Tầm Quan Trọng Của Giằng Tường Trong Ngành Xây Dựng

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
giằng tường rất quan trọng
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Giằng tường được sử dụng rất rộng rãi trong xây dựng với quy mô lớn, nhỏ với mục đích là tăng độ chắc chắn cho sàn. Hãy cùng bTaskee tìm hiểu chi tiết về giằng tường nhé!

Giằng tường là gì?

Giằng tường được xem là một phần không thể thiếu trong kết cấu của bất kỳ công trình nào. Nó là phần bê tông hoặc bê tông cốt thép được dùng để liên kết với các đỉnh tường của tầng nhà trước khi thực hiện việc đổ bê tông sàn.

Giằng tường có thể liên kết với các tường ngang, tường dọc để hình thành một khối thống nhất, giảm thiểu được việc làm góc tường bị rạn nứt.

Đối với công trình nhà ở dân dụng, thường thì giằng tường sẽ chiếm khoảng 40 – 65 % trọng lượng vật liệu xây dựng.

Là phần không thể thiếu trong kết cấu của một công trình
Là phần không thể thiếu trong kết cấu của một công trình

Ngoài ra, giằng tường còn được tận dụng để kết hợp làm móng khi xây dựng các tòa nhà cao tầng hay nhà phố có quy mô rộng lớn. Vì nó có khả năng chịu được tải trọng lớn, nhờ đó giúp phân bố đều tải trọng, tăng độ vững chắc và làm giảm sự cố cho sàn nhà.

Chức năng chính của giằng tường trong kết cấu công trình 

Giằng tường đảm nhận khá nhiều các chức năng quan trọng trong việc xây dựng. Dưới đây là một số chức năng tiêu biểu:

Có nhiều chức năng quan trọng
Có nhiều chức năng quan trọng
  • Giúp liên kết được với các đỉnh tường của trần nhà trước khi bắt đầu vào thi công đổ móng và xây dựng các tầng bên trên. 
  • Giằng tường sẽ giúp chịu lực cho phần tường và sàn tầng trên có thể vững chắc hơn. 
  • Giúp hạn chế tối đa các tác động từ ngoại lực và nội lực làm cho nhà bị rạn nứt hoặc biến dạng. 
  • Chống được tình trạng xô lệch vị trí ở các nút chân cột. 
  • Tăng khả năng chịu đựng các loại tải trọng khi xây dựng nhà có nhiều tầng.
  • Giúp cho kết cấu của ngôi nhà có thể vững chắc, chịu lực tốt và an toàn hơn.

Yêu cầu cơ bản của giằng tường 

Giằng tường là phần chiếm khoảng 40-65% trọng lượng vật liệu của một công trình xây dựng và chi phí thi công chiếm từ 20-40% giá phần thô của một công trình. Bạn nên lựa chọn các vật liệu có chất lượng tốt và đáp ứng các yêu cầu cơ bản như sau: 

  • Cường độ chống chịu lực: Phải tương đồng với chiều dài tường xây dựng nhằm giúp chịu được tải trọng và các lực tác động lớn. Trọng lượng của toàn bộ tường nhà, trọng lượng sàn tầng trên và mái nhà truyền xuống tường. Đảm bảo chịu được những tác động của mưa, gió bão. 
  • Độ bền và cứng của bức tường: Cần phải xem xét và tìm hiểu kỹ sự tương quan giữa mác và vật liệu chịu tải của nền đất. Bên cạnh đó còn có móng, chiều cao, chiều dài và chiều dày tường nhà. Điều quan trọng là phải chú ý đến cả kỹ thuật xây dựng nhằm đảm bảo cho bức tường đạt chất lượng tốt nhất.
Những yêu cầu cần thiết khi giằng tường
Những yêu cầu cần thiết khi giằng tường

Dựa theo những yêu cầu cơ bản trên và quy luật thay đổi nhiệt độ, bạn cần phải nên chọn những vật liệu xây dựng giằng tường có bề dày. Vì nó sẽ đảm bảo tường sẽ không bị rạn nứt khi gặp các tác động mạnh.

Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn phương pháp cấu tạo các loại tường cách âm. Nó sẽ giảm bớt được những tiếng ồn từ bên ngoài vào trong nhà.

Vật liệu làm tường thì nên chọn những loại vật liệu nhẹ để giảm bớt trọng lượng, giảm sức lao động và tiết kiệm được vật liệu.

Cách bố trí giằng tường 

Giằng tường khi thiết kế và thực hiện phải luôn cần chú ý tới cách bố trí phù hợp để có thể phát huy hết các chức năng của nó. Cần phải thực hiện đúng kỹ thuật và tỉ mỉ thì giằng tường mới vững chắc và tăng thêm khả năng chịu lực:

Cần bố trí giằng tường phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất
Cần bố trí giằng tường phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất
  • Giằng tường thường sẽ được bố trí ở các khu vực có tường chịu lực, giúp phân bố đều các tải trọng của sàn, tầng trên nhằm cho ra kết quả tốt nhất.
  • Bên cạnh đó, cần phân bố giằng tường ở nơi có nguy cơ cao bị sụt lún, ngập nước hoặc các chỗ nguy hiểm cần được gia cố cho chắc chắn.
  • Bố trí giằng tường ở những nơi cần tăng độ cứng cáp cho sàn nhà, ví dụ như ở ban công, tấm ô văng
  • Cách bố trí giằng tường được áp dụng theo đúng công năng của nó trên thực tế, cấu tạo công trình một cách chi tiết và thực hiện theo bản vẽ thiết kế đã được tính toán từ trước.

Tầm quan trọng của giằng tường trong xây dựng

Theo như các nội dung đã phân tích ở trên, thì có thể thấy giằng tường đóng vai trò rất quan trọng cho toàn bộ kết cấu của công trình.

Nó được xem là một phần không thể thiếu nhằm đảm bảo chất lượng cũng như sự vững chắc và an toàn trong quá trình sử dụng.

Bên cạnh đó, giằng tường còn gia tăng tính thẩm mỹ cho không gian, giúp cho không gian trở nên gọn gàng và sạch sẽ.

Có vai trò đảm bảo sự vững chắc và an toàn cho ngôi nhà
Có vai trò đảm bảo sự vững chắc và an toàn cho ngôi nhà

Nếu thiếu giằng tường, thì các lớp tường trên đỉnh sàn tầng sẽ có thể không được phân bố đồng đều. Nếu trình trạng này kéo dài và không được xử lý một cách kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới độ bền vững, an toàn cho căn nhà.  

Mặt khác, nếu thiếu giằng tường cũng có thể dẫn đến việc sàn bị biến dạng bởi vì sự tác động mạnh của các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Sau một khoảng thời gian sử dụng thì ngôi nhà sẽ rất nhanh bị xuống cấp nghiêm trọng dẫn đến khó khăn trong việc sửa chữa.

Câu hỏi thường gặp

  1. Khi nào thì cần bố trí giằng tường?

    Đối với những công trình xây dựng ở những vùng đất mềm yếu, dễ xảy ra các hiện tượng xấu như: Lệch, lún, tải trọng động,…thì chúng ta cần phải kết hợp làm lanh tô cho giằng tường. Bên cạnh đó, giằng tường còn được sử dụng nhằm góp phần tăng tính ổn định cho các bức tường yếu, góp phần làm cho các công trình được bền lâu và sử dụng lâu dài.

  2. Tường cao bao nhiêu thì có giằng tường?

    Theo thông thường thì tường sẽ cao khoảng từ 300cm đến 400 cm thì sẽ được bố trí giằng tường. Ngoài ra, cũng có thể bố trí thêm giằng ở giữa tường để giúp nâng cao bộ bền vững của công trình. Tùy vào đặc điểm của mỗi công trình mà các chuyên gia sẽ ra quyết định nên bố trí 1 – 2 hoặc nhiều hơn số lượng giằng tường cần thiết.

  3. Kích thước giằng tường là bao nhiêu?

    Trong kỹ thuật xây dựng, kích thước giằng tường được quy định như sau: Chiều dài bằng chiều dài của tường và có độ dày trong khoảng từ 7cm – 14cm. Với chiều dài như thế giằng tường mới có đủ sự chắc chắn để  liên kết và tăng độ chịu lực cho bức tường.

Thông qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã có thể hiểu hơn về giằng tường, các tác dụng và cách bố trí giằng tường. Đừng quên đặt dịch vụ tổng vệ sinh của bTaskee giúp dọn dẹp nhà cửa khi xây dựng nhé! 

Xem thêm:

Hình ảnh: Canva

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services