Tia UV Là Gì? Tác Hại Và Cách Bảo Vệ Da Trước Tia Cực Tím

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
tia uv là gì
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới với lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào nhiều và thường xuyên. Điều này dẫn đến cường độ tia UV cao, chúng là loại ánh sáng mặt trời có hại cho sức khỏe của con người. Vậy tia UV là gì và làm thế nào để phòng tránh? Cùng bTaskee tìm hiểu nhé!

Tia UV là gì?

Tia cực tím (UV – Ultraviolet), hay còn gọi là tia tử ngoại, đây là tia dạng sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn so với sóng ánh sáng, nhưng dài hơn so với sóng của tia X.

Phổ tia cực tím có thể được chia thành hai vùng chính: Vùng tử ngoại gần (có số bước sóng từ 380 đến 200 nanometers) và vùng từ ngoại xa/vùng tử ngoại chân không (có số bước sóng từ 200 đến 10 nanometers).

Tia cực tím (UV) là dạng sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn so với sóng ánh sáng.
Tia cực tím (UV) là dạng sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn so với sóng ánh sáng.

Khi xem xét tác động của tia cực tím đối với sức khỏe con người và môi trường, ta có thể phân chia tia tử ngoại thành ba loại chính:

  • Tia UVA/sóng dài hay ánh sáng đen (bước sóng từ 380 đến 315 nanometers). Tác hại của tia cực tím thuộc bước sóng A sẽ khiến da của chúng ta nhăn nheo. Oxit kẽm và oxit titan rất hiệu quả trong việc chống tia UVA.
  • Tia UVB/sóng trung (với bước sóng từ 315 đến 280 nanometers). Đây là tia thuộc bước sóng B, gây cháy nắng, làm giảm khả năng sản xuất collagen và elastin trên da.
  • Tia UVC/sóng ngắn hay sóng có tính tiệt trùng (có bước sóng ngắn hơn 280 nanometers). Tia UVC là một phần của tia UVB, UVC chính là thứ ánh sáng ma quái ám ảnh sự tồn tại và sự sống của loài người trên trái đất. Đây là loại tia gây hại nhất.

Tia UV có ở đâu?

Tia cực tím (UV) là dạng bức xạ điện từ phát ra từ ánh nắng mặt trời. Chúng chiếm tới 10% của tổng ánh nắng mặt trời chiếu xuống mặt đất, chúng có ở những nơi như:

  • Tia cực tím có ở ngoài trời nắng, khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, chúng sẽ có tác động mạnh nhất lên da.
  • Khi trời có bóng râm hoặc khi ta đứng dưới mái che hoặc gần cây, tia UV vẫn có thể tác động lên da, nhưng ở mức độ nhẹ hơn so với tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Tia cực tím có thể xuyên qua kính và tác động lên cơ thể, thậm chí khi ta ở bên trong các nhà kính.
  • Ngoài ra, tia UV có thể tồn tại trong các nguồn nhân tạo như đèn huỳnh quang, đèn halogen và các nguồn sáng khác.
Tia cực tím (UV) là dạng bức xạ điện từ phát ra từ ánh nắng mặt trời.
Tia cực tím (UV) là dạng bức xạ điện từ phát ra từ ánh nắng mặt trời.

Các loại tia UV

Dựa theo số bước sóng và mức độ gây hại cho sức khỏe con người, tia UV sẽ được chia thành 3 loại chính, bao gồm:

  • Về tia UVA: Được gọi là ánh sáng đen hoặc sóng dài, bước sóng của tia UVA nằm trong khoảng từ 380 – 315 nm. Được đánh giá là có bước sóng dài nhất trong các loại tia cực tím. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tia UVA chiếm tỷ lệ khoảng 95 – 97% trong ánh sáng mặt trời, tỷ lệ cao nhất so với các loại tia UV khác. Đây cũng được xem là nguyên nhân chính gây lão hóa da và hình thành nếp nhăn ở phụ nữ.
  • Đối với tia UVB: Được gọi là sóng trung, bước sóng của tia này nằm trong khoảng từ 315 – 280 nm. Theo các nhà khoa học, loại tia UVB có năng lượng cao hơn so với tia UVA. Do đó, tác động của tia UVB có thể gây cháy nám hoặc thậm chí là bệnh ung thư da.
  • Đối với tia UVC: Là loại sóng tiệt trùng hoặc sóng ngắn, bước sóng của tia UVC nằm trong khoảng từ 280 – 100 nm. Tia UVC có năng lượng mạnh nhất so với các loại tia UV khác. Đây là loại tia UV duy nhất bị tầng ozon trong khí quyển ngăn chặn lại. Vì vậy, tia UVC đánh giá là gây hại nhiều nhất đối với sức khỏe con người, đặc biệt là da và mắt.
Dựa theo số bước sóng và mức độ gây hại cho sức khỏe sẽ được chia thành 3 loại.
Dựa theo số bước sóng và mức độ gây hại cho sức khỏe sẽ được chia thành 3 loại.

Tia UV bao nhiêu là có hại?

Các tia UV có mức năng lượng khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe và không gian sống của con người:

  • Tia UVA (380 – 315nm): Có khả năng xuyên qua mây mù và không khí, tác động lên da gây lão hóa.
  • Tia UVB (315 – 280nm): Có thể xuyên một phần qua tầng ozone và khí quyển, gây cháy nám, tổn thương và làm đen da.
  • Tia UVC (280 – 100nm): Đây là tia UV có năng lượng cao nhất, gây ra tình trạng ung thư da, nhưng bị tầng ozone ngăn chặn lại.
Các tia UV có mức năng lượng khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe.
Các tia UV có mức năng lượng khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe.

Tia UV có tác hại gì?

Gây ung thư da

Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của tác động của tia UV là tăng nguy cơ mắc các bệnh về ung thư da. Bao gồm ung thư u hắc tố, ung thư biểu mô tế bào có vảy hay ung thư tế bào biểu mô,… Trong số đó, ung thư biểu mô tế bào đáy chiếm đến hơn 80% trong tổng số các trường hợp mắc ung thư da.

Loại bệnh này thường phát triển chậm và ít có khả năng di căn, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Ung thư biểu mô tế bào đáy thường được phát hiện ở những vị trí tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là cổ và đầu.

Ung thư da là hậu quả nghiêm trọng nhất của tác động của tia UV.
Ung thư da là hậu quả nghiêm trọng nhất của tác động của tia UV.

Gây cháy nắng cho da

Không chỉ tia UV từ ánh nắng mặt trời, mà tia UVB từ các nguồn nhân tạo cũng có thể gây ra tình trạng cháy nắng cho da. Khi da bị cháy nắng, việc thay đổi màu da sẽ diễn ra nhanh chóng, khiến da trở nên ửng đỏ và đau rát chỉ sau vài giờ. Trong một số trường hợp, da có thể bong tróc hoặc bị tổn thương nếu tiếp tục phơi nắng quá lâu. 

Da bị cháy nắng thường xuyên và trong thời gian dài có thể dẫn đến việc bị nám, da trở nên thâm sạm và thô ráp. Tệ hơn, cháy nắng cũng làm tăng nguy cơ mắc các loại bệnh về ung thư da.

Khi da bị cháy nắng, việc thay đổi màu da sẽ diễn ra nhanh chóng.
Khi da bị cháy nắng, việc thay đổi màu da sẽ diễn ra nhanh chóng.

Gây tổn thương hệ thống miễn dịch

Nhiều nghiên đã chứng minh rằng tia cực tím (UV) có khả năng ức chế hệ miễn dịch trong cơ thể. Khi hệ miễn dịch không hoạt động đúng cách, cơ thể sẽ trở nên yếu đuối trong việc chống lại virus và các bệnh truyền nhiễm. Ngay cả khi được tiêm phòng, có thể tham kém hiệu quả tác dụng của vắc xin.

Tia cực tím (UV) có khả năng ức chế hệ miễn dịch trong cơ thể.
Tia cực tím (UV) có khả năng ức chế hệ miễn dịch trong cơ thể. 

Thông thường, tia UV có thể xâm nhập vào da, gây hủy hoại DNA, ức chế kháng nguyên, kích thích phát ra cytokine làm ức chế miễn dịch và tạo nên sự hình thành của các tế bào lympho. Ngoài ra, có nhiều những nguyên nhân khác làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm do tác động của tia cực tím.

Gây tổn thương mắt

Ngoài tác động lên da, tia UV còn có ảnh hưởng đáng kể đến thị giác. Khi mắt liên tục tiếp xúc với tia cực tím, có thể dẫn đến hiện tượng đục thủy tinh thể. Đây là một loại tổn thương mắt khi thủy tinh thể trở nên mờ dần, nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây nên tình trạng mù lòa vĩnh viễn.

Hơn nữa, tia UV làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt khác như: Mộng thịt, ung thư vùng mí mắt, thoái hóa điểm vàng,…. Điều này, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mắt.

Ngoài tác động lên da, tia UV còn có ảnh hưởng đáng kể đến thị giác.
Ngoài tác động lên da, tia UV còn có ảnh hưởng đáng kể đến thị giác.

Gây lão hóa da

Một trong những tác động rõ ràng của tia cực tím (UV) lên cơ thể chính là tăng tốc độ của quá trình lão hóa da. Khi tiếp xúc với tia UV trong một khoảng thời gian dài, cấu trúc của biểu bì da sẽ có sự thay đổi. Trở nên mất nước, khô da, dễ bong tróc và sần sùi hơn.

Bề mặt da sẽ xuất hiện nhiều nếp nhăn, và độ đàn hồi cũng giảm đi, làm cho làn da trở nên kém săn chắc. Các vấn đề về sắc tố như tàn nhang và thâm nám cũng sẽ xuất hiện. Tất cả những điều này xuất phát từ sự suy giảm của Collagen trong da, dưới tác động của các tia UV.

Tia cực tím (UV) làm tăng tốc độ của quá trình lão hóa da.
Tia cực tím (UV) làm tăng tốc độ của quá trình lão hóa da.

Cuộc sống bộn bề khiến bạn không có nhiều thời gian để chăm sóc cho bản thân cũng như thời gian thư giãn, giảm căng thẳng để chăm sóc làn da của mình. Đừng lo vì nay đã có dịch vụ giúp việc nhà của bTaskee, giúp bạn có thêm nhiều thời gian thư thái, thảnh thơi hơn để chăm sóc bản thân.

Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch trải nghiệm hơn 13 dịch vụ tiện ích gia đình ngay!

Lợi ích của tia UV

Chúng ta thường nói rất nhiều về tác hại của tia UV, nhưng thực tế tia này còn mang đến rất nhiều lợi ích, phải kể đến như:

  • Tia UV hỗ trợ thúc đẩy sự kích hoạt vitamin D trong cơ thể và điều trị một số bệnh về da. Ngoài ram còn giúp định hướng tấm nhiều cho một số loài động vật không thấy nhìn được trong bóng tối.
  • Tia UV còn có tính khử khuẩn rất mạnh, nên được ứng dụng trong việc làm sạch không khí và khử khuẩn nước. 
  • Có tác dụng cải thiện tâm trạng, bằng việc kích hoạt 02 trong 04 loại hormone hạnh phúc là SerotoniEndorphin khi tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên. Điều này khiến cho tâm trạng trở nên thoải mái, lạc quan và tốt cho sức khỏe tinh thần.
  • Tia UVB đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm triệu chứng và ức chế sự tái phát của bệnh vảy nến. Đây là một loại bệnh da liễu mãn tính mà cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn.
Tia UV hỗ trợ thúc đẩy sự kích hoạt vitamin D và điều trị một số bệnh về da.
Tia UV hỗ trợ thúc đẩy sự kích hoạt vitamin D và điều trị một số bệnh về da.

Cách hạn chế tác hại của tia UV đến làn da trong ngày hè

Dùng kem chống nắng

Kem chống nắng là một loại sản phẩm có chứa nhiều thành phần có khả năng phản chiếu hoặc hấp thụ tia cực tím. Khi sử dụng kem chống nắng lên da, nó sẽ tạo ra một lớp bảo vệ, giúp ngăn chặn tia cực tím xâm nhập, từ đó giảm thiểu sự tổn thương do ánh nắng gây ra.

Để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, ngoài việc hạn chế tiếp xúc với nắng vào thời điểm từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Bạn nên lưu ý thoa kem chống nắng hàng ngày, khoảng 15 phút trước khi ra ngoài và tiếp xúc với ánh nắng. Hãy chọn sản phẩm chống nắng có chỉ số PA+++ để đảm bảo mức độ bảo vệ da trước tia UVA tốt nhất. 

Kem chống phổ rộng (chống cả tia UVA và UVB), chỉ số chống nắng SPF ≥ 30, loại không thấm nước (water-resistance hoặc very water-resistance) và dạng sử dụng theo ý thích của mình (kem, dầu, lotion, gel hay xịt).

Kem chống nắng có khả năng phản chiếu hoặc hấp thụ tia cực tím.
Kem chống nắng có khả năng phản chiếu hoặc hấp thụ tia cực tím.

>> Xem thêm: Cách Chăm Sóc Da Mặt Đơn Giản, Đúng Cách

Chú ý trang phục khi ra ngoài

Để làm mát và bảo vệ làn da trong thời tiết nóng, hãy sử dụng các loại trang phục chống nắng mùa hè như: Áo chống nắng, nón che nắng, khẩu trang, găng tay, mũ rộng vành, mắt kính,… 

Hãy chú ý vào việc chọn những loại vải có độ dày phù hợp để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV. Đồng thời, nên chọn những loại trang phục có khả năng thấm hút mồ hôi để da được thoải mái và thông thoáng.

Để làm mát và bảo vệ làn da trong thời tiết nóng nên chú ý trang phục khi ra ngoài.
Để làm mát và bảo vệ làn da trong thời tiết nóng nên chú ý trang phục khi ra ngoài.

Lưu ý chế độ ăn uống

Nên bổ sung các thực phẩm như: Dưa hấu, việt quất, dưa chuột,…. chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa, hỗ trợ quá trình tái tạo collagen trong da. Nên bổ sung những loại trái cây này vào chế độ ăn hàng ngày để tối ưu hàng rào bảo vệ da trong mùa hè. 

Trà xanh cung cấp dưỡng chất tự nhiên có khả năng điều trị và ngăn ngừa các vấn đề da như dị ứng và phát ban. Thay vì chỉ uống nước lọc, bạn có thể cân nhắc thay thế bằng trà xanh, để thanh lọc cơ thể và tăng cường sức khỏe cho lan da. Ngoài ra, nên bổ sung cá ngừ và cá hồi, đây là nguồn cung cấp quan trọng của omega-3, giúp da trở nên tươi sáng và khỏe mạnh. 

Nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa.
Nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa.

>> Xem thêm: 14 Cách Làm Trắng Da Mặt Tự Nhiên Không Bắt Nắng An Toàn

Sử dụng công cụ chống nắng cơ học

Để ngăn ngừa tác động của nắng nóng kéo dài, các chuyên gia y tế đã khuyến khích mọi người nên sử dụng các loại quần áo bảo hộ. Bao gồm các sản phẩm có khả năng chống nắng như: Áo dài tay, áo khoác có cổ, quần dài,… có màu sáng và mũ rộng vành để bảo vệ mặt, cổ và tai. Ngoài ra, nên chọn quần áo làm từ chất liệu vải chống nắng đặc biệt.

Các chuyên gia y tế đã khuyến khích mọi người nên sử dụng các loại quần áo bảo hộ.
Các chuyên gia y tế đã khuyến khích mọi người nên sử dụng các loại quần áo bảo hộ. 

Qua những thông tin bTaskee tổng hợp trên hy vọng bạn hiểu được tia UV là gì và tác hại của chúng đến với cơ thể. Có thể thấy, tia UV rất có hại cho cơ thể, vì thế cần lưu ý chống nắng kỹ lưỡng để tránh gây hại cho cơ thể. 

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services