Cách Chăm Sóc Hoa Hồng Đúng Cách Giúp Cây Khỏe, Lá Dày

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
hoa-hong
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Hoa hồng là loài hoa được nhiều người ưu thích với vẻ đẹp quyến rũ và hương thơm đặc trưng. Nếu bạn muốn sở hữu một chậu hoa hồng rực rỡ sắc màu nhưng lại không biết cách chăm sóc. Hãy cùng bTaskee tham khảo những cách chăm sóc hoa hồng đúng cách giúp cây khỏe, lá dày dưới đây nhé!

Cách chọn giống cây phù hợp

Nên chọn một vài giống phù hợp với điều kiện khí hậu tại khu vực bạn sống sẽ tốt hơn.

Có rất nhiều loại hoa hồng từ loại tiểu cảnh nhỏ đến hoa hồng ngoại, từ hoa hồng phủ mặt đất đến hoa hồng leo. Chọn Hồng theo màu sắc:

  • Nhóm giống đỏ: Đỏ thẫm, đỏ nhung, đỏ hồng ngọc, đỏ cờ
  • Nhóm giống phấn hồng: màu hoa đào, màu đỏ thẫm, màu đỏ quỳ
  • Nhóm giống vàng: vàng nhạt, vàng đậu, vàng da cam
  • Nhóm giống hồng sen: cánh sen, hồng nhạt
  • Nhóm giống trắng: trắng trong, trắng sữa, trắng ngà
  • Nhóm nhiều màu pha trộn: là màu sắc cánh hoa không đều, màu hỗn hợp và rất nhiều màu trung gian.

Có thể mua Hồng trồng chậu hoặc loại rễ trần, mỗi loại đều có những ưu điểm riêng:

  • Hoa hồng ươm sẵn trong chậu: Là một lựa chọn tuyệt vời cho những người mới làm vườn vì chúng dễ trồng và nhanh chóng.
  • Hoa hồng rễ trần: Một trong những ưu điểm của hoa hồng rễ trần là có rất nhiều giống để lựa chọn. Giá thành sẽ rẻ tuy nhiên, không giống như hoa hồng trồng trong chậu, cây rễ trần cần ngâm kích rễ qua đêm trong nước trước khi trồng. Ngoài ra, rễ cần đảm bảo độ ẩm liên tục trong vài tháng đầu sau khi trồng.
Có rất nhiều loại hoa hồng từ loại tiểu cảnh nhỏ đến hoa hồng ngoại
Có rất nhiều loại hoa hồng từ loại tiểu cảnh nhỏ đến hoa hồng ngoại, từ hoa hồng phủ mặt đất đến hoa hồng leo

Hướng dẫn cách chăm sóc hoa hồng đúng cách

Bón phân cho hoa hồng

Hoa hồng thích hợp với phân bón hữu cơ, giúp cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây và cân bằng độ pH.  Phân bón hữu cơ là phân bón lý tưởng nhất cho hoa hồng, giúp cung cấp dinh dưỡng từ từ và ổn định.

Bên cạnh đó bạn cũng nên sử dụng các loại phân bón chậm như trùn quế, lân, kali, đạm đầy đủ. Không tưới phân lên hoa sẽ làm hoa mau tàn.

  • Hoa hồng sau khi được trồng khoảng 1 tuần, bạn bón phân trùn quế ở gốc tùy theo cây nhỏ hay lớn.
  • Mỗi lần bón phân có thể bổ sung thêm phân chuối trứng.
  • Khoảng 7 – 10 ngày bón thêm phân trùn quế một lần để hoa hồng có màu đẹp và cánh dày.
  • Sau 3 tháng xới đất quanh gốc hoa hồng và dải phân trùn quế lên trên để phòng trừ sâu bệnh tấn công.
Hoa hồng thích hợp với phân bón hữu cơ
Hoa hồng thích hợp với phân bón hữu cơ

Tưới nước đúng cách

  • Đất trồng hoa hồng cần thường xuyên được giữ ẩm trong suốt thời gian sinh trưởng.
  • Hoa hồng được trồng tại nơi có khí hậu nắng nóng bạn nên tưới nước nhiều hơn.
  • Khi tưới nước cho hoa hồng bạn cần lưu ý, không nên tưới vào buổi tối vì cây dễ bị nấm bệnh. Hàng ngày bạn cần tưới đẫm nước cho chậu vào mỗi buổi sáng và chiều mát.
  • Sử dụng vòi tưới, bình tưới có vòi dài, hoặc đũa tưới hướng thẳng vào đất tránh làm ướt tán lá.
  • Hạn chế tưới nước vào buổi tối vì nước sẽ đọng trên lá cây khiến lá cây dễ bị nấm bệnh.
Lưu ý hạn chế tưới nước vào buổi tối vì lá cây dễ bị nấm bệnh.
Lưu ý hạn chế tưới nước vào buổi tối vì nước sẽ đọng trên lá cây khiến lá cây dễ bị nấm bệnh.

Bấm ngọn cây và chăm sóc tỉa cây thường xuyên không cho cây mọc cao

Mục đích của việc bấm ngọn hoa hồng là không cho cây mọc lên cao và giúp dưỡng chất tập trung nuôi cây. Việc bấm ngọn hồng để cây không cao quá và chất dinh dưỡng sẽ tập trung nuôi hoa nhiều hơn.

Nên bấm ngọn hoa hồng ở thời điểm cây chuẩn bị ra hoa
Nên bấm ngọn hoa hồng ở thời điểm cây chuẩn bị ra hoa

Nên bấm ngọn hoa hồng ở thời điểm cây chuẩn bị ra hoa.

Nên cắt tỉa hoa hồng vào đầu mùa xuân và lưu ý nên bón phân trùng quế vào gốc trước khi cắt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cắt bỏ những cành già, xấu và bấm ngọn xung quanh giúp cây ra nhiều hoa. Khi cắt tỉa xong nên phun thuốc trừ sâu giúp cây chống nấm bệnh và phát triển khỏe.

Khi bấm ngọn, hàm lượng Auxin trong cây giảm, tỉ lệ Auxin/Xitokinin trong cây cũng giảm theo do đó hiện tượng ưu thế ngọn bị mất đi và Cytokinin sẽ kích thích chồi bên và cành bên sinh trưởng phát triển mạnh. Điều này làm cho cây hồng có nhiều cành bên hơn thì năng suất, sản lượng hoa tăng đáng kể.

Không nên để hoa tàn trên cây, khi hoa nở hết cỡ, dần dần màu hoa nhạt đi, bạn cần cắt bỏ hoa và cắt thêm 1 mắt nữa để kích thích cây hồng ra mầm mới.

Phòng trừ sâu bệnh hữu cơ khi chăm hoa hồng

Cách tốt nhất để phòng bệnh cho hoa hồng là chọn giống kháng bệnh. Những bông hồng này được lai tạo và chọn lọc để chống lại các bệnh phổ biến nhất của hoa hồng, bao gồm cả bệnh phấn trắng và đốm đen.

Sâu bệnh tấn công sẽ làm hồng giảm sức sống, hoa lá bị hư hỏng
Sâu bệnh tấn công sẽ làm hồng giảm sức sống, hoa lá bị hư hỏng, cây bị suy kiệt và có thể bị chết cây.
  • Bệnh phấn trắng: Nên cắt tỉa nụ, chồi hoặc lá bị nhiễm bệnh. Sau đó tươi nước baking soda và phun lên hoa hồng 1-2 lần/tháng.
  • Bệnh đốm đen: Tưới hỗn hợp baking soda và dầu quả.
  • Bọ trĩ: Cắt tỉa hoa sắp nở và lá già.
  • Nhện đỏ, nhện đen và nhện vàng: Xịt mạnh nước vào lá cây để tránh lây nhiễm bệnh ra các bộ phận khác của cây.

Đối với các giống thường, hoa thường bị sâu bệnh do những nguyên nhân như: chậu trồng ở nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng hoặc tình trạng bị ngập úng khi trời mưa. Sâu bệnh tấn công sẽ làm hồng giảm sức sống, hoa lá bị hư hỏng, cây bị suy kiệt và có thể bị chết cây.

Một số lưu ý khi chăm sóc hoa hồng

Chọn giống hoa hồng phù hợp điều kiện: Có rất nhiều loại hoa hồng cho bạn lựa, bạn nên lựa chọn loại hoa hồng phù hợp với điều kiện nơi trồng để sở hữu hoa hồng đẹp nhất.

Trồng hoa đúng vị trí: Hoa hồng ưa ánh sáng trực tiếp, vì vậy bạn nên đặt cây ở nơi có nhiều ánh nắng nhưng tránh ánh nắng gắt buổi trưa.

Trồng hoa hồng đúng thời vụ là tốt nhất: Thời điểm lý tưởng nhất để trồng hoa hồng là mùa xuân hoặc đầu mùa thu giúp cây nhanh bén rễ.      

nên đặt cây ở nơi có nhiều ánh nắng
Nên đặt cây ở nơi có nhiều ánh nắng nhưng tránh ánh nắng gắt buổi trưa.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ cách chăm sóc hoa hồng đúng cách giúp cây khỏe, lá dày. Hy vọng sẽ giúp bạn sở hữu cho mình những vườn hoa hồng đẹp nhất và đừng quên sử dụng dịch vụ giúp việc nhà theo giờ của bTaskee để nhà cửa thêm gọn gàng nhé.

Tải app bTaskee tại đây!

Câu hỏi thường gặp

  1. Tưới nước bao nhiêu là đủ?

    Hoa hồng là một loại hoa ưa nắng, cần phải tưới đủ nước. Mục đích tưới đủ nước cho hoa hồng là để giữ ẩm thường xuyên cho bộ rễ giúp rễ hút nước lên nuôi cây.
    Sáng và chiều những hôm trời mát, lượng nước nuôi cây không cần nhiều.
    Vào giờ trưa, trời nắng gắt, nhu cầu nước của hoa hồng đòi hỏi rất cao.
    Trong những ngày nắng cây hoa hồng cần được cung cấp nước mỗi ngày.

  2. Cắt tỉa hoa hồng như thế nào để nhanh ra nụ?

    Nên cắt hoa hồng sau khi nở khoảng 2 – 3 ngày và lá vàng, nhánh già. Còn đối với những cành hoa còn non, còn đang ở giai đoạn nụ, thì bạn đợi thêm thoáng 5-7 ngày cho cành cứng cáp rồi cũng cắt luôn.

  3. Nên trồng hồng leo hay hồng bụi?

    Nếu trồng để trang trí hàng rào, trụ cột thấp, trồng chậu để ban công, hiên nhà..làm cho ngôi nhà, sân vườn gia đình bạn trở lên đẹp hơn, hấp dẫn hơn giúp bạn thoải mái, tươi mát hơn, sảng khoái, khỏe mạnh hơn sau những căng thẳng, áp lực của cuộc sống thì nên lựa chọn hồng bụi.

Xem thêm bài viết:

Hình ảnh: Canva, Internet, Hoala

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services