Bánh Đa Bao Nhiêu Calo? Cách Ăn Bánh Đa Không Sợ Béo (Mập)

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
bánh đa bao nhiêu calo
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Bánh đa là thực phẩm được nhiều người yêu thích và thường xuyên bổ sung trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Vậy bánh đa bao nhiêu calo? Ăn bánh đa có tốt cho sức khỏe không? Nên sử dụng nguyên liệu này trong chế độ ăn kiêng như thế nào? Cùng bTaskee tìm hiểu nhé!

Giới thiệu về bánh đa

Bánh đa – Một món ăn truyền thống của người Việt

Bánh đa được biết tới là nguyên liệu chế biến ra nhiều món ăn được người Việt yêu thích. Chúng được làm từ bột gạo hòa với nước lọc và một số phụ liệu khác, sau đó, gia nhiệt để tạo nên hương vị đặc trưng.

Bánh đa được xem là loại bánh truyền thống lâu đời của người Việt.

Vào đầu thế kỷ X, tại làng Lạng Côn – xã Đông Phương – huyện Kiến Thụy – Hải Phòng, thầy giáo Chu Xích Công triều đại Lê được giao phó chức vụ đảm bảo nguồn lương khô cho binh lính. Vì vậy, ông đã tạo ra một loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô rồi nướng với than.

Loại bánh này từ đó ra đời và được gọi với cái tên bánh Đa. Sau này, nghề làm bánh được lưu truyền từ Bắc vào Nam và trở thành món ăn truyền thống, mang hương vị của nền ẩm thực lúa nước.

Bánh đa – Món ăn mang đậm nét văn hóa của từng vùng miền

Bánh đa có sự khác biệt trong hình dạng, màu sắc và cách chế biến theo từng vùng miền. Đến với miền Trung, điển hình là vùng quê Nghệ An, người ta sẽ bắt gặp đặc sản bánh đa vừng thơm bùi, giòn tan. Sở dĩ bánh đa vừng nơi đây ngon nhờ nguồn nước nơi, lúa làng có hương vị đặc trưng riêng.

Mỗi vùng miền sẽ có một cách chế biến bánh đa riêng.
Mỗi vùng miền sẽ có một cách chế biến bánh đa riêng.

Ngược lên miền Bắc, món bánh đa lại được chế biến theo cách thức riêng. Chúng thường có kích thước to, màu vàng bắt mắt và thơm mùi sắn. Đặc biệt, bánh đa kế nơi đây còn được đánh giá là ngon bùi và béo ngậy, vượt xa hương vị nhiều nơi khác.

Khác với miền Bắc, tại miền Nam, bánh đa thường có màu trắng sáng, mỏng mịn nhưng có mùi hương thơm rõ nét và dễ dàng có thể phân biệt.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách nấu bánh đa cua chuẩn vị Hải Phòng tại nhà

Bánh đa – Món ăn có tính linh hoạt và sáng tạo

Với các phương pháp gia nhiệt khác nhau, bánh đa có thể chế biến thành nhiều sản phẩm với hương vị đặc trưng riêng về độ giòn, mùi hương và màu sắc như mì, phở, bánh rán đa nem, bánh tráng trộn,…

Bánh đa sợi dùng để chế biến mì, phở.
Bánh đa sợi dùng để chế biến mì, phở.

Một số cái tên phổ biến, không thể không nhắc tới như bánh đa cua Hải Phòng, bánh đa vừng Khánh Thiện, bánh đa nem Hà Tĩnh,…

Bánh đa bao nhiêu calo?

Bánh đa được là hoàn từ bột gạo, cán mỏng và phơi khô. Theo bảng thành phần dinh dưỡng của Bộ Y tế (2017), hàm lượng calo trong 100g bánh đa là 333 kcal cùng với các thành phần dinh dưỡng sau:

  • Protein: 4,0g.
  • Lipd: 0,2g.
  • Carbohydrate: 78,9g.

Bánh đa được chế biến thành nhiều món khác nhau. Vì vậy, lượng calo trong mỗi món ăn là không giống nhau.

Mức năng lượng của bánh đa phụ thuộc vào số lượng thành phần.
Mức năng lượng của bánh đa phụ thuộc vào số lượng thành phần.

Dưới đây là hàm lượng calo của một số sản phẩm bánh đa phổ biến:

STTLoại bánh đa Hàm lượng Kcal (calo) 
1Bánh đa nướngKhoảng 120 – 140 kcal
2Bánh đa đỏKhoảng 350 kcal
3Bánh đa vừngKhoảng 150 kcal
Bánh đa trộnKhoảng 200 – 275 kcal

Ăn bánh đa có béo không? Có tốt cho sức khỏe không?

Như vậy, một tô bánh đa thường chỉ dao động khoảng 150 – 330 calo, bằng ¼ so với mức năng lượng cần nạp mỗi ngày của người trưởng thành (2200 – 2400 calo). Vì vậy, ăn bánh đa hoàn toàn không gây béo nếu bạn biết cách kiểm soát khẩu phần ăn vừa đủ.

Bánh đa được làm từ bột gạo nên thường chứa nhiều tinh bột.
Bánh đa được làm từ bột gạo nên thường chứa nhiều tinh bột.

Bánh cũng có những lợi ích nhất định đối với sức khỏe, cụ thể:

  • Cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, tinh bột, chất béo, calo,…
  • Chống táo bón, bởi bánh đa không có axit béo bão hòa không no. Từ đó, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Hạn chế sản sinh cholesterol trong máu, hạn chế những tái biến như nhồi máu cơ tim, xơ vỡ động mạch,…

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thể gặp một số rủi ro như tăng cân do ăn quá nhiều hay dị ứng, tiêu chảy vì các phụ liệu đi kèm. Do đó, hãy kiểm soát khẩu phần ăn chặt chẽ và ‘nói không’ với những loại bánh chứa thành phần gây kích ứng nhé!

Bạn muốn chuẩn bị món phở giàu năng lượng từ bánh đa cho gia đình nhưng công việc bận rộn không cho phép bạn làm điều đó. Vậy thì sử dụng ngay dịch vụ nấu ăn gia đình của bTaskee. Các Chị Ong sẽ giúp bạn chuẩn bị bữa ăn bổ dưỡng và an toàn cho sức khỏe.

Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!

Bánh đa ăn kèm với món gì ngon nhất?

Hến xúc bánh đa

Hến xúc bánh đa là cái tên nổi tiếng, trứ xanh của khu vực miền Trung. Món ăn là sự kết hợp hoàn hảo giữa bánh đa giòn rụm, bùi ngậy từ vừng và vị ngọt đậm đà từ hến xào.

Đặc biệt, món ăn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như protein, canxi, tinh bột, đường, vitamin,…

Món bánh đa xúc hến giòn rụm, ngọt thịt.
Món bánh đa xúc hến giòn rụm, ngọt thịt.

Lươn xúc bánh đa

Thịt lươn chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như đạm, chất béo và các loại vitamin A, B1, B6, sắt,… Đem đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như bổ huyết, điều trị suy dinh dưỡng, tiêu trừ phong thấp,..

Lươn sau khi băm nhuyễn sẽ được đảo đều với sả ớt, xúc ăn cùng bánh đa nướng tạo nên hương vị ngọt ngào, giòn rụm và bùi miệng.

Món bánh đa xúc lươn đậm đà hương vị miền Tây.
Món bánh đa đậm đà hương vị miền Tây.

Bánh đa trộn

Bánh đa trộn là món ăn được nhiều bạn trẻ yêu thích. Với cảm nhận giòn, béo thơm nhờ mè, bạn có thể kết hợp ăn kèm với trứng cút, khô gà, chả quê, xoài xanh,…tạo nên món ăn vặt vô cùng bắt miệng.

Món bánh đa trộn thơm ngon, bắt miệng.
Món bánh đa thơm ngon, bắt miệng.

Ăn kèm với tiết canh vịt, tiết canh heo

Bánh đa ăn kèm với tiết canh heo là món ăn khoái khẩu của nhiều cánh mày râu. Sự bùi ngậy của đậu phộng kết hợp với rau thơm tạo nên món ăn vô cùng cuốn hút và thơm ngon. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều, bởi tiết canh vịt có tính hàn, dễ gây lạnh bụng và tiêu chảy.

Món bánh đa ăn kèm tiết canh khoái khẩu của cánh mày râu.
Món bánh đa ăn kèm tiết canh khoái khẩu của cánh mày râu.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách làm bánh cuốn bằng chảo đơn giản và thơm ngon ngay tại nhà

Cách ăn bánh đa không sợ béo (mập)

Thông thường, bánh đa chay chỉ chứa khoảng 220 – 280 kcal. Điều đó, sẽ không gây tác động lớn tới cân lượng của bạn. Tuy nhiên, nếu kết hợp bánh đa với những món ăn kèm giàu dinh dưỡng khác có thể gây tăng cân.

Nên ăn bánh đa chay để giảm lượng calo nạp vào cơ thể.
Nên ăn bánh đa chay để giảm lượng calo nạp vào cơ thể.

Vì vậy, để thoải mái ăn bánh đa mà không sợ béo, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Ăn kèm với các loại rau xanh để tăng cảm giác no lâu.
  • Tính toán lượng calo nạp vào từ mỗi tô/chiếc bánh đa để tránh thừa năng lượng.
  • Chỉ nên ăn bánh đa từ 1 – 2 lần/tuần.
  • Kết hợp với chế độ tập luyện như chạy bộ, nhảy dây, tập aerobic… từ 20 – 30 phút/ngày để đốt cháy calo thừa, phòng tránh tăng cân, béo phì.
  • Uống nhiều nước lọc hoặc trà xanh, giúp thanh lọc cơ thể và giảm cân, giảm mỡ mô.

Như vậy, những thông tin trên của bTaskee đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi bánh đa bao nhiêu calo rồi đúng không nào? Chúc các bạn sẽ có những bữa ăn ngon miệng, khoa học mà không lo thừa cân, béo phì nhé!

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

  • Tổng hợp các món bánh thơm ngon, đơn giản và dễ làm tại nhà
  • Cách ăn bánh chưng không tăng cân, giữ dáng hiệu quả tại nhà

Hình ảnh: Pinterest.

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services