Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
giảm bạch cầu ở mèo
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Giảm bạch cầu ở mèo là một trong những từ khóa được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Vậy nguyên nhân của bệnh này do đâu? Cách điều trị như thế nào? Tham khảo nội dung dưới đây để giải đáp mọi thắc mắc bạn nhé!

Nguyên nhân làm mèo xuất hiện bệnh giảm bạch cầu

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo hay còn được gọi là bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo (Felien infectious Enteritis). 

Bệnh xuất hiện do một loại virus gây ra, với đặc điểm đột ngột, khiến mèo thường xuyên nôn mửa, tiêu chảy. Khiến cho số lượng bạch cầu ở mèo giảm rõ rệt. Bệnh lây lan và làm kháng thể mèo yếu dần, khi mắc phải bệnh, tỷ lệ tử vong ở mèo sẽ rất cao từ 50 – 90%.

Dưới đây là một số nguyên nhân làm mèo xuất hiện bệnh giảm bạch cầu:

  • Nguyên nhân gây nên mầm bệnh này là do mèo tiếp xúc gần (ăn, liếm lông,…) với các chủng mèo đang nhiễm bệnh. Từ đó, các virus sẽ tấn công vào tủy xương, lympho,… để tạo mầm bệnh.
  • Một nguyên nhân khác có thể kể đến chính là do mèo di chuyển đến gần những nơi giết mổ hoặc có nhiều chất thải. Đây là một trong những ổ bệnh lớn góp phần hình thành nên mầm mống dịch bệnh nguy hiểm cho mèo.
  • Tình trạng thả rông và di chuyển khắp nơi cũng là nguyên nhân tạo nên bệnh suy giảm bạch cầu ở mèo.
Mèo tiếp xúc gần (ăn chung thức, liếm lông,...) với các chủng mèo đang nhiễm bệnh giảm bạch cầu, mèo cũng sẽ bị lây bệnh.
Mèo tiếp xúc gần (ăn chung thức, liếm lông,…) với các chủng mèo đang nhiễm bệnh giảm bạch cầu, mèo cũng sẽ bị lây bệnh.

Các con đường lây nhiễm của bệnh giảm bạch cầu

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có thể được lây truyền qua những con đường dưới đây: 

  • Lây nhiễm từ mẹ sang con là đường lây nhiễm chính thường thấy khi xuất hiện tình trạng giảm bạch cầu ở mèo. Được biết, virus truyền bệnh sẽ xâm nhập vào hạch bạch huyết và tủy xương, từ đó sản sinh ra bạch cầu ác tính rồi gây chết tủy sau 2 – 3 ngày. 
  • Con đường lây nhiễm gây nên triệu chứng giảm bạch cầu mèo tiếp theo thường thông qua đường miệng khi dùng chung khay đựng thức ăn với các loài động vật đang nhiễm bệnh. 
  • Cuối cùng, con người cũng được cho là nguyên nhân khiến mèo xuất hiện tình trạng giảm bạch cầu. Điều này là do mèo khỏe mạnh có thể bị virus từ các vật nuôi đang nhiễm bệnh tấn công khi gia chủ vuốt ve hoặc tiếp xúc gần.
Bệnh giảm bạch cầu của mèo có thể được lây truyền từ nhiều nguyên nhân như từ mẹ sang con, đường miệng và từ con người.
Bệnh giảm bạch cầu của mèo có thể được lây truyền từ nhiều nguyên nhân như từ mẹ sang con, đường miệng và từ con người. 

Việc ngoài xã hội bận rộn khiến bạn không có thời gian để tự tay vào bếp chuẩn bị các mâm cơm gia đình cho mình và gia đình. Hãy đặt ngay dịch vụ nấu ăn gia đình tại app bTaskee. Chỉ 30s đặt lịch, sau khi đi làm trở về bạn và gia đình đã có ngay mâm cơm ấm cúng, đúng khẩu vị được nấu ngay tại nhà

Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch trải nghiệm hơn 13 dịch vụ tiện ích gia đình ngay!

Biểu hiện triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Có 3 thể biểu hiện triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu:

Thể quá cấp tính

Mèo có thể xuất hiện một số trạng thái như:

  • Trong 24 giờ đầu có thể sốt cao lên đến 40 độ, xuất hiện tình trạng bỏ ăn, lười vận động và nhợt nhạt.
  • Xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như: Tiêu chảy, nôn ói, phân có mùi hôi xen lẫn máu và đau bụng khi ấn/sờ nhẹ.
  • Sau khi bệnh tiến triển thêm khoảng 2 – 3 ngày thì nhiệt độ cơ thể của mèo hạ thấp hơn bình thường, sau đó dẫn đến tử vong.
  • Trong một số trường hợp đặc biệt, mèo sẽ suy nhược nghiêm trọng với nhiệt độ cơ thể cực kỳ thấp, sau đó sẽ tử vong trong vòng 24 giờ.

Thể ẩn tính

Đây là triệu chứng thường xuất hiện ở các giống mèo trưởng thành với biểu hiện cụ thể như: Biếng ăn và sốt nhẹ. Tuy nhiên, mèo sẽ không có triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng và có thể tự sản sinh ra kháng thể để chống lại bệnh. 

Thể thần kinh

Triệu chứng này khi xuất hiện tại mèo mẹ đang mang thai có thể nhanh chóng lấy nhiễm sang mèo con. Trong trường hợp nghiêm trọng, loại virus này có thể gây chết tiểu não, dẫn đến tình trạng mất khả năng vận động và tỷ lệ nuôi sống cũng rất thấp. 

Một số triệu chứng thường gặp khi mèo xuất hiện tình trạng suy giảm bạch cầu.
Một số triệu chứng thường gặp khi mèo xuất hiện tình trạng suy giảm bạch cầu. 

>> Xem thêm: Cách chăm sóc thú cưng để bảo vệ sức khỏe cho bé

Cách phòng và điều trị bệnh

Cách phòng bệnh

Để ngăn ngừa các biểu hiện bệnh giảm bạch cầu ở mèo, bạn cần thực hiện theo một số lưu ý sau: 

  • Tiêm phòng: Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu cho mèo là tiêm vắc-xin từ giai đoạn 8 tuần tuổi và định kỳ 4 tuần/lần. Những loại thuốc tiêm phòng này sẽ hỗ trợ mèo chống lại các virus gây bệnh, tăng sức đề kháng và duy trì cơ thể khỏe mạnh.
  • Vệ sinh chuồng nuôi, chỗ ở thường xuyên: Bên cạnh sự can thiệp của vắc-xin, bạn cũng nên dọn dẹp khu vực sinh sống của mèo thường xuyên để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh. Cụ thể, bạn nên vệ sinh chuồng nuôi của thú cưng ít nhất 1 lần/tuần để mang đến hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. 
Cách phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo tốt nhất là tiêm vắc-xin và vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ.
Cách phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo tốt nhất là tiêm vắc-xin và vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ. 

Cách điều trị bệnh

Bạn có thể điều trị nguyên nhân khiến mèo bị bạch cầu theo từng trường hợp dưới đây: 

  • Điều trị trong giai đoạn nhẹ: Trong trường hợp này, bạn nên cách ly mèo đang nhiễm bệnh với các vật nuôi khác để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Đồng thời, bạn cũng nên cho mèo truyền tĩnh điện hoặc uống thuốc chống nôn với liều lượng hợp lý. 
  • Giai đoạn mèo bị nặng: Đối với trường hợp bệnh ngày càng nghiêm trọng, bạn nên đưa mèo đến Trung tâm khám Thú y gần nhất để được các bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh và điều trị triệt để tránh tái phát cho mèo. 
Tùy thuộc vào từng giai đoạn tiến triển căn bệnh của mèo mà bạn nên lựa chọn cách điều trị phù hợp.
Tùy thuộc vào từng giai đoạn tiến triển căn bệnh của mèo mà bạn nên lựa chọn cách điều trị phù hợp. 

Như vậy, nội dung trên bTaskee đã giải đáp thắc mắc của bạn về nguyên nhân cũng như cách điều trị tình trạng giảm bạch cầu ở mèo. Hy vọng bạn sẽ biết thêm nhiều thông tin hữu ích để quá trình chăm sóc vật nuôi trở nên dễ dàng và đơn giản hơn!

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hình ảnh: Dutch, Pet 247, cuteness dienmayxanh.

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services