Vì Sao Mèo Bị Ho? Kinh Nghiệm Vàng Để Chăm Sóc Mèo Ho Cho Người Mới

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
mèo bị ho
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Mèo bị ho khá nghiêm trọng và có thể nguồn cơ dẫn đến nhiều căn bệnh khác của chúng. Bên cạnh triệu chứng ho khạc thông thường, một số chú mèo còn bị nôn khan, ợ hơi, khò khè, co thắt lưng,… Hãy cùng bTaskee tìm hiểu về các triệu chứng ho ở mèo và cách khắc phục tại nhà ngay.

Các nguyên nhân làm mèo bị ho

Hiện nay, có nhiều nguyên nhân khiến mèo bị ho, tuy nhiên các chuyên gia đã chỉ ra rằng sẽ có năm nguyên nhân chính gây nên các vấn đề về hô hấp, cụ thể:

  • Viêm nhiễm do vi khuẩn và virus: Mèo có thể bị viêm nhiễm ở hệ hô hấp do một số vi khuẩn Bordetella hoặc virus FVR. Đây là nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất gây nên triệu chứng ho ở mèo.
  • Nhiễm giun ký sinh: Các loại giun ký sinh như giun tim, có thể làm cản trở quá trình hô hấp của mèo, gây nên triệu chứng ho.
  • Dị ứng và thay đổi thời tiết: Mèo có thể bị ho khò khè do thay đổi thời tiết hoặc dị ứng khi hít phải các loại bụi lông hoặc chất lỏng. Điều này tạo nên phản xạ cho cơ thể và gây nên triệu chứng ho.
  • Khối u và bệnh về tim mạch: Một số con mèo bị ho kéo dài và không giảm, thì nên mang đi thăm khám, bởi có thể mèo đã bị khối u ở ngực hoặc các vấn đề về tim mạch.
  • Vật lạ trong đường hô hấp: Khi mèo ho liên tục, nguyên nhân gây ra cũng có thể do có một vật lạ mắc trong đường hô hấp của chúng, chẳng hạn như hóc xương, đồ chơi,…
Mèo bị viêm nhiễm ở hệ hô hấp do một số vi khuẩn Bordetella hoặc virus FVR.
Mèo bị viêm nhiễm ở hệ hô hấp do một số vi khuẩn Bordetella hoặc virus FVR. 

Đối với những chú mèo con và mèo già thường dễ gặp tình trạng ho hơn so với mèo trưởng thành. Bởi lẽ hệ miễn dịch của mèo bị suy giảm hoặc chúng chưa có đủ khả năng để đối phó với những tác động từ bên ngoài. Nên người nuôi mèo cần lưu ý và chăm sóc chúng kỹ lưỡng hơn.

Các triệu chứng đi kèm với việc ho ở mèo

Để đánh giá chi tiết tình trạng sức khỏe cho bé nhà mình, bạn nên quan sát và theo dõi các triệu chứng đi kèm với ho ở mèo. Điều này sẽ thuận tiện khi bạn đưa chúng đến các cơ sở thú y và cung cấp thông tin về tính trạng bệnh cho bác sĩ.

Để đánh giá chi tiết tình trạng sức khỏe nên quan sát các triệu chứng đi kèm.
Để đánh giá chi tiết tình trạng sức khỏe nên quan sát các triệu chứng đi kèm.

Khi mèo bị ho khan, nên quan sát cách thở, vì đường mũi thường bị bí hoặc nghẹt nên chúng thường thở bằng miệng. 

Ngoài ra, có thể xuất hiện thêm dịch mũi, thậm chí có mủ màu vàng hoặc xanh lục. Dịch mũi khiến mèo khó chịu, thế nên chúng sẽ liếm nước mũi liên tục để dễ thở hơn.

Bên cạnh tiếng ho, nếu ho khạc sẽ kèm theo chất dịch tiết ra ngoài. Ngoài ra, nếu tình trạng ho kéo dài có thể dẫn đến thắt lưng co thắt hoặc mèo bị ngất vì quá mệt. Một số loại bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến các triệu chứng ở mèo như nôn, ho ra máu hoặc ho kéo dài.

Việc chăm sóc thú cưng trong nhà khá tốn thời gian nhất là khi chúng bị bệnh. Nếu bạn bận rộn với nhiều công việc hãy đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà tại app bTaskee. Chỉ 30s đặt dịch vụ đơn giản, bạn sẽ có ngay CTV đến giúp bạn dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng.

Tải ứng dụng bTaskee và trải nghiệm dịch vụ tiện ích gia đình tại đây!

Chẩn đoán mèo bị ho

Khi thấy mèo có những biểu hiện bệnh nặng, nên đưa đến bác sĩ để đưa ra những chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh. Bạn cần cung cấp những thông tin về sức khỏe, tình trạng bệnh, các hoạt động của mèo gần, một số chẩn đoán như sau:

  • Hắt-xì và ho có thể gây nhầm lẫn với nhiều tình trạng bệnh khác nhau, nên bác sĩ sẽ thực hiện quá trình đánh giá và quan sát để xem triệu chứng của mèo có thực sự chỉ là ho hay là hắt hơi. Các âm thanh từ hai triệu chứng này rất giống nhau và để phân biệt cần chú ý quan sát. Khi ho miệng mèo thường mở ra, còn hắt hơi miệng thường đóng kín lại.
  • Loại chất dịch ho và tần suất rất quan trọng trong việc xác định nguyên nhân ho. Bác sĩ sẽ cần những thông tin về thời gian, loại dịch tiết, đặc điểm và tần suất của các triệu chứng. Vì thế nên ghi lại những biểu hiện bệnh của mèo khi ở nhà, giúp quá trình chẩn đoán dễ dàng hơn.
  • Bác sĩ sẽ cần đánh giá tình trạng ho hiện tại của mèo là ho khan hay ho ướt. Ho có dịch thì chất dịch sẽ được tiết ra thông qua cơ chế phản xạ của ho, còn ho khan sẽ không có điều này. Ho có thể liên quan đến những loại bệnh nguy hiểm, vì thế cần phải chẩn đoán chính xác và cẩn thận.
  • Sau khi thực hiện khám và đánh giá ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu. Từ đó, có thể phát hiện những dấu hiệu về nhiễm trùng hoặc dị ứng dựa trên số lượng bạch cầu. Còn từ xét nghiệm sinh hóa máu có thể thấy được enzym gan tăng lên bất thường hoặc các vấn đề khác trong cơ thể.
  • Mèo có triệu chứng chảy máu hoặc ho ra màu, thì cần thực hiện các xét nghiệm liên quan đến máu đông sẽ được tiến hành. Điều này nhằm xác định cơ chế đông máu trong cơ thể hoạt động như thế nào. Một số công cụ chuẩn đoán sẽ gồm: Chụp CT, chụp X quang, chụp cộng hưởng,… 
  • Để có chẩn đoán chi tiết hơn, bác sĩ sẽ sử dụng ống kiểm tra thanh quản hoặc máy soi phế quản để xem các bộ phận này. Ngoài ra, cũng có thể thực hiện xét nghiệm phân để kiểm tra xem có xuất hiện ký sinh trùng trong hô hấp trong cơ thể hay không.
Nên đưa đến bác sĩ để đưa ra những chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh.
Nên đưa đến bác sĩ để đưa ra những chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh.

>> Xem thêm: [Giải Đáp] Mèo Bị Sổ Mũi: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Cách điều trị và khắc phục mèo bị ho tại nhà hiệu quả

Trong quá trình mèo bị ho, chủ nên theo dõi tình trạng sức khỏe và những triệu chứng bệnh để chăm sóc và điều trị kịp thời. Một số cách điều trị và khắc phục tình trạng mèo bị ho tại nhà như sau:

  • Giám sát và ghi chép sức khỏe: Khi mèo xuất hiện những biểu hiện ho đầu tiên, hãy quan sát tỉ mỉ và ghi chép lại chúng. Điều này giúp quá trình điều trị và chăm sóc hiệu quả hơn.
  • Đảm bảo dinh dưỡng và nước uống: Để tăng cường sức đề kháng cho mèo, cần đảm bảo dinh dưỡng và bổ sung nước hằng ngày. Bởi khi chúng bị bệnh thường sẽ chán ăn và ít uống nước hơn, nên chủ phải quan tâm thường xuyên.
  • Dọn ổ mèo thoáng mát và sạch sẽ: Cần đảm bảo không gian thông thoáng và được dọn dẹp thường xuyên. Loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc và đặc biệt khi mèo bị ho thì không nên sống trong không gian quá ẩm ướt.
  • Vệ sinh mũi mèo: Mèo thường xuất hiện dịch mũi khi ho và sẽ khiến trở nên khó thở, vì thế cần vệ sinh 1 – 2 ngày/lần bằng khăn bông ấm.
  • Xông hơi cho mèo: Mỗi ngày nên xông hơi cho mèo 2 lần/ngày để chúng dễ thở và bớt nghẹt mũi. Nếu mèo đang bị ho thì nên xông hơi cùng với tinh dầu, nếu không có máy xông hơi thì nên cho mèo vào phòng tắm, đóng kín cửa và mở nước nóng.
  • Không nên làm dụng thuốc: Hiện nay, có nhiều loại thuốc chống ho cho mèo được bày bán tại nhiều nơi. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng, cho mèo uống không đúng liều có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
  • Cho mèo đến thăm khám bác sĩ: Để đảm bảo chúng được khỏe mạnh, mọi người nên cho mèo đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có liều lượng thuốc sử dụng phù hợp.
Khi mèo xuất hiện những biểu hiện ho đầu tiên, hãy quan sát tỉ mỉ và ghi chép lại.
Khi mèo xuất hiện những biểu hiện ho đầu tiên, hãy quan sát tỉ mỉ và ghi chép lại.

Qua những thông tin trên, bTaskee hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm phần nào về tình trạng mèo bị ho cũng như các triệu chứng thường gặp. Khi phát hiện mèo bệnh, đừng nên tự ý chữa trị mà hãy mang đến các cơ sở thú y để được tư vấn nhé!

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services