Trẻ Sơ Sinh Bị Ho: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
trẻ sơ sinh bị ho
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Trẻ sơ sinh bị ho là một vấn đề thường gặp khiến bố mẹ lo lắng nhưng không biết nguyên nhân là do đâu và cách chữa trị như thế nào cho đúng? Hôm nay bTaskee sẽ chia sẻ những kiến thức bổ ích giúp bạn giải đáp những thắc mắc này nhé.

Ho ở trẻ sơ sinh là gì?

Có thể bạn chưa biết, ho được xem là một phản xạ có lợi giúp tống xuất chất bài tiết của cơ thể như đờm, nước mũi hoặc dị vật ở đường hô hấp ra ngoài, từ đó làm sạch đường thở của hệ hô hấp còn yếu ở trẻ. Có hai loại ho điển hình ở trẻ sơ sinh:

  • Ho khan: Kiểu ho này thường xảy ra khi bé bị cảm lạnh hoặc dị ứng, cụ thể hơn là do thanh quản bị viêm và phản ứng của khí quản dưới sự thay đổi của nhiệt độ về chiều tối và ban đêm. Đôi khi ho khan sẽ kèm theo triệu chứng thở khò khè.
  • Ho có đờm: Ho có đờm là do chất nhầy hoặc đờm hình thành trong đường thở của em bé. Khi ho sẽ có đờm nhầy màu trắng hoặc xanh, đây có thể là kết quả của bệnh lý về đường hô hấp.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho. Việc xác định được nguyên nhân gây ho là rất quan trọng bởi khi đó mới có hướng điều trị chính xác cho trẻ được. Một số nguyên nhân thường gặp đó là:

Ho do nhiễm khuẩn

Cảm lạnh, cảm cúm và ho gà đều có thể khiến trẻ sơ sinh ho dai dẳng. Tuy nhiên, cảm lạnh có xu hướng gây ho nhẹ đến trung bình, còn cảm cúm và ho gà có khả năng trở nặng và ho khan.

Ho do virus

Đây là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị ho, bệnh bắt đầu với các triệu chứng cảm lạnh, sổ mũi và ho khan.

Viêm phế quản

Bệnh bắt đầu với các triệu chứng cảm lạnh, sau đó là các triệu chứng thở khò khè, ho sốt. Bé bắt đầu bú kém và có thể trở nên lờ đờ hoặc buồn ngủ.

Dị ứng

Bệnh này có thể khiến trẻ sơ sinh bị ho dai dẳng và ngứa họng, kèm theo các triệu chứng chảy nước mũi, chảy nước mắt, đau họng hoặc phát ban.

Bệnh ho gà

Một loại bệnh truyền nhiễm có đặc trưng là ho ngược (Hít vào sâu rồi mới bắt đầu ho), bên cạnh đó còn kèm theo một số triệu chứng khác như sổ mũi, hắt hơi.

Những nguyên nhân khác

Ho do trẻ hít phải dị vật làm tắc đường hô hấp hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm từ khói thuốc lá hoặc khí từ máy sưởi,…

Những kiểu ho ở trẻ sơ sinh và cách chữa trị

Trẻ sơ sinh bị ho do cảm lạnh/ cảm cúm

Trẻ sơ sinh bị ho do cảm lạnh
Trẻ sơ sinh bị ho do cảm lạnh
  • Triệu chứng: 

Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi và đau họng, kèm theo đó là các cơn ho khan. Tùy vào mức độ nghiêm trọng còn có thể có đờm hoặc sốt nhẹ vào ban đêm.

  • Cách chữa trị:

Hạn chế cho bé uống thuốc giảm ho và thuốc trị cảm lạnh. Các bác sĩ đã khuyến cáo bạn không nên cho trẻ sơ sinh dùng các loại thuốc này bởi đôi khi nó sẽ gây ra những tác dụng phụ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. 

Thay vào đó, hãy cho bé uống bú đủ và uống thêm nước, hoặc dùng nước muối sinh lý làm sạch mũi bé, kết hợp với máy phun sương để tạo ẩm. Nếu trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên bị ho, bạn có thể pha nước ấm và mật ong để làm loãng đờm.

Nếu nhiệt độ của con từ 38.5 độ trở lên, hãy cho bé uống thuốc hạ sốt hoặc gọi ngay cho bác sĩ, đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Trẻ sơ sinh bị ho do viêm phế quản

Viêm phế quản làm cho trẻ bị ho
Viêm phế quản làm cho trẻ bị ho
  • Triệu chứng

Bệnh viêm phế quản thường xuất hiện vào mùa thu kèm theo các biểu hiện như sốt nhẹ, chán ăn. Bên cạnh đó còn có triệu chứng ho và sổ mũi, triệu chứng khá giống với bệnh hen suyễn.

  • Cách chữa trị:

Cho trẻ uống nhiều nước, nghỉ ngơi, sử dụng máy phun sương tạo ẩm và theo dõi nhịp thở của bé. Nếu con bạn có nhịp thở quá cao (50 nhịp/ phút), hãy gọi cấp cứu ngay vì bé đang bị suy hô hấp.

Trẻ sơ sinh bị ho do viêm phổi

Viêm phổi làm trẻ sơ sinh bị ho
  • Triệu chứng

Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn ở phổi do một số bệnh gây ra, bao gồm cả cảm lạnh. Bé bị viêm phổi sẽ có biểu hiện mệt mỏi và ho ra đờm xanh hoặc vàng.

  • Cách chữa trị:

Với bệnh này, tốt nhất bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị chính xác bởi vì việc điều trị còn phụ thuộc vào nguyên nhân bệnh do virus hay vi khuẩn gây ra.

Viêm phổi do vi khuẩn gây ra thường nguy hiểm hơn và phổ biến nhất là do strep pneumoniae gây ra.

Trẻ sơ sinh bị ho gà

Ho gà làm trẻ ho từng cơn liên tục
Ho gà làm trẻ ho từng cơn liên tục
  • Triệu chứng:

Ho gà là một loại bệnh vô cùng nguy hiểm và dễ lây đối với trẻ sơ sinh do vi trùng Bordetella pertussis gây ra. Trẻ sơ sinh bị ho gà sẽ ho từng cơn liên tục, sau đó đến giai đoạn hít sâu như tiếng gà gáy.

Sau mỗi cơn ho, trẻ bị thè lưỡi, mắt lồi ra và sắc mặt đổi màu, gân mạch cổ nổi lên.

  • Cách chữa trị:

Để phòng ngừa bệnh ho gà, hãy cho con bạn đã được tiêm chủng vacxin tăng cường Tdap (Uốn ván, bạch hầu, ho gà) đầy đủ, bởi vì trẻ sơ sinh không được bảo vệ đầy đủ cho đến khi chúng được tiêm đủ ba liều vacxin.

Trẻ sơ sinh bị ho do hen suyễn

Trẻ sơ sinh bị ho do hen suyễn
Trẻ sơ sinh bị ho do hen suyễn
  • Triệu chứng:

Các bác sĩ đưa ra kết luận rằng bệnh hen suyễn hiếm xảy ra ở trẻ sơ sinh, trừ khi gia đình trẻ có tiền sử bị dị ứng hen suyễn. Khi bị bệnh, em bé sẽ bị thở co rút, khò khè, mắt bị ngứa và chảy nước, bên cạnh đó còn kèm theo triệu chứng cảm lạnh.

  • Cách chữa trị:

Nếu trẻ bị thở khò khè, dù không chắc có phải là bệnh hen suyễn hay không, thường bác sĩ vẫn sẽ cho bé sử dụng thuốc hen suyễn. Nếu tình trạng ho của bé trở nên nặng hơn sau 1 – 2 ngày, hãy đưa bé đi gặp bác sĩ ngay lập tức.

Thường lúc này bác sĩ sẽ chỉ định để bé xông albuterol tại nhà, bạn có thể dùng máy xông khí dung và cho bé đeo mặt nạ vào để hít thuốc dễ dàng hơn.

Trẻ sơ sinh bị ho do hóc dị vật

Hóc dị vật làm trẻ sơ sinh ho dai dẳng
Hóc dị vật làm trẻ sơ sinh ho dai dẳng
  • Triệu chứng:

Đồ chơi như lông của những con gấu bông hay những thức ăn nhỏ như miếng cà rốt hoặc xúc xích được xắt hạt lựu là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị hóc.

Nếu trẻ bị ho do hóc dị vật, trẻ sẽ bị ho dai dẳng hoặc thở khò khè trong thời gian vài ngày, không kèm theo triệu chứng cảm lạnh hay đã từng bị sốt, cảm lạnh gần đây.

  • Cách chữa trị:

Với cách chữa trị tại nhà, bố mẹ hãy nhanh chóng đỡ bé nằm úp trên tay, sau đó vỗ vào khoảng giữa hai xương bả vai của bé để bé có thể ho mạnh, từ đó giúp tống dị vật ra ngoài.

Nếu bạn không thể lấy dị vật ra ngoài, vậy hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ có thể nội soi phế quản hoặc chụp X-quang nhằm xác định vị trí của dị vật để lấy nó ra khỏi cơ thể bé.

Ba mẹ cần chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho như thế nào?

Nếu trẻ sơ sinh bị ho thường, ba mẹ đừng quá lo lắng mà hãy tham khảo qua các biện pháp chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho tại nhà dưới đây:

Sử dụng dầu tràm

Dầu tràm giúp trẻ bớt ho
Dầu tràm giúp trẻ bớt ho

Dầu tràm có tác dụng làm sạch và giúp thông thoáng hệ hô hấp ở trẻ. Bên cạnh đó dầu tràm còn có khả năng kích ứng niêm mạc mũi tạo thành các chất nhầy rồi tống chúng ra ngoài. Trẻ sẽ bớt ho nhờ vào quá trình này.

Ngoài công dụng giúp trẻ bớt ho, dầu tràm còn ngăn ngừa triệu chứng chảy nước mắt sống ở trẻ sơ sinh đấy nhé. Xem thêm tại: Chảy Nước Mắt Sống Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Sử dụng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý giúp bé ho dễ dàng hơn
Nước muối sinh lý giúp bé ho dễ dàng hơn

Nước muối sẽ làm giảm chất nhầy trong mũi, giúp làm sạch và giúp đường hô hấp không còn sưng. Như vậy, trẻ ho sẽ dễ dàng hơn cũng như dễ tống đẩy đờm ra ngoài.

>>> Tham khảo thêm: Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Sổ Mũi Đúng Cách

Cho trẻ sơ sinh trên 1 tuổi uống mật ong

Mật ong giúp giảm đau cho họng của bé
Mật ong giúp giảm đau cho họng của bé

Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, bạn có thể cho trẻ uống một lượng nhỏ mật ong trước khi đi ngủ. Mật ong sẽ bao phủ cổ họng của bé để giảm đau.

Theo nghiên cứu của Viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ mật ong còn có thể có hiệu quả tương tự như dextromethorphan, một thuốc ức chế ho không kê đơn.

Cho trẻ ăn từ một nửa đến một thìa cà phê mật ong nếu cần. Tuy nhiên, hãy biết rằng mật ong không thích hợp cho trẻ nhỏ ăn nhiều do nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn 

Bú mẹ sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
Bú mẹ sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

Nguồn cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ nhất cho trẻ sơ sinh chính là sữa mẹ. Việc bú sữa mẹ sẽ giúp hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt hơn và hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại.

Nâng cao đầu của trẻ khi nằm ngủ

Nâng cao đầu khi ngủ giúp trẻ giảm các cơn ho
Nâng cao đầu khi ngủ giúp trẻ giảm các cơn ho

Giúp trẻ thở dễ dàng hơn và giúp giảm các cơn ho. Hãy kê gối cao hơn hay có thể sử dụng thêm khăn kê vào gối giúp nâng đầu trẻ cao hơn.

Giữ độ ẩm thích hợp

Tạo độ ẩm trong phòng bé để giảm kích ứng ho
Tạo độ ẩm trong phòng bé để giảm kích ứng ho

Hãy sử dụng một chiếc máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của bé để giảm bớt kích ứng ho, từ đó trẻ sẽ thở dễ dàng hơn nhé.

Tham khảo ý kiến bác sĩ 

Tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng bài thuốc dân gian trị ho
Tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng bài thuốc dân gian trị ho

Có những bài thuốc dân gian trị ho như lá diếp cá, húng chung, lá hẹ … Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nó nhé.

Bố mẹ chưa có kinh nghiệm chăm sóc trẻ đúng cách, đừng lo đã có ngay dịch vụ Trông trẻ tại nhà theo giờ của bTaskee rồi đây. Chỉ cần vài cú chạm trên điện thoại là đội ngũ Cộng Tác Viên trông trẻ chuyên nghiệp của bTaskee có mặt để giúp bạn ngay rồi đấy

Tải app ngay tại đây

Những lưu ý cần tránh khi trẻ sơ sinh bị ho

  • Lạm dụng thuốc kháng sinh hay thuốc trị ho khi trẻ mới chớm bệnh

Những vi khuẩn tiếp xúc trẻ trong thời gian đầu có tác động tích cực đến hệ miễn dịch của trẻ. Vậy nên bạn đừng vội vàng cho bé uống thuốc liền mà hãy để hệ miễn dịch của bé làm việc trước.

  • Tự ý ngưng sử dụng thuốc khi thấy trẻ giảm ho

Việc tự ý ngưng thuốc khi chưa đến hạn có thể khiến bệnh ho của trẻ không được trị dứt điểm và gây lờn thuốc cho sau này.

  • Không cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói thuốc
  • Tránh những nơi có phấn hoa hoặc lông động vật, đó có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị ho.
  • Không dùng chung các vật dụng chăm sóc trẻ
  • Trẻ bị ho nên tránh tiếp xúc với trẻ lành
  • Tránh để trẻ sơ sinh bị lạnh

Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh bị ho đi khám?

Thời điểm cần đưa trẻ sơ sinh bị ho đi khám
Thời điểm cần đưa trẻ sơ sinh bị ho đi khám

Nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường dưới đây, bố mẹ hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ:

  • Ho kéo dài hơn hai tuần kèm theo (hoặc không) triệu chứng cảm lạnh.
  • Cơn ho ảnh hưởng nhiều tới chất lượng giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày của bé.
  • Trẻ bị ho và sốt.

Trong trường hợp có những triệu chứng nghiêm trọng hơn dưới đây, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay

  • Trẻ khó thở, bị ho kèm theo nghẹt mũi.
  • Cơn ho bắt đầu đột ngột.
  • Trẻ buồn ngủ hoặc khó thức dậy.
  • Da, mặt, môi nhợt nhạt hoặc chuyển sang màu xanh tím.

Câu hỏi thường gặp

  1. Khi nào thì bạn nên lo lắng về cơn ho của bé?

    Bạn nên lo lắng khi cơn ho kèm theo sốt kéo dài hơn năm ngày. Ho kéo dài trong tám tuần. Ho trở nên tồi tệ hơn vào tuần thứ ba. Có liên quan đến khó thở hoặc thở gấp.

  2. Có bình thường không khi trẻ sơ sinh ho?

    Trẻ ho và hắt hơi vì những lý do tương tự như chúng ta: Để làm sạch đường mũi của chúng khỏi một thứ gì đó gây khó chịu, chẳng hạn như bụi, hoặc để đẩy chất nhầy hoặc nước bọt ra khỏi cổ họng của chúng. Tiến sĩ Corrigan nói: “Ho và hắt hơi là những cách duy nhất để trẻ làm thông đường thở của mình⁠”

Qua bài viết trên, bTaskee hy vọng đã cung cấp đủ kiến thức cho bạn về trẻ sơ sinh bị ho. Từ đó bố mẹ sẽ có kinh nghiệm dự đoán về nguyên nhân ho của con để đưa ra cách xử lý chính xác nhất cho từng tình trạng ho nhé.

Xem thêm bài viết liên quan:

Hình ảnh: Canva, Internet

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services