

Nhờ ơn phước của Tam Bảo, Chư Phật, Chư vị Tôn thần, cùng gia tiên nội ngoại, con đã mua/xây dựng được ngôi nhà mới.

Nay con dọn về nhà mới, con xin kính lạy chư vị thần linh cho phép con được rước vong linh gia tiên về nhà mới để thờ phụng. Con xin cầu mong chư vị thần linh thương xót, phù hộ độ trì cho gia quyến con được an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào, vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Con xin tạ ơn chư vị thần linh.

Văn khấn gia tiên

Kính lạy

  • Cửu Huyền Thất Tổ nội ngoại gia tiên họ (họ của bạn)
  • Hiển khảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ)
  • Chư vị hương linh nội ngoại họ (họ của bạn)

Con là (tên của bạn), con trưởng/con thứ (số thứ tự) của (tên bố mẹ bạn), ngụ tại (địa chỉ nhà cũ).

Hôm nay, ngày (âm lịch), tháng (âm lịch), năm (dương lịch), con cùng gia đình dọn về nhà mới tại (địa chỉ nhà mới).

Nhờ ơn đức của tổ tiên, ông bà phù hộ độ trì mà chúng con mới có được nơi ăn chốn ở mới khang trang, tiện nghi. Con xin phép được dâng lên án thờ lễ vật gồm:

  • (Liệt kê các lễ vật dâng cúng gia tiên)

Kính mong các vị tiên linh, chư vị hương linh nội ngoại họ (họ của bạn) chứng giám lòng thành, giáng lâm án tiền, thụ hưởng lễ vật. Xin phù hộ độ trì cho toàn thể gia đình con được:

  • Sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng
  • Vạn sự như ý, tài lộc tấn tới
  • Con cháu học hành tấn tới, đỗ đạt cao trong khoa cử
  • Gia đạo thuận hòa, êm ấm, hạnh phúc

Con xin tạ ơn các vị tiên linh, chư vị hương linh nội ngoại họ (họ của bạn) đã che chở, phù hộ cho gia đình con trong suốt thời gian qua. Con xin hứa sẽ luôn giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, làm rạng danh tông tổ.

Nam mô A Di Đà Phật!

Văn khấn lễ nhập trạch.
 Văn khấn lễ nhập trạch.

>> Xem thêm chi tiết: Mở Cánh Cửa Tài Lộc Với Bài Văn Khấn Về Nhà Mới Thuê Chuẩn Nhất 2024

Một số lưu ý sau khi nhập trạch

Sau khi nhập trạch, có một số lưu ý quan trọng để gia đình cần tuân thủ để tạo ra một môi trường sống tốt đẹp và hòa thuận. Dưới đây là một số lưu ý sau khi nhập trạch:

Kiêng kỵ những điều không tốt trong ngày nhập trạch

Tránh việc thực hiện các công việc quan trọng như cắt tóc, cắt móng, đào đất, phá bỏ nhà cửa trong ngày nhập trạch vì có thể mang lại xui xẻo và rủi ro cho gia đình.

Giữ tinh thần lạc quan và tích cực

Tránh nói chuyện xấu, tức giận hay gây xung đột trong ngày nhập trạch. Thay vào đó, hãy giữ tinh thần lạc quan và tích cực để thu hút năng lượng tích cực vào ngôi nhà mới.

Dọn dẹp nhà cửa

Tiếp tục dọn dẹp nhà cửa sau khi nhập trạch để duy trì không gian sống sạch sẽ và thoải mái cho gia đình.

Treo chuông gió trước nhà

Treo một chiếc chuông gió trước nhà có thể giúp tránh xa bệnh tật và thu hút vượng khí vào ngôi nhà mới.

Xông nhà xua đuổi vận khí không tốt

Thực hiện các phương pháp xông nhà để loại bỏ các năng lượng tiêu cực và xua đuổi vận khí không tốt khỏi ngôi nhà mới.

Mang đồ may mắn vào nhà

Mang vào nhà những vật phẩm được coi là may mắn và mang lại điều tốt lành cho gia đình, như cây cảnh, hình ảnh thần linh, hoặc vật phẩm có ý nghĩa tâm linh.

Dọn dẹp nhà cửa cũng là một trong những lưu ý sau khi nhập trạch.
Dọn dẹp nhà cửa cũng là một trong những lưu ý sau khi nhập trạch.

Những câu hỏi thường gặp về ngày nhập trạch

Ngày nay, truyền thống nhập trạch đã thích nghi hay thay đổi như thế nào trong các gia đình Việt Nam?

Lễ nhập trạch đã có nhiều thay đổi và thích hợp để phù hợp với nhịp sống hiện đại. Nhiều gia đình hướng đến việc đơn giản hóa lễ vật cúng bái. Thay vì cúng nhiều món, người ta có thể chọn cúng những món chay thanh đạm hoặc những món đơn giản, dễ kiếm.

Nghi thức cúng bái ngày nay cũng được rút gọn so với đây trước đây Một số gia đình chỉ đọc bài khấn đơn giản, không cần đến thầy cúng. Bên cạnh đó , nhiều gia đình lựa chọn làm lễ nhập trạch vào buổi chiều hoặc tối thay vì buổi sáng như trước đây.

Gia chủ có thể tự mình thực hiện lễ nhập trạch được không?

Theo quan niệm truyền thống, gia chủ nên là người nên thực hiện nghi lễ tân gia. Việc này thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với tổ tiên, thần linh và cầu mong những điều tốt đẹp cho gia đình trong ngôi nhà mới. 

Tuy nhiên, để thực hiện nghi lễ nhập trạch chỉn chu nhất, gia chủ cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng về cả lễ vật và nghi thức cúng bái. Nếu gia chủ không có thời gian hoặc không am hiểu về nghi, có thể nhờ người có hiểu biết thực hiện như nhà sư, thầy cúng phong thuỷ…

 ** Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!

Vậy là bTaskee đã chia sẻ thông tin về ngày nhập trạch là gì, ý nghĩa và cách cúng sao cho đúng chuẩn phong thuỷ và một số lưu ý. Hy vọng, nội dung này phần nào đã giúp bạn biết cách để mang đến nhiều tài lộc, thịnh vượng nhất, ăn nên làm ra và mọi công việc đều suôn sẻ. Chúc các bạn thành công!

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services