Cách Chiết Hoa Hồng Đúng Kỹ Thuật Nhiều Rễ, Cứng Cáp

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Cách chiết cành hoa hồng
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Hoa hồng là loại thực vật đặc biệt rất khó nhân giống bằng cách gieo hạt bởi hạt hoa thường khó đậu, tỷ lệ nảy mầm thấp. Hiện nay để nhân giống các loại hoa hồng, phương pháp đơn giản, nhanh chóng là cách chiết hoa hồng. Cùng bTaskee tìm hiểu cách chiết hoa hồng đúng kỹ thuật nhé!

Chiết hoa hồng hay chiết cành hoa hồng là gì?

Chiết cành là phương pháp tách rời cành ra khỏi thân cây hoa hồng mẹ để trồng nên một cây mới thông quá các thao tác kỹ thuật. Ưu điểm của phương pháp này là giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, cây nhanh ra hoa hơn trồng từ gốc. Nhân giống nhanh chóng khi trồng với diện tích lớn. Tiết kiệm chi phí mua giống, chỉ cần bỏ vốn từ một cây mẹ.

Chiết cành hoa hồng giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng và cây nhanh ra hoa hơn.
Chiết cành hoa hồng giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng và cây nhanh ra hoa hơn.

Nguyên lý chiết cành hoa hồng

Nguyên lý chiết cành hoa hồng được hiểu là 1 phương pháp di chuyển dòng vật chất bên trong cây. Ngay sau khi bạn khoanh vỏ và loại bỏ 1 lớp cây trên thân cây hoa hồng giống sẽ sinh ra 1 sự gián đoạn vận chuyển dòng dinh dưỡng. Điều này khiến cây hoa hồng phải phát sinh rễ ngay tại vị trí khoanh vỏ để tiếp tục phát triển.

Phần lớp vỏ ngoài trên thân cây bị tách được gọi là dòng mạch rây chịu trách nhiệm vận chuyển các chất hữu cơ đi khắp các bộ phận của cây. Hoocmon ra rễ auxin và các chất dinh dưỡng khi được chuyển tới vị trí bị cắt sẽ bị ứ đọng lại ngay tại đó.

Nhờ vào điều đó mà tại vị trí khoanh vỏ trên thân cây hoa hồng mẹ sẽ bắt đầu hình thành bào rễ. Phần bên trong cây (dưới lớp vỏ) sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển nước, ion khoáng từ đất lên để nuôi dưỡng các bộ phận của cây.

Đây là nguyên lý hoạt động của phương pháp chiết cành hoa hồng. Trong quá trình cành bén rễ bạn cần đảm bảo cây luôn nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng từ nước và ánh sáng. Không nhất thiết phải sử dụng chất kích thích rễ. Chỉ cần lựa chọn những nhánh cây khỏe mạnh để chiết là được.

Chiết cành hoa hồng là 1 phương pháp di chuyển dòng vật chất bên trong cây.
Chiết cành hoa hồng là 1 phương pháp di chuyển dòng vật chất bên trong cây.

Thời điểm chiết cành hợp lý

Có thể chiết cây hoa hồng quanh năm. Tuy nhiên 2 mùa vụ chính để tỷ lệ chiết thành công là sau đợt mưa xuân (tháng 2 – tháng 4) và những ngày mùa thu (tháng 8 – tháng 10). Lý tưởng nhất vẫn là đầu tháng 2, bởi:

  • Sau Tết, tiết trời ấm áp, ít mưa thuận lợi cho việc nhân giống hoa hồng.
  • Đồng thời đây là lúc các cây hoa hồng đã tàn hoa, khi chiết nhánh thì tỉ lệ sống rất cao.
  • Vỏ cây cũng dễ tách khỏi thân hơn khi tiến hành vào thời điểm này.

Cụ thể hơn, bạn nên thực hiện chiết cành hoa hồng vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều muộn. Đây là lúc nhiệt độ giảm và độ ẩm cao phù hợp để chuyển cây sang môi trường mới. Lưu ý không nên chiết lúc trưa nắng nóng, cây sẽ dễ mất nước, khô héo và chết.

Để tăng tỷ lệ chiết cành hoa hồng cao hơn, bạn nên theo dõi dự báo thời tiết. Lựa chọn những ngày có nhiệt độ từ 25 – 30 độ C, độ ẩm từ 70 – 80%. Những ngày không nắng quá to, không mưa và có gió quá mạnh là ngày lý tưởng để chiết cành hoa hồng.

Chiết cành lúc sáng sớm hoặc chiều muộn.
Chiết cành lúc sáng sớm hoặc chiều muộn.

Vật liệu, dụng cụ chiết cành hoa hồng

  • Cành hoa hồng mẹ: Nên chọn cành to khỏe, sức sống tốt và không bị sâu bệnh. Cành dài từ 15 – 20cm. Nên chọn các cành “bánh tẻ” tức không quá già hoặc không quá non.
  • Dao, kéo cắt tỉa chuyên dụng: Chọn những chiếc kéo, dao sắc bén.
  • Dây buộc: Chọn loại dây mềm, không gây tổn thương đến cành chiết.
  • Bao nilon: Lấy những bao nilon mới để đảm bảo không lẫn tạp chất.
  • Chất kích thích rễ: Hỏi mua và nghe tư vấn trực tiếp từ đại lý bán hàng để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
  • Chậu, bình, lọ: Vật dụng này cần có lỗ thoát khí và thoát nước.
Các dụng cụ cần thiết để thực hiện kỹ thuật chiết cành hoa hồng.
Các dụng cụ cần thiết để thực hiện kỹ thuật chiết cành hoa hồng.

Hướng dẫn kỹ thuật cách chiết hoa hồng

Cách chiết hoa hồng không cần bầu đất

  • Bước 1 – Chọn cành: Lựa cành dài gần sát gốc, vòng thân to vừa bằng chiếc đũa, lấy đoạn cuối cành có chiều dài khoảng 15 – 20cm. Cành không nên dài quá vì cây con sau này sẽ cao ngồng nhưng bộ rễ nó còn yếu không đủ sức nuôi cây.
  • Bước 2 Khoanh vỏ: Tiếp theo là khoanh một đoạn vỏ dài khoảng 2cm ngay vị trí muốn cắt. Chú ý bóc sạch vỏ, dùng dao cạo lớp màng mỏng dưới vỏ để tránh tình trạng bị liền vỏ, không ra rễ.
  • Bước 3 Đắp đất: Uốn cong cành định chiết xuống, sao cho nơi bị tuốt vỏ tiếp giáp sát mặt đất hoặc có thể vùi xuống dưới đất, sau đó đắp đất đã chuẩn bị lên trên.
  • Bước 4 Cố định: Cắm một que tre thẳng xuống đất tại gần cành chiết, cột cành chiết vào cây tre để cành nằm yên đúng vị trí.
  • Bước 5 Tách cành: Bằng cách này chỉ sau 40 ngày là chỗ chiết đã ra rễ, dùng kéo cắt rời cành đi trồng.
Cách chiết hoa hồng không cần bầu đất.
Quan sát cành thường xuyên trong khi chiết xem cành có héo hay biểu hiện gì khác lạ không nhé!

Ưu điểm của phương pháp chiết không cần bầu đất

  • Tiết kiệm thời gian: Bạn không cần chuẩn bị bầu đất, lựa chọn loại đất để làm bầu đất cho cây
  • Dễ dàng quan sát: Khi không có bầu đất ở vị trí chiết, bạn có thể dễ dàng quan sát quá trình tiến triển của cành cây
  • Giảm nguy cơ cành chiết bị nhiễm bệnh: Đất có chứa nhiều nguồn bệnh tiềm ẩn không thể phát hiện bằng mắt thường

Nhược điểm của phương pháp chiết không cần bầu đất

  • Khả năng thành công thấp hơn: Bầu đất giúp quá trình sinh rễ diễn ra nhanh và ổn định hơn
  • Cành chiết dễ bị vi khuẩn xâm nhập: Nếu bạn chọn được bầu đất sạch và không nhiễm bệnh thì đây sẽ là 1 lớp bảo vệ cành chiết khỏi bụi bẩn, vi khuẩn và tác hại gây bệnh từ môi trường

>> Tham khảo thêm: Cách Chăm Sóc Hoa Hồng Khi Mới Mua Về Giúp Mầm To Khỏe

Cách chiết hoa hồng có bầu đất

Chọn cành giống như cách chiết cây hoa hồng không có bầu đất.

Bước 1 – Khoanh vỏ: Dùng dao sắc khoanh đoạn vỏ dài khoảng 3cm, sau đó dùng mũi dao bóc vỏ vùng khoanh. Cạo sạch lớp màng mỏng để cành dễ ra rễ.

 Bước 2 – Tiến hành chiết:

  • Dùng hỗn hợp đất đã trộn ốp quanh nơi vừa bóc vỏ tạo thành bầu đất to hình trái cau.
  • Giữ chặt bầu, dùng một miếng băng nhựa quấn quanh bầu đất sao cho vừa chặt vừa kín là dược. Quấn chặt hai đầu bầu để nước mưa hay nước tưới không xâm nhập được vào bên trong. Tránh làm hỏng bầu.
  • Nhờ độ ẩm và tiếp xúc với giá thể được ủ kín bên trong lớp nhựa đoạn chiết nhanh ra rễ.
  • Chiết cành bao lâu thì ra rễ? => Khoảng 15 ngày sau khi chiết, ta đã thấy nhiều rễ con màu trắng xuất hiện.

Bước 3 – Chiết cành bao lâu thì cắt được? Đúng 3 tuần thì dùng dao bén cắt lìa cành chiết ra đem trồng xuống đất hay vào chậu kiểng.

Cách chiết hoa hồng có cần bầu đất.
Cách chiết cành hoa hồng có bầu đất.

Ưu điểm khi chiết cành có bầu đất

  • Hỗ trợ quá trình phát triển và hình thành của rễ
  • Bảo vệ vị trí chiết khỏi nhiều tác nhân gây bệnh bên ngoài
  • Giúp cành chiết thích nghi sớm hơn môi trường trong đất

Nhược điểm khi chiết cành có bầu đất

  • Nguy cơ cành chiết có thể nhiễm bệnh từ đất trong bầu
  • Khó quan sát tiến trình và tình trạng cành chiết

>> Tham khảo thêm: Mẹo Chăm Sóc Hoa Hồng Trong Chậu Đúng Cách Tại Nhà

Cách trồng và chăm sóc cây hồng sau chiết cành

Trong cách chiết hoa hồng, cây chiết cành có bộ rễ tương đối yếu (giống như cây hồng rễ trần). Do đó, sau khi cắt cành chiết, bạn nên tỉa bớt cành và lá. Để cho thân tập trung dinh dưỡng vào thân rễ và sinh trưởng.

Thời gian đầu, cố định cành chiết bằng những cọc tre, tránh trường hợp gãy đổ do mưa gió.

Khi mới chiết thì nên để cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp 50%, sau đó đem ra tập nắng từ từ.

Về tưới nước thì trong 10 ngày đầu chỉ tưới rất ít, chủ yếu là để giữ ẩm cho cây. Tránh tưới nhiều dễ bị đen và thối cành chiết.

Chăm sóc cây hồng sau khi chiết
Chăm sóc và quan sát cây hồng sau khi chiết thường xuyên để cây phát triển mạnh và khỏe.

Tuổi của cành sử dụng cách chiết hoa hồng được tính bằng với tuổi của cây hồng mẹ, do đó sau 2 tháng tính từ ngày chiết thì hồng chiết bắt đầu nở hoa. Đợt hoa này khá xấu, đường kính nhỏ, form hoa méo mó nên cắt bỏ nụ để tập trung dinh dưỡng nuôi cây khỏe mạnh.

Sau cắt tỉa thì bón thêm phân để kích thích cây hồng đâm chồi non mới. Liều lượng: 1/2 muỗng cafe gạt ngang cho chậu đường kính 10cm.

Lưu ý để thực hiện cách chiết cành hồng thành công

  • Cành chiết có bộ rễ tương đối yếu. Vì thế khi cắt cành chiết cành tỉa bớt cành, lá hồng để tập trung dinh dưỡng nuôi rễ.
  • Thời gian đầu nên đặt cành chiết tại nơi râm mát sau đó mới chuyển dần ra ngoài sáng.
  • Sau 1 tháng thì cành chiết đã cho hoa. Khi đó cần tỉa bỏ lứa hoa đầu tiên chỉ giữ lại những lứa hoa tiếp theo.

Vậy là chúng ta đã có thêm phương pháp mới là cách chiết hoa hồng để nhân giống hoa rồi. Hy vọng qua bài chia sẻ này, bạn sẽ thực hiện thành công cách chiết hoa hồng. Đừng quên sử dụng dịch vụ dọn dẹp nhà cửa của bTaskee để nhà cửa luôn sạch sẽ và ngăn nắp nhé!

Tải app bTaskee ngay để trải nghiệm dịch vụ!

Câu hỏi thường gặp

  1. Chiết cành hồng bao lâu thì ra rễ?

    Khoảng 15 ngày sau khi thực hiện chiết cành hoa hồng, ta đã thấy nhiều rễ con màu trắng xuất hiện.

  2.  Loại sâu bệnh nào thường gặp khi trồng cây hoa hồng?

    Cây hoa hồng có thể nói là một trong những loài hoa dễ mắc và thu hút nhiều sâu bệnh nhất như: Rệp; nhện đỏ; phấn trắng; sâu xanh; gỉ sắt; đốm đen….

  3. Trồng hoa hồng với đất gì tốt nhất?

    Hoa hồng thích hợp phát triển trên đất có khả năng thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng và có chứa lượng mùn cao.

>>> Xem thêm các bài viết:

Hình ảnh: Canva, Internet

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services