Mèo Bị Đau Mắt Phải Làm Sao? Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
mèo bị đau mắt
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Mèo bị đau mắt là một trong những triệu chứng phổ biến thường xuất hiện ở thú cưng này. Thế nguyên nhân do đâu, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị thế nào cho hợp lý? Cùng bTaskee tìm hiểu ngay nhé!

Các bệnh đau mắt ở mèo: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Mèo bị đau mắt đỏ 

Nguyên nhân

  • Mèo sống trong môi trường có nhiều bụi bẩn, dễ hình thành virus và vi khuẩn gây hại. 
  • Loài vật bị dị ứng thức ăn hoặc nhiễm bụi và dị vật từ môi trường xung quanh.
  • Mèo đang có vấn đề về nhiễm trùng đường hô hấp, từ đó lây lan sang mắt. 

Dấu hiệu nhận biết

  • Mèo thường xuyên chảy nước mắt, dịch mắt đậm hơn bình thường với các màu sắc phổ biến như: Xám, vàng, xanh lá hoặc thậm chí là màu đen sẫm.
  • Hốc mắt có biểu hiện sưng tấy và đỏ.
  • Một số triệu chứng khác có thể liên quan đến đường hô hấp như: Hắt xì hơi, chảy nước mũi,…
  • Một số loài mèo thường có biểu hiện ngứa mắt và dùng tay để dụi.

Cách điều trị

  • Mèo có triệu chứng nhẹ: Bạn có thể tự điều trị cho mèo tại nhà bằng cách dùng tăm bông lau mắt nhẹ nhàng, sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ theo hướng dẫn của bác sĩ thú ý.
  • Mèo có biểu hiện bệnh nghiêm trọng: Trong trường hợp bệnh tình tiến triển nghiêm trọng, bạn nên đưa mèo đến Trung tâm thú ý gần nhất để được bác sĩ điều trị sớm nhất.

Cách phòng bệnh

  • Vệ sinh môi trường sống xung quanh và chuồng nuôi của mèo định kỳ để hạn chế vi khuẩn/virus phát triển.
  • Tắm rửa và vệ sinh lông của mèo thường xuyên.
  • Cắt tỉa lông gọn gàng đối với giống mèo lông dài để hạn chế vi khuẩn, bọ chét hoặc sán hình thành bệnh.
Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khi mèo bị đau mắt đỏ mà ai cũng nên quan tâm.
Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khi mèo bị đau mắt đỏ mà ai cũng nên quan tâm. 

Mèo bị kích ứng / dị ứng gây đau mắt

Nguyên nhân

Một nguyên nhân phổ biến khác gây nên tình trạng đau mắt ở mèo là hiện tượng bị kích ứng/dị ứng với một số thành phần xung quanh môi trường sống. Được biết, mắt mèo thường rất nhạy cảm và dễ kích ứng nếu tiếp xúc với nước hoa, khói thuốc lá, bụi và các chất tẩy rửa. 

Cách nhận biết

Dấu hiệu nhận biết thường thấy khi mèo bị dị ứng là chúng thường xuyên dụi mắt, chảy nước mắt và thậm chí là tiết dịch gỉ ngay khóe mắt.

Cách điều trị

Khi mèo bị dị ứng gây đau mắt, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách dùng nước muối sinh lý được bán tại các nhà thuốc để lau nhẹ vùng mắt của chúng. 

Mèo bị đau mắt do kích ứng hoặc dị ứng có thể tự chữa tại nhà nếu áp dụng phương pháp điều trị hợp lý.
Mèo bị đau mắt do kích ứng hoặc dị ứng có thể tự chữa tại nhà nếu áp dụng phương pháp điều trị hợp lý. 

>> Xem thêm: Mèo Thở Gấp Có Nguy Hiểm? Cách Khắc Phụ Tại Nhà

Mèo bị viêm loét giác mạc

Nguyên nhân

  • Mèo bị đau mắt do một số chấn thương từ những tác động vật lý gây nên.
  • Mèo đùa nghịch hoặc đánh nhau với các loài vật khác gây chấn thương giác mạc.
  • Mèo bị hỏng giác mạc do mắt ảnh hưởng bởi các chất hóa học từ sữa tắm, nước hoa,… dành cho động vật.
  • Mèo bị tấn công giác mạc bởi các loài vi khuẩn và virus gây bệnh.

Cách nhận biết

  • Viêm loét giác mạc rất đau và ngứa mắt nên mèo thường sẽ dụi mắt bằng chân hoặc cọ xát mặt vào các vật thể như: Thảm, bông, chăn,….
  • Mèo sẽ xuất hiện tình trạng nheo hoặc chớp mắt liên tục. Đồng thời, mắt cũng xuất hiện dịch/gỉ tích tụ hoặc thậm chí chảy xuống phần mặt của chúng.

Cách điều trị

  • Dùng dung dịch nước muối sinh lý được bán tại các hiệu thuốc để rửa mắt nhẹ nhàng cho mèo.
  • Dùng tăm bông gắp vật thể tích tụ bên trong mắt mèo.
  • Dùng thuốc nhỏ mắt, thuốc kháng sinh hoặc thuốc mỡ để giúp mèo giảm được cơn đau.
  • Trong tình trạng mèo bị viêm giác mạc nặng, bạn cần đưa chúng đến gặp bác sĩ thú ý để được phẫu thuật và điều trị kịp thời.
Mèo bị đau mắt do viêm giác mạc nhẹ có thể điều trị tại nhà và nên đưa đến bác sĩ thú ý nếu có biểu hiện trở nặng.
Mèo bị đau mắt do viêm giác mạc nhẹ có thể điều trị tại nhà và nên đưa đến bác sĩ thú ý nếu có biểu hiện trở nặng. 

Nếu bạn quá bận rộn với công việc, không có thời gian dọn dẹp nhà thường xuyên thì bạn có thể lựa chọn dịch vụ giúp việc nhà theo giờ của bTaskee. Các chị Ong chăm chỉ cùng kỹ năng làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp bạn dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát sau mỗi ngày bận rộn trở về nhà.

Tải ứng dụng bTaskee và book lịch ngay hôm nay!

Mèo bị tăng nhãn áp

Nguyên nhân

  • Mèo bị tăng nhãn áp do tích tụ lượng nước mắt bên trong. Tình trạng này thường xuất hiện sau khi loài vật trải qua các trường hợp như: Chấn thương, sau phẫu thuật, viêm mắt và thậm chí là do khối u gây nên.
  • Nguyên nhân thứ hai có thể kể đến là do tình trạng di truyền bệnh lý từ mèo mẹ.

Cách nhận biết

  • Tăng nhãn áp sẽ khiến mắt mèo bị đau. Do đó, chúng sẽ dụi mắt thường xuyên, thậm chí sẽ la hét và kêu gào trong quay cuồng.
  • Mắt của mèo có thể bị sưng đỏ, chảy nhiều nước và xuất hiện dịch gỉ.
  • Nhãn cầu của mèo có thể sưng to nếu tình trạng bệnh đang ở mức nghiêm trọng. 

 Cách điều trị

  • Đối với các triệu chứng nhẹ: Mèo bị tăng nhãn áp nhẹ có thể tự hồi phục nhờ sức đề kháng của cơ thể. Bạn có thể cho mèo sử dụng thuốc nhỏ mắt và rửa mắt bằng nước muối hàng ngày để làm giảm cơn đau.
  • Đối với tình trạng bệnh nặng: Bạn nên đưa mèo đến Trung tâm thú y gần nhất để được các bác sĩ theo dõi, ngăn ngừa tình trạng mù lòa nếu không được chữa trị kịp thời.
Trong trường hợp tăng nhãn áp quá nặng, bạn nên đưa mèo đến nơi khám chữa bệnh sớm nhất để được chữa trị kịp thời.
Trong trường hợp tăng nhãn áp quá nặng, bạn nên đưa mèo đến nơi khám chữa bệnh sớm nhất để được chữa trị kịp thời. 

Mèo bị đau mắt do đục thủy tinh thể

Nguyên nhân

  • Nguyên nhân chủ yếu do sự lão hóa của mắt sau một thời gian dài. Mặc khác, tình trạng này cũng có thể xuất hiện do biến chứng của bệnh đái tháo đường hoặc viêm màng bồ đào ở mắt.
  • Mèo bị sốc điện hoặc tiếp xúc với chất độc hại, hóa chất cũng là nguyên nhân khiến mắt bị đục thể thủy tinh.
  • Nguyên nhân cuối cùng có thể kể đến là do mèo bị thiếu canxi trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng vào cơ thể. 

Cách nhận biết

  • Mắt có dấu hiệu xuất hiện vệt trắng mờ khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nghiêm trọng. Đồng thời, mèo cũng sẽ suy giảm thị lực khiến các bước đi ngày càng khó khăn và dễ va quẹt.
  • Mèo có thể sụt cân nhanh sau một khoảng thời gian ngắn, uống nước và đi tiểu thường xuyên nếu nguyên nhân xuất phát do bệnh đái tháo đường. 

Cách điều trị

  • Bạn nên đưa mèo đến Trung tâm khám chữa bệnh dành cho thú y để được các bác sĩ chăm sóc và điều trị kịp thời nhằm ngăn ngừa tình trạng mù lòa hoặc giảm thị lực nghiêm trọng. 
  • Trong trường hợp mèo bị mất thị lực nhẹ, bạn nên giữ chúng trong nhà để dễ dàng quan sát và ngăn chặn các tình huống nguy hiểm không đáng có.
Mèo bị đục thủy tinh thể nên được đưa đến Trung tâm thú ý để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.
Mèo bị đục thủy tinh thể nên được đưa đến Trung tâm thú ý để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. 

Cách lau mắt cho mèo

Mắt mèo thường rất nhạy cảm và dễ tổn thương nếu bị tác động quá mạnh. Vì thế, bạn nên dùng khăn bông, dùng tay giữ nhẹ nhàng mí mắt của chúng nếu muốn vệ sinh khu vực quanh mắt. 

Đồng thời, bạn cũng nên cắt tỉa gọn gàng những phần lông tơ trên mí mắt để tạo cảm giác dễ chịu và hạn chế ảnh hưởng đến khu vực đang tổn thương. 

Bạn nên dùng khăn bông mềm lau nhẹ nhàng khu vực xung quanh mắt của mèo và cắt tỉa lông tơ dư thừa.
Bạn nên dùng khăn bông mềm lau nhẹ nhàng khu vực xung quanh mắt của mèo và cắt tỉa lông tơ dư thừa. 

Lưu ý: Phía trên là các hướng dẫn chăm sóc và điều trị mang tính chất tham khảo. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho vật nuôi. 

Cách chăm sóc mèo trong thời kỳ mèo đau mắt

  • Vệ sinh mắt cho mèo: Khi mèo cưng bị mắc căn bệnh này, mèo sẽ cảm thấy khó chịu ở mắt và thường có thói quen dùng móng để dụi mắt. Vì vậy, bạn nên cắt móng cho mèo để tránh tình trạng gây tổn thương mắt. Đồng thời  dùng nước muối loãng để vệ sinh nhẹ nhàng, lau ghèn xung quanh mắt mèo bằng bông hằng ngày 

(Lưu ý không nên để bông tiếp xúc vào giác mạc, sẽ gây tổn thương nặng hơn) giúp mèo nhanh chóng phục hồi.

  • Chỗ ở: Bạn nên vệ sinh không gian sống của mèo sạch sẽ, thông thoáng và hạn chế đặt gần những khu vực có nhiều bụi bẩn để hạn ảnh hưởng đến sự hồi phục của mắt. 
  • Dinh dưỡng: Mèo đang trong tình trạng đau mắt sẽ rất kén ăn. Vì thế, bạn nên lựa chọn những thực phẩm mềm, cho mèo bú bình hoặc bổ sung thêm các thực phẩm dưới dạng chất lỏng để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể chúng.
Gia chủ cần quan tâm về chỗ ở và dinh dưỡng trong thời gian mèo bị đau mắt.
Gia chủ cần quan tâm về chỗ ở và dinh dưỡng trong thời gian mèo bị đau mắt. 

Vừa rồi bTaskee đã chia sẻ nguyên nhân khiến mèo bị đau mắt cũng như dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hợp lý. Hy vọng bạn sẽ biết thêm nhiều thông tin để quá trình chăm sóc mèo trở nên dễ dàng và khoa học hơn. 

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hình ảnh: Bmpet, dogily, vtcnews.

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services