Cấu Tạo Móng Băng Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
móng băng là gì
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Móng băng là một trong những loại móng bê tông cốt thép được thiết kế để phù hợp với tải trọng và khả năng chịu lực của đất nền. Hãy cùng tìm hiểu thêm về móng băng cùng bTaskee nhé. 

Móng băng là gì?

Móng băng được thiết kế nằm dưới cùng của các công trình xây dựng, thuộc vào loại móng nông có dải dài. Vì có tính chất đứng độc lập hoặc giao nhau với các móc nối theo hình chữ nhật thế nên nó được dùng để đỡ tường hoặc đỡ hàng cột. 

Tùy theo diện tích và địa hình, độ cứng và độ lún của đất mà thợ xây quyết định sử dụng loại móng băng bê tông cốt thép sao cho phù hợp cũng như đảm bảo được kết cấu an toàn cho cả công trình. Thông thường móng được thi công trên hố đào trần hoặc toàn bộ, sau đó được lấp lại. 

Móng băng dùng để đỡ tường và hàng cột
Móng băng dùng để đỡ tường và hàng cột

Bên cạnh đó, việc xây nhà bằng móng băng đơn giản hơn so với móng đơn và móng cọc, độ lún đều hơn và tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu xây dựng.

Thế nhưng khi bạn xây nhà thì cần chú ý đến việc lựa chọn móng băng hợp lý, tiêu chuẩn phù hợp có chiều rộng nhỏ hơn 1,5m. Trong quá trình cấu tạo có sai lệch sẽ dẫn đến làm lún đất nhiều hơn móng đơn. 

Cấu tạo của móng băng

Cấu tạo được chia làm ba loại chính và ở mỗi cách sẽ có những cơ sở và tiêu chí khác nhau để phù hợp với từng công trình khác nhau.

  • Móng băng hỗn hợp: Là loại móng băng kết hợp bởi nhiều vật liệu tạo thành, có thể phối kết nhiều loại như gỗ và khung thép. 
  • Móng băng cứng: Được tạo bởi bê tông, sắt hay khung thép có độ bền và vững chắc cao.
  • Móng băng mềm: Được tạo nên từ các vật liệu như cây gỗ xà cừ, tràm, keo loại lớn hoặc bạch đàn.
Cấu tạo móng băng cứng
Cấu tạo móng băng cứng 

Phân chia móng băng theo phương thì sẽ có hai loại riêng biệt và còn phụ thuộc vào phương mà thanh thép xây dựng tạo nên cấu trúc của móng.

  • Móng 1 phương: Đặc điểm nổi bật của móng băng 1 phương là chiều dài hoặc chiều ngang hoặc song song với nhau và chỉ theo 1 phương duy nhất.  
  • Móng 2 phương: Các đường thanh thép của móng băng 2 phương đan xen lẫn nhau. Bạn có thể nhận biết loại này rất dễ dàng đó là khi nhìn sẽ thấy đường móng giống như những ô cờ lớn.
Xây nền móng băng 1 phương
Xây nền móng băng 1 phương

Và cuối cùng chính là cấu tạo của loại móng băng cơ bản. Móng băng này có lớp bê tông lót móng và bản móng chạy liên tục liên kết thành một khối. Các số liệu về kích thước cấu tạo cơ bản sẽ được gửi đến ngay dưới đây.

  • Lớp bê tông lót: 100mm
  • Bản móng theo phổ thông: (900 – 1200) x 350mm
  • Dầm móng theo phổ thông: 300 x (500 – 700)mm
  • Thép bản móng phổ thông phi: 12a150
  • Thép dầm móng có hai loại: thép đai phi 8a150 và thép dọc 6 phi (18 – 22). 

Phân loại móng băng

Để phân loại thì chúng ta có ba cách, đó là dựa vào vật liệu cơ cấu, tính chất của độ cứng và cấu tạo theo phương. 

  • Nếu xét về vật liệu xây dựng để vững chắc thì có móng băng gạch và móng băng bê tông cốt thép.
  • Về chất lượng của phần cứng, thường được chia thành ba loại chính đó là móng mềm, móng tay và móng kết hợp. 
  • Cuối cùng là xét theo phương vị thì như trên phần cấu tạo cũng đã nói có hai loại chính là móng băng 1 phương và móng băng 2 phương. Các loại móng đều sẽ đảm bảo được độ truyền tải trọng xuống các cọc bê tông ở phía dưới đất. 
Có nhiều cách phân loại móng băng
Có nhiều cách phân loại móng băng 

Đặc điểm của móng băng

Khi xây dựng công trình kiến trúc nào thì việc thi công phần móng rất quan trọng. Trong một số trường hợp không dùng được móng đơn hay móng cọc, bạn có thể thay thế bằng móng băng sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất.

Ưu điểm

Công trình cho dù lớn hay nhỏ đều cần được xây dựng bằng 1 loại móng ổn định. Như bTaskee đã nói ở trên, với cấu tạo móng được sử dụng khá phổ biến.

Nó giúp cho tường và cột nhà liên kết với nhau một cách chặt chẽ, hỗ trợ quá trình truyền tải trọng lượng đều hơn. Hiện tại với những công trình xây dựng nhiều tầng, móng băng là phù hợp nhất.

Nhược điểm

Song song với những ưu điểm thì móng băng vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Kích thước chiều sâu của móng băng khá nhỏ nên không vận dụng cho những vị trí có nhiều bùn và nền đất yếu.

Nền đất có mạch nước ngầm sâu thì yêu cầu sự phức tạp trong xây dựng móng. Chính vì thế mà người ta chỉ sử dụng loại móng này cho những khu đất ổn định, địa chất tốt.

Thi công móng băng ở địa hình ổn định
Thi công móng băng ở địa hình ổn định 

Giá thi công móng băng

Móng băng được sử dụng phổ biến nhiều trong thiết kế nhà tầng, biệt thự, xây cầu hay đập nước…có nhiệm vụ chịu tải trọng của công trình khi xây dựng nên.

Đối với nhà nhiều tầng thì mức độ khối lượng sẽ khác nhau nên yêu cầu cao về sự đảm bảo sức chịu đựng của công trình xây dựng. 

Khi chuẩn bị thi công thì chắc hẳn ai cũng tò mò về giá thi công móng băng. Bởi móng băng là bộ phận quan trọng của ngôi nhà. Tùy theo loại móng băng là sẽ có đơn giá thi công khác nhau, bạn có thể tham khảo công thức tính sau: 

  • Đối với móng 1 phương: 50% x đơn giá phần thô x diện tích tầng 1.
  • Đối với móng 2 phương: 70% x đơn giá phần thô x diện tích tầng 1. 

Tải ngay app bTaskee và trải nghiệm những dịch vụ gia đình hàng đầu Việt Nam.

Quy trình xây dựng móng băng đạt tiêu chuẩn 

Tìm hiểu kỹ về quy trình thi công móng băng sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ xây dựng của công trình. Xây móng băng có tính bền và vững chắc sẽ giúp nâng đỡ kết cấu của công trình thi công. Nó được xem là kết cấu cơ bản để việc xây dựng đạt theo tiêu chuẩn. Các bước tiến hành thi công:

Bước 1: Chuẩn bị các nguyên vật liệu là công tác đầu tiên của mọi công trình. Giải phóng bề mặt xây dựng gọn gàng sẽ cho bạn biết được vị trí cần đóng cọc cũng như tạo móng băng. Số lượng xi măng, thép cần được tính toán cẩn thận theo thiết kế và khối lượng vật tư thi công. 

Chuẩn bị nguyên vật liệu
Chuẩn bị nguyên vật liệu
  • Bước 2: Tùy theo từng công trình có độ lớn như thế nào đào hố móng với độ sâu thích hợp. Tiếp đến là công tác chỉnh sửa làm phẳng mặt gọn gàng và bằng phẳng hơn. Điều này giúp cho các bước tiếp theo thực hiện một cách nhanh chóng hơn.
Đào hố móng
Đào hố móng
  • Bước 3: Công đoạn bố trí thép móng băng rất quan trọng, phải đúng vị trí và đủ số lượng theo thiết kế của từng khung kết cấu. Hãy kiểm tra kĩ thép đã đúng loại hay chưa, phải đảm bảo độ dẻo dai và dễ uốn nắn. 
Bố trí thép ở vị trí hợp lý
Bố trí thép ở vị trí hợp lý 
  • Bước 4: Trước khi tiến hành đổ bê tông móng, bạn cần ghép cốp pha móng. Ở bước này thì các công nhân xây dựng phải lưu ý cẩn trọng và tỉ mỉ trong quá trình lắp dựng cốp pha ghép kín chặt vào nhau. Ngoài ra tim móng và cột móng sẽ cần cố định ở một vị trí thì mới tiến hành bước tiếp theo được. 
Ghép cốp pha móng
Ghép cốp pha móng
  • Bước 5: Đổ bê tông móng băng là công đoạn cuối cùng trong quy trình thi công móng băng. Nó sẽ quyết định đến hiệu quả của việc thi công công trình sau này. Bê tông được xây dựng phải đạt đúng tiêu chuẩn theo tỉ lệ, không có trộn lẫn với các tạp chất và được nhào trộn theo đúng quy cách. 
Đổ bê tông móng băng
Đổ bê tông móng băng

Khi thi công móng băng cần lưu ý gì? 

Chính vì vai trò quan trọng và cấu tạo móng băng đối với các khu vực địa chất thế nên khi xây dựng thì nhiều đơn vị sử dụng loại móng này.

Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc xây dựng móng băng hợp lý thì ngay từ giai đoạn lên bản vẽ thiết kế thì cần phải đúng quy tắc kỹ thuật. Nếu không sẽ gây ra sự sai sót gây tình trạng lún sau thời gian dài sử dụng.

Để mặt bằng móng đảm bảo đỡ được cột nhà hay tường thì trong suốt quá trình thi công, các kỹ sư cần lưu ý một số điều sau đây sẽ giúp cho công trình được hoàn thiện nhanh chóng và an toàn hơn.

  • Thiết kế loại móng băng: Công tác thiết kế trước khi thi công rất quan trọng. Nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến độ bền và tính an toàn cho toàn bộ công trình. Để lựa chọn được loại móng phù hợp thông thường kỹ sư sẽ dựa vào chiều sâu. Nếu chiều sâu đặt móng lớn thì lựa chọn móng băng còn móng bê tông cốt thép sẽ chọn móng nông. 
  • Khảo sát địa hình trước khi thi công: Móng băng chỉ phù hợp xây ở khu vực có địa chất cứng vì nó thuộc hệ thống móng nông nên tính ổn định và chống trượt ở mức tương đối. Các quy mô nhỏ và vừa sẽ dễ xây móng băng, vì thế mà kỹ sư cần khảo sát kỹ trước khi tiến hành thi công công trình.
  • Không để cho móng ngập nước: Trong quá trình đổ bê tông, hố móng không được ngập nước. Vì khi gặp nước sẽ làm kém chất của bê tông, xi măng bị trương nở, tính liên kết của vữa xi măng sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Chính vì thế, khi đổ bê tông mà hố móng ngập nước thì phải hút hết nước và chờ đến khi hố móng khô mới được phép đổ.
Khảo sát địa điểm thi công
Khảo sát địa điểm thi công

Những mẫu bản vẽ thiết kế

Bản vẽ mặt bằng móng băng tầng 1
Bản vẽ mặt bằng móng băng tầng 1 
Thiết kế móng băng nhà ở
Thiết kế móng băng nhà ở 

Câu hỏi thường gặp

  1. Nên lựa chọn móng băng hay móng bè?

    Thực tế thì không dùng được móng bè bạn có thể lựa chọn móng băng để thay thế. Móng băng được áp dụng nhiều trong các trường hợp nền xấu và công trình không quá lớn. 

  2. Móng băng được sử dụng trong công trình nào?

    Với những đặc điểm của móng băng thì nó chỉ thực sự phù hợp với việc xây dựng nhà phố và biệt thự. Thường nó sẽ áp dụng cho những công trình kiến trúc 3 tầng còn nhà cấp 4 sẽ sử dụng móng cốc. 

  3. Nhà có tầng hầm nên xây dựng móng băng không?

    Móng băng đối với nhà có tầng hầm sẽ có tác dụng chắn đất. Tường hầm có thể nằm dưới mặt đất và móng băng tầng hầm phải được đặt sâu hơn nền của tầng hầm một khoảng lớn hơn 0,4m và đỉnh móng nằm dưới sàn tầng hầm. 

Nhờ có biện pháp thi công đơn giản mà móng băng được sử dụng nhiều trong công trình. Hy vọng với những chia sẻ về cấu tạo móng băng cũng như những ưu nhược điểm của nó thì bạn sẽ có thêm kiến thức để lựa chọn loại móng phù hợp cho công trình xây dựng của mình.

Xem thêm:

Hình ảnh: Canva

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services