Xây Dựng Phương Pháp Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Ăn dặm kiểu nhật mang lại hiệu quả cho bé
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Cho bé ăn dặm kiểu Nhật mang lại lợi ích như thế nào đến quá trình dinh dưỡng và phát triển của bé? Hãy theo dõi bTaskee để hiểu hơn về cách tập cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật nhé! 

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Giống như tên gọi của nó, ăn dặm theo kiểu Nhật là phương pháp có nguồn gốc từ Nhật Bản. Đây là phương pháp khoa học, đòi hỏi mẹ phải đầu tư thời gian nghiên cứu trong thời gian đầu.

Bạn có thể phối hợp đa dạng các loại thực phẩm khác nhau, tạo nên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật phong phú và đầy đủ, phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của bé.  

Cách ăn dặm kiểu Nhật sẽ giúp cho quá trình tập ăn của bé được hiệu quả hơn, không bị áp lực tâm lý và kích thích vị giác phát triển tốt nhất.

Điểm đặc biệt trong cách chế biến món ăn dặm này đó là bạn không cần dùng đến cối xay mà thay vào đó sẽ sử dụng cối giã và rây để làm mịn thức ăn giúp trẻ dễ nuốt hơn. 

Ăn dặm kiểu Nhật kích thích vị giác
Ăn dặm kiểu Nhật kích thích vị giác

Sau thời gian ăn theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, trẻ sẽ quen với việc sử dụng thìa và nuốt thức ăn lỏng, mịn. Trong giai đoạn tiếp theo, bạn có thể thay đổi cách ăn cho trẻ bằng cách nấu cơm gạo vỡ từ nhão cho đến đặc ăn kèm với một số loại thực phẩm như thịt, cá, rau củ… 

Ưu điểm và hạn chế của cách ăn dặm kiểu Nhật

Cùng bTaskee tìm hiểu thêm và ưu điểm và hạn chế của cách ăn dặm theo kiểu Nhật nhé. 

Ưu điểm

Khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, các mẹ sẽ nhận thấy một số ưu điểm mà phương pháp này mang lại cho con trẻ nhà mình.

  • Hình thành thói quen nhai nuốt thức ăn: Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật, bé sẽ không còn ăn những món nghiền nhuyễn mà thay vào đó là ăn thức ăn thô. Trẻ sẽ được luyện tập về khả năng nhai nuốt một cách hiệu quả và từ đó ăn được nhiều món ăn khác nhau.
  • Trẻ không bị biếng ăn: Việc ăn uống với phương pháp này sẽ mang lại cho bé sự mới mẻ và cảm thấy kích thích hơn. Bé có thể ăn ngon với số lượng vừa đủ ngay từ lần đầu tập ăn dặm theo kiểu Nhật. Ăn uống một cách có khoa học giúp bé ăn ngon miệng và phát triển một cách hoàn thiện nhất. 
  • Bé làm quen được nhiều mùi vị mới: Vị giác của bé khi tiếp xúc với thức ăn sẽ dần làm quen được với các mùi vị mới từ thực phẩm. Trẻ sẽ có thể ăn ngon hơn mặc dù ở lần đầu hay từ lần thứ hai. Việc lựa chọn thức ăn phù hợp mà bé yêu thích cũng rất quan trọng, bé sẽ dễ dàng thích thú với việc ăn dặm hơn. 
  • Bé có thể tự lập trong việc ăn: Việc chia đều các món ăn trong thực đơn sẽ giúp trẻ làm quen với thức ăn và có thể tự ngồi ăn một mình. Điều này sẽ giúp mẹ nhàn rỗi hơn trong quá trình chăm sóc việc ăn dặm của bé. Bạn có thể để trẻ cùng ngồi ăn với gia đình sẽ hình thành thói quen ăn theo bữa cho bé. 
Bé nhận biết được thêm nhiều mùi vị
Bé nhận biết được thêm nhiều mùi vị 

Hạn chế

Dưới đây là một số hạn chế khi áp dụng cách ăn dặm kiểu Nhật cho bé. 

  • Giúp trẻ tạo lập thói quen: Trong giai đoạn đầu của quá trình bé ăn dặm kiểu Nhật, bố mẹ sẽ mất rất nhiều thời gian trong việc xây dựng thực đơn và chuẩn bị món ăn cho bé. Bên cạnh đó thì bạn cần phải kiên nhẫn trong việc dạy con cách cầm thìa và ngồi ăn như thế nào cho phù hợp.
  • Quá trình nấu nướng lâu hơn: Việc chuẩn bị các món ăn khác nhau theo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật thường sẽ tốn thời gian hơn rất nhiều so với các kiểu ăn dặm khác. Vì các mẹ phải nghiên cứu công thức cũng như lựa chọn thực phẩm phù hợp cho trẻ. Các món cũng cần phải được làm mịn thế nên mất rất nhiều công sức cho một bữa ăn.
  • Dự trữ nhiều thức ăn: Bữa ăn dặm kiểu Nhật phải chia từng món theo từng loại thực phẩm vì thế bạn cần phải mua nhiều đồ hơn. Việc cất thực phẩm qua ngày như vậy sẽ làm mất đi độ tươi và mùi vị cũng bị kém đi vài phần.
  • Trẻ dễ chọn lại những món ăn cũ: Đối với trẻ kén ăn thì khi được tự chọn món ăn, trẻ sẽ chọn những món mình đã ăn nhiều lần. Cũng từ đó mà làm cho hàm lượng dinh dưỡng nạp vào trong cơ thể không còn đa dạng và khó có thể cung cấp đủ lượng dưỡng chất cần thiết.
Tốn nhiều thời gian để chế biến
Tốn nhiều thời gian để chế biến

Dịch vụ trông trẻ tại nhà bTaskee sẽ giúp cho các mẹ có nhiều thời gian hơn trong việc chế biến các món ăn dặm cho bé.

Tải ngay app bTaskee và trải nghiệm những dịch vụ gia đình hàng đầu Việt Nam. 

Cách ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật có gì khác biệt? 

Ăn dặm theo cách truyền thống là phương pháp phổ biến hàng đầu trước khi có các phương pháp ăn dặm khác được du nhập vào Việt Nam. Đây là cách ăn được nhiều mẹ quan tâm vì trẻ có thể ăn hết được lượng thức ăn mà mẹ mong muốn cũng như khả năng tăng cân của con cũng tốt hơn. 

Để các mẹ có thể dễ dàng hình dung và phân biệt được mặt lợi – hại của hai phương pháp ăn dặm này, hãy cùng bTaskee đặt lên bàn cân và tìm hiểu kỹ càng hơn ăn dặm kiểu Nhật khác ăn dặm truyền thống như thế nào. Bảng so sánh dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn. 

Nội dung Ăn dặm kiểu NhậtĂn dặm truyền thống 
Chế độ ăn uốngMỗi ngày trẻ có 4 bữa sữa và 1 bữa mặn cách nhau 4 tiếngMỗi ngày trẻ có 7-9 bữa bao gồm cả cháo, sữa và bột. Khoảng cách giữa các bữa là 2 tiếng 
Chế biến món ăn Sử dụng nước hầm rau củ và thực phẩm cá để chế biến món ăn dặmDùng các loại thực phẩm sẵn có để chế biến. 
Phương pháp cho trẻ ăn dặm Phương pháp này sử dụng phần lớn nước xương hầm chứa nhiều canxi và đạmMón ăn dặm bao gồm bột, rau, thịt trộn lẫn khiến cho trẻ từ 7 tháng tuổi bị mất phản xạ nhai  
Cách cho bé ăn Gia đình Nhật thường tập cho con ngồi ăn chung với gia đình từ sớm, tạo cho trẻ tính tự lập trong mỗi bữa ăn Gia đình Việt lại có xu hướng bón cho trẻ ăn và dỗ trẻ ăn bằng cách xem tivi hay các món đồ chơi, dễ làm phân tán sự chú ý vào việc ăn
Phương pháp ăn dặm
Phương pháp ăn dặm 

Mỗi phương pháp ăn dặm sẽ có những ưu và nhược điểm riêng nhất định. Mẹ bầu có thể kết hợp thực đơn ăn dặm của cả hai phương pháp để giúp cho bé quen được với mùi vị và phản xạ nhai theo từng độ tuổi. Bên cạnh đó trong thực đơn phải đảm bảo đầy đủ các chất và cân đối dinh dưỡng mẹ nhé. 

Xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo tháng tuổi của bé 

Việc lên thực đơn cho bé hằng ngày thật ra không khó nếu mẹ tìm hiểu thêm về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật có những loại thực phẩm nào và tùy theo độ tuổi phát triển của trẻ. Gợi ý một số thực đơn hấp dẫn theo cách ăn dặm kiểu Nhật sẽ được bTaskee gửi đến ở phần thông tin dưới đây. 

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ từ 6 tháng tuổi 

Trong khoảng thời gian từ tháng thứ 5 đến thứ 6 sau sinh là trẻ đã có thể ăn dặm. Nhưng tốt hơn hết vẫn nên dùng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng vì lúc này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển. Giúp bé kích thích vị giác bằng các món ăn dặm trong thực đơn 30 ngày sau đây sẽ rất hiệu quả.

NgàyMón ăn NgàyMón ăn
1,2,3Cháo trắng nấu theo tỉ lệ 1:10 4Cháo trắng + Bí đỏ nghiền 
5Cháo trắng + Susu nghiền6Cháo trắng + Cà rốt nghiền
7Cháo cà chua +Súp khoai tây  8Cháo bí đỏ + Súp khoai lang táo
9Cháo rau chân vịt + Khoai tây trộn sữa 10Cháo trắng + Đậu phụ sốt cà chua
11Cháo táo + Súp lơ nghiền12Cháo khoai lang + rau cải trộn 
13Cháo trắng + Bí đỏ nghiền 14Cháo cà chua + Súp khoai tây 
15Cháo khoai lang + Súp bắp cải 16Cháo trắng + Cà rốt sốt cà chua
17Cháo cải bó xôi + Khoai sọ nấu sữa18Cháo khoai lang + Đậu phụ sốt cà chua 
19  Cháo đậu phụ + Súp khoai tây cà rốt20 Cháo rau củ + Khoai lang nghiền 
21Cải bó xôi trộn đậu phụ + Khoai lang trộn táo22 Súp lơ nghiền + Khoai tây trộn sữa 
23 Cháo táo + Rau cải trộn 24Cháo trắng + Cải thảo nghiền + Nước ép cam 
25Cháo cải bó xôi + Khoai tây trộn sữa 26Cà rốt trộn sữa chua + Cháo bánh mỳ chuối 
27 Cá, thịt trắng + Bắp cải + Bí đỏ nghiền  28Cháo trắng + Khoai tây và cà rốt nghiền + Sữa dâu tây 
29Cháo trắng + Súp khoai tây  + Nước ép dưa hấu30Mì udon + Cải bó xôi nghiền
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật dành cho bé 6 tháng tuổi trong 30 ngày
Bé 6 tháng ăn dặm kiểu Nhật
Bé 6 tháng ăn dặm kiểu Nhật 

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng và 8 tháng kiểu Nhật

Trẻ được 7 tháng đến 8 tháng tuổi có khả năng ăn được đồ thô, vì thế trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật của bé có thể thêm nhiều món ăn thô phong phú hơn. Dưới đây là bảng thực đơn ăn dặm cho bé từ 7-8 tháng tuổi mà mẹ có thể tham khảo. 

Thời gianBữa sángBữa tối
Ngày 1Cháo đậu hà lan + Mè đenCháo ngô ngọt + Súp cà rốt khoai tây 
Ngày 2Súp bánh mì sữa + Rau cải trộn đậu phụ Thịt trắng + Khoai tây nghiền + Chuối thái lát
Ngày 3Mì udon nấu nước rau củ + Thạch táo tươi Súp gà ngô ngọt + Bí đỏ luộc
Ngày 4Súp đậu hũ sữa + Trứng nghiền + Dâu tây nghiềnCá hồi luộc xé nhỏ + Thanh long cắt miếng
Ngày 5Cháo rau chân vịt + Đu đủ thái miếngSúp bông cải xanh + Nước ép đào
Ngày 6 Cháo cá dăm rong biển + Váng sữaCháo thịt bò khoai tây + Sữa chua dâu
Ngày 7Cháo bánh mì phô mai + Nước ép cam Cháo thịt heo nấm rơm + Susu luộc 
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 và 8 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng
Thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng 

 Bé 9 – 11 tháng và thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

Các bé ở độ tuổi này đã ăn dặm theo kiểu Nhật được vài tháng nên khả năng nuốt thức ăn khá thành thạo và có thể ăn được nhiều món thô hơn trước. Nhiều bé đã ăn được loại cháo hạt vỡ hoặc cơm nát. Song bạn cũng nên tham khảo thêm một số món ăn dưới đây.

Thời gianBữa sángBữa tối
Ngày 1Mì trắng + Sốt thịt bằm cà chua Cơm nát + Su hào xào thịt gà mềm 
Ngày 2Súp yến mạch Cơm nát + Đậu non hấp + Lơ xanh nghiền 
Ngày 3Cơm nát + Bí đỏ hấp + Thịt bò xào  Mì udon sốt thịt heo 
Ngày 4Bánh xèo roman Cơm nát + Canh rau củ thịt gà
Ngày 5Bí ngô trộn sữa chua Cháo cải cúc + Cua biển sốt bơ
Ngày 6 Cơm nát + Trứng chiên nấm rơmCháo gà + Tôm hấp + Khoai tây hấp 
Ngày 7Cơm nát + Cá quả xào cà chuaMì udon sốt trứng 
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 – 11 tháng tuổi
Trẻ từ 9 tháng có thể ăn món thô
Trẻ từ 9 tháng có thể ăn món thô 

Cho trẻ từ 12 – 18 tháng ăn dặm kiểu Nhật

Đây là giai đoạn nhiều bé đã cai sữa và bắt đầu có thể ăn được các bữa ăn như người lớn. Bạn có thể cho trẻ ngồi ăn cùng với bữa ăn của gia đình. Bên cạnh 3 bữa chính thì các mẹ cũng nên bổ sung thêm cho bé 2 bữa phụ và duy trì việc cho trẻ ăn dặm đầy đủ.

Thực phẩm ăn dặm kiểu Nhật cho bé ở giai đoạn này rất đa dạng. Hãy quan sát bé để biết bé thích hay không thích những món ăn gì và bạn sẽ có thể thay đổi thực đơn cho bé. Mục đích của việc này chính là điều chỉnh thói quen ăn uống và khẩu vị của bé cho phù hợp. 

Mẹ cần chú ý gì khi chế biến thức ăn cho trẻ theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật?

Mọi phương pháp ăn dặm đều giúp cho trẻ đảm bảo sức khỏe cũng như các chất dinh dưỡng nạp vào. Khi quyết định cho bé ăn dặm kiểu Nhật, bạn cần phải nắm rõ các ưu nhược điểm cũng như một số lưu ý sau để thuận tiện trong việc chế biến cũng như chăm sóc bữa ăn hằng ngày cho con mình. 

  • Sử dụng thực phẩm sạch: Trước mỗi bữa ăn, mẹ nên có cách chế biến đảm bảo an toàn sức khỏe cho con mình. Việc cho trẻ ăn dặm từ nguồn thực phẩm sạch tự nhiên sẽ giúp bé dễ dàng tiêu hóa hơn. Đây cũng chính là một phương pháp nuôi dạy trẻ tốt hơn mỗi ngày. 
  • Chia nhỏ từng món trong thực đơn: Khi mới cho trẻ tập ăn dặm kiểu Nhật ở tuần đầu, mẹ nên cho bé ăn riêng theo từng món, tránh kết hợp nhiều loại thực phẩm khiến mùi vị không được rõ ràng. Bên cạnh đó, việc ăn từng món riêng như vậy sẽ giúp trẻ dễ nhận biết được mùi vị của món ăn và kích thích vị giác hơn.
  • Điều chỉnh lượng gia vị trong món ăn: Tất cả các món trong thực đơn ăn dặm khi con bắt đầu tập ăn phải có vị nhạt. Sau đó tùy theo thói quen của trẻ mà gia giảm gia vị tự nhiên cho hợp lý. Nếu trong cách chế biến quá mặn hay quá ngọt đều sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của phương pháp ăn dặm này.
  • Quan sát thái độ của trẻ: Lúc bé ăn dặm kiểu Nhật thì bố mẹ cần phải chú ý đến phản ứng của bé có thích hay không để có sự điều chỉnh kịp thời trong cách chế biến. Nếu như thấy bé tỏ ra không thích hay có triệu chứng chán ăn thì mẹ không nên ép con ăn. Thay vào đó bạn nên dừng lại trong một khoảng thời gian rồi mới tiếp tục. 
Quan sát trẻ thích ăn gì
Quan sát trẻ thích ăn gì 

Câu hỏi thường gặp

  1. Nên cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật khi nào?

    Hầu hết, các thực đơn mà bTaskee xây dựng sẽ thích hợp cho trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên. Đây được xem là thời điểm mà trẻ cần phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu từ các nguồn thực phẩm bên ngoài. Bố mẹ cần phải đảm bảo quá trình phát triển toàn diện cho con mình. 

  2. Trong bữa ăn dặm cần bổ sung những dưỡng chất nào?

    Theo quy tắc “vàng – đỏ – xanh” thì trong bữa ăn dặm kiểu Nhật cần đảm bảo có đủ ba yếu tố dinh dưỡng đó là tinh bột, đạm và vitamin. Tùy theo thực đơn hằng ngày bạn xây dựng cho trẻ sẽ giúp trẻ nhận biết và quen dần với nhiều loại thực phẩm khác nhau. 

  3. Lượng sữa cần bổ sung trong quá trình ăn dặm là bao nhiêu?

    Mặc dù bạn đã tiến hành cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật thì mẹ bầu cũng nên tiếp tục cho bé duy trì việc uống sữa mẹ. Đây chính là nguồn dưỡng chất quý giá giúp nuôi dưỡng bé phát triển trong 6 tháng đầu. Các bé trong giai đoạn này sẽ cần đến 500ml sữa/ ngày. 

Hy vọng từ những thông tin hữu ích sẽ giúp cho các bố mẹ đang trong quá trình nuôi dạy trẻ phát triển tốt hơn nhờ lựa chọn cách ăn dặm kiểu Nhật. Cùng bTaskee giúp trẻ cao lớn và khỏe mạnh hơn mỗi ngày bố mẹ nhé!

Xem thêm các bài viết liên quan:

Hình ảnh: Canva + Freepik

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services