Thực Đơn Ăn Dặm Truyền Thống Cho Bé 6 Tháng Dinh Dưỡng

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng như thế nào để đảm bảo chất dinh dưỡng, thơm ngon hấp dẫn? Những lưu ý cần chú trọng khi lên thực đơn ăn dặm cho bé là gì? Câu trả lời sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây cùng bTaskee.

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi là gì?

Việc ăn dặm là xay nhuyễn các loại thức ăn chín và trộn chung vào với nhau. Đó có thể là bột cùng các loại thịt, cá, rau củ để tạo các món ăn đa dạng về hương vị dành cho trẻ. Đây là một phương pháp ăn dặm lâu đời được các mẹ ưa chuộng áp dụng trong quá trình nuôi con nhỏ.

Phương pháp ăn dặm là thức ăn được nghiền nhuyễn dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
Phương pháp ăn dặm là thức ăn được nghiền nhuyễn dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Gợi ý 10 món ăn cho thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng

Cháo rau củ

Nguyên liệu

  • Gạo trắng
  • Rau củ theo mùa tùy thích

Cách chế biến

  • Bước 1: Cho gạo vào nồi nước, nấu cháo cho chín rồi đem nghiền nhuyễn.
  • Bước 2: Rau củ gọt vỏ, rửa sạch, đem hấp hoặc luộc chín rồi xay nhuyễn
  • Bước 3: Trộn cháo và rau củ lại với nhau. Các mẹ có thể cẩn thận rây qua một lớp cho cháo mịn hơn trước khi cho bé ăn.
Cháo rau củ thơm ngon dành cho trẻ ăn dặm
Cháo rau củ thơm ngon dành cho trẻ ăn dặm

Bánh tôm xay

Nguyên liệu

  • 2 con tôm sú
  • 1 quả trứng gà
  • 15g yến mạch
  • Dầu oliu

Cách chế biến

  • Bước 1: Sơ chế tôm, bóc vỏ rồi đem hấp chín. Sau đó xay hoặc băm nhuyễn.
  • Bước 2: Yến mạch cần ngâm trước với nước 30 phút để cho mềm. Tiếp đến, trộn yến mạch, trứng, tôm đều với nhau.
  • Bước 3: Cho 1 lớp dầu oliu mỏng vào chảo, đổ từng thìa bột bánh tôm vào và rán trên lửa nhỏ. Khi 2 mặt bánh đã chín vàng là đã hoàn thành.
Bánh tôm xay yến mạch với hương vị hấp dẫn, bổ sung protein cho trẻ
Bánh tôm xay yến mạch với hương vị hấp dẫn, bổ sung protein cho trẻ

Cháo rau chân vịt

Nguyên liệu

  • Rau chân vịt
  • Gạo
  • Nước

Cách chế biến

  • Bước 1: Lấy phần lá của rau chân vịt, rửa sạch. Đem hấp hoặc luộc rau cho chín mềm. Sau đó nghiền hoặc xay nhuyễn.
  • Bước 2: Nấu cháo với nước theo tỉ lệ 1:10. Nghiền nhuyễn cháo qua một chiếc rây lọc, lấy phần nước cốt.
  • Bước 3: Trộn rau chân vịt với cháo rồi cho bé thưởng thức.
Cháo rau chân vịt bổ sung thêm chất xơ cho trẻ ăn dặm
Cháo rau chân vịt bổ sung thêm chất xơ cho trẻ ăn dặm

Cháo sữa bí đỏ

Nguyên liệu

  • 100g bí đỏ
  • Gạo
  • Nước
  • Sữa công thức hoặc sữa mẹ: 50 – 70ml

Cách chế biến

  • Bước 1: Nấu chín cháo. Sau đó nghiễn nhuyễn và lọc qua rây để chỉ lấy phần nước cốt.
  • Bước 2: Bí đỏ rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ rồi đem hấp hoặc luộc chín. Tiếp theo, đem nghiền hoặc xay nhuyễn bí đỏ.
  • Bước 3: Trộn sữa, cháo cùng bí đỏ thành hỗn hợp mềm mịn. Các mẹ có thể lọc qua rây một lần nữa trước khi cho các bé ăn nhé.
Cháo sữa bí đỏ hấp dẫn cho thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng
Cháo sữa bí đỏ hấp dẫn cho thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng

Súp khoai tây sữa

Nguyên liệu

  • Nửa củ khoai tây
  • 60ml sữa mẹ/sữa công thức

Cách chế biến

  • Bước 1: Chế biến khoai tây: Gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành những miếng nhỏ rồi đem hấp hoặc luộc cho chín mềm.
  • Bước 2: Cho khoai tây cùng sữa vào nồi và nấu cùng.
  • Bước 3: Dùng thìa nghiền mịn khoai tây hoặc xay nhuyễn bằng máy là hoàn thành các mẹ nhé.
Món súp khoai tây sữa béo ngậy, hương vị thơm ngon là món ăn dặm được các bé yêu thích
Món súp khoai tây sữa béo ngậy, hương vị thơm ngon là món ăn dặm được các bé yêu thích 

Chuối trộn sữa

Nguyên liệu

  • Nửa quả chuối chín
  • Sữa công thức hoặc sữa mẹ: 50 – 70ml

Cách chế biến

  • Bước 1: Cắt chuối thành từng miếng nhỏ. Sử dụng thìa nghiền nhuyễn hoặc xay bằng máy.
  • Bước 2: Trộn đều sữa với chuối chín.
  • Bước 3: Rây lọc qua hỗn hợp chuối trộn sữa để đảm bảo sự mềm mịn trước khi cho bé ăn.
Chế biến món chuối trộn sữa đơn giản, thơm ngon cho bé ăn dặm
Chế biến món chuối trộn sữa đơn giản, thơm ngon cho bé ăn dặm

Cháo cà rốt

Nguyên liệu

  • Gạo trắng
  • Cà rốt

Cách chế biến

  • Bước 1: Chuẩn bị nấu cháo trắng với tỉ lệ gạo, nước là 1:10. Sau khi cháo chín, tiếp tục rây qua lưới lọc sao cho thật mịn rồi lấy phần nước cất cháo.
  • Bước 2: Gọt vỏ cà rốt, rửa sạch. Sau đó đem hấp hoặc luộc mềm, xay nhuyễn hoặc nghiền nhỏ.
  • Bước 3: Trộn 2 thìa cháo cùng cà rốt vào với nhau rồi cho bé ăn dặm thôi nhé.
Món cháo cà rốt với nhiều vitamin, khoáng chất bổ sung cho trẻ 6 tháng tuổi
Món cháo cà rốt với nhiều vitamin, khoáng chất bổ sung cho trẻ 6 tháng tuổi

Bơ trộn sữa

Nguyên liệu

  • ¼ quả bơ tươi chín mềm
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 60 – 70ml

Cách chế biến

  • Bước 1: Lột vỏ bơ, cắt miếng nhỏ rồi nghiền hoặc xay nhuyễn
  • Bước 2: Trộn bơ và sữa cho đều rồi hãy cho bé thưởng thức ngay nhé.
Bơ trộn sữa - lựa chọn tuyệt vời cho thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi
Bơ trộn sữa – lựa chọn tuyệt vời cho thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi

Cháo bột yến mạch

Nguyên liệu

  • Bột gạo
  • Yến mạch
  • Nước

Cách chế biến

  • Bước 1: Cho bột gạo và nước vào và nấu chín thành cháo
  • Bước 2: Yến mạch ngâm với nước khoảng 30 phút cho mềm rồi rửa sạch lại. Sau đó đem xay nhuyễn, lọc lại qua rây lấy phần nước.
  • Bước 3: Cho phần yến mạch đã lọc vào nồi nấu chín. Tiếp tục rây qua hỗn hợp cháo yến mạch một lần nữa trước khi cho bé ăn.
Món cháo yến mạch đơn giản, bổ sung chất xơ cho trẻ nhỏ
Món cháo yến mạch đơn giản, bổ sung chất xơ cho trẻ nhỏ

Cháo bông cải xanh

Nguyên liệu

  • Gạo
  • Nước
  • Bông cải xanh

Cách chế biến

  • Bước 1: Nấu cháo với gạo, nước theo tỉ lệ là 1:10. Tiếp theo xay hoặc nghiền nhuyễn cháo, rây lấy phần nước cốt.
  • Bước 2: Bông cải xanh rửa sạch, đem hấp hoặc luộc chín mềm. Sau đó nghiền hoặc xay nhuyễn.
  • Bước 3: Trộn cháo với bông cải xanh. Có thể rây hỗn hợp này một lần nữa để đảm bảo cháo được mềm nhuyễn nhất.
Món cháo bông cải xanh cho thực đơn ăn dặm của bé 6 tháng
Món cháo bông cải xanh cho thực đơn ăn dặm của bé 6 tháng

Công việc nhà quá bận rộn khiến bạn không thể chuẩn bị những món ngon cho bé ăn dặm? Hãy sử dụng ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ bTaskee để được hỗ trợ nhé. Những chuyên gia vệ sinh sẽ giúp bạn có thêm nhiều thời gian để chăm sóc con trẻ chu toàn hơn.

Tải app bTaskee và trải nghiệm những dịch vụ gia đình tiện ích ngay hôm nay!

Phương pháp ăn dặm truyền thống có lợi ích gì?

Việc ăn dặm giúp đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Các nhóm chất quan trọng cần lưu ý trong mỗi bữa ăn dặm là chất béo, chất bột đường, protein và vitamin, khoáng chất.

Việc tuân thủ ăn dặm theo phương pháp truyền thống này giúp tạo thói quen ăn uống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Các bé sẽ được trải nghiệm đầy đủ các hương vị của đa dạng món ăn. Từ đó mà tránh trường hợp kén ăn, biếng ăn sau này.

Một số lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng đầy đủ dinh dưỡng

Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:

  • Lựa chọn thời điểm ăn dặm cho trẻ phù hợp, khi bé đã thực sự sẵn sàng. Nếu ăn dặm quá sớm sẽ khiến đường tiêu hóa của trẻ khó thích nghi, không thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng. Không những vậy, một số trường hợp còn khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột cho trẻ. Tuy nhiên nếu ăn dặm quá muộn thì sẽ khiến thiếu hụt chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 
  • Thời gian đầu, hãy cho các bé làm quen với thực đơn ăn dặm nhẹ nhàng, không cần có quá nhiều chất. Số lượng thức ăn có thể dần dần tăng lên. Ví dụ có thể tăng từ 1 món ăn đơn thuần lên đa dạng các nhóm thức ăn kết hợp.
  • Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Trong giai đoạn đầu, việc ăn dặm chỉ là phụ. Nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chính cho trẻ vẫn là sữa mẹ. Vì vậy hãy duy trì cho trẻ uống 400 – 500ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày tùy theo từng nhu cầu.
  • Số bữa ăn dặm nên là 1 – 2 lần/ngày. Khi bé đã cứng cáp hơn, có thể thêm trái cây hoặc sữa chua vào những bữa phụ.
  • Đảm bảo những món ăn dặm cần mềm, được nghiền nhuyễn.
  • Lúc đầu, hãy cho bé làm quen với bột ăn dặm có vị ngọt. Sau đó là dần chuyển sang bột có vị mặn. Như vậy sẽ giúp bé dễ dàng thích nghi hơn.
  • Tuyệt đối không thêm các loại gia vị vào món ăn trong thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi.
  • Trình tự ăn dặm khoa học cho trẻ: Ngũ cốc (cháo trắng), rau củ (khoai lang, cà rốt, chuối,…), cuối cùng là thịt.
  • Cẩn thận khi sử dụng những món ăn, thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé như mật ong, đậu phộng,…
Lưu ý không nêm gia vị vào thức ăn dặm của trẻ 6 tháng tuổi
Lưu ý không nêm gia vị vào thức ăn dặm của trẻ 6 tháng tuổi

Câu hỏi thường gặp

  1. Trẻ nên ăn dặm từ khi nào?

    Khuyến cáo nên thực hiện chế độ ăn dặm cho trẻ từ tháng thứ 6 hoặc thứ 7 trở đi. Không nên thực hiện ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn vì đều sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ

  2. Các loại thực phẩm cho thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cần thiết

    – Thực phẩm chứa protein: Thịt bò, cá, trứng, sữa, phô mai,…
    – Thực phẩm có chứa tinh bột: Ngũ cốc, khoai lang, bánh mỳ, mỳ ống,…
    – Thực phẩm chứa chất béo tốt: Các loại đậu, hạt vừng, dầu mè, dầu ô liu, cá hồi,….
    – Vitamin, chất khoáng có chứa trong rau, củ, quả
    – Thực phẩm chứa nhiều sắt như đậu đen, đậu lăng, các loại rau có màu xanh đậm
    – DHA có nhiều trong sữa mẹ
    – Bổ sung cá hồi để cung cấp vitamin cho trẻ nhỏ.

  3. Như thế nào là phương pháp ăn dặm kiểu Nhật?

    Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cung cấp 3 nhóm chất cho trẻ là tinh bột – vitamin – chất đạm. Tuy nhiên, thức ăn sẽ không được trộn lẫn mà chế biến ra từng khay riêng. Thức ăn thô sẽ được bổ sung tăng dần theo thời gian. Ngoài ra, trẻ cũng được tập ăn nhạt, từ các loại rau củ đến thịt cá.

    Phương pháp này tuyệt đối không rong trẻ đi chơi khi ăn cũng như không thúc ép trẻ ăn quá nhiều mà chỉ phù hợp với nhu cầu.

Trên đây là gợi ý cho thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi mà các mẹ có thể tham khảo. Thực đơn ăn dặm giàu dinh dưỡng, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Mong rằng với những chia sẻ trên, các mẹ sẽ có thêm nhiều món ăn hấp dẫn, tốt cho sức khỏe cho thực đơn hàng ngày của trẻ nhé.

>>>Xem thêm các bài liên quan:

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services