Mèo Thở Khò Khè: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
mèo thở khò khè
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Mèo thở khò khè là triệu chứng thường xuất hiện khi sức đề kháng của mèo bị suy yếu. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào giúp nhanh chấm dứt tình trạng này? Cùng bTaskee xem ngay nội dung này để được giải đáp.

Nguyên nhân khiến mèo thở khò khè

Mèo thở khò khè do ung thư

Nguyên nhân khiến mèo thở khò khè có thể là do ung thư. Sự phát triển của các khối u và sự suy giảm cơ quan hô hấp có thể gây tắc nghẽn cho hệ hô hấp của mèo.

Đối trường hợp bệnh này, bạn nên đưa mèo của mình đến bác sĩ thú y để kiểm tra giúp xác nhận chính xác là u lành hay u ác tính. Để từ đó, đưa ra phác đồ và phương pháp điều trị phù hợp cho từng mức độ bệnh.

Mèo thở khò khè có thể là do nguyên nhân ung thư.
Mèo thở khò khè có thể là do nguyên nhân ung thư.

Mèo thở khò khè do viêm phổi

Tương tự như ở người, mèo cũng có thể bị mắc bệnh viêm phổi. Khi bị viêm phổi, chức năng hô hấp sẽ bị suy giảm. Lúc này, mèo dễ bị tổn thương và tác động bởi các yếu tố khác bên ngoài, khiến gây viêm và tắc nghẽn đường thở của mèo.

Viêm phổi là nguyên nhân gây ra tình trạng mèo thở khò khè.
Viêm phổi là nguyên nhân gây ra tình trạng mèo thở khò khè.

Mèo thở khò khè do rối loạn đường hô hấp

Chẳng hạn như, khi uống nước hoặc ăn, nước dãi có thể vô tình xâm nhập vào đường hô hấp nếu mèo bị nghẹn. Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, quá trình hô hấp sẽ không thể hoạt động bình thường vì do tắc nghẽn đường hô hấp. Do đó, dẫn đến tình trạng mèo bị thở khò khè.

Rối loạn đường hô hấp là nguyên nhân phổ biến khiến mèo thở khò khè.
Rối loạn đường hô hấp là nguyên nhân phổ biến khiến mèo thở khò khè.

Cách điều trị và chăm sóc mèo thở khò khè tại nhà

Bổ sung nước

Trong cuộc sống hằng ngày, nước có nhiệm vụ rất quan trọng đối với cơ thể cả con người và động vật. Nước giúp duy trì chức năng của cơ thể mèo hoạt động tốt hơn.  

Khi mèo thở khò khè hoặc thở gấp cũng có thể khiến cho cơ thể của nó nhanh mất nước. Do đó, khi thấy mèo trong tình tràng như vậy, bạn có thể bổ sung nước cho chúng. 

Tuy nhiên, hãy luôn đảm bảo nước cho mèo luôn sạch sẽ. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần đưa bé mèo đến cơ sở hoặc trung tâm thú y gần nhất. Khi này, bác sĩ có thể truyền nước cho bé qua đường tĩnh mạch. 

Khi mèo thở hổn hển nên cho chúng bổ sung thêm nước cho cơ thể.
Khi mèo thở hổn hển nên cho chúng bổ sung thêm nước cho cơ thể.

Dắt mèo đi dạo

Khi có những dấu hiệu bệnh, cần nên hạn chế để mèo vận động mạnh. Tuy nhiên, việc nằm yên một chỗ cũng sẽ khiến cho các bé mèo cảm thấy khó chịu. Lúc này, bạn có thể dắt mèo đi dạo xung quanh công viên hoặc gia đình. 

Điều này, sẽ giúp hô hấp mèo trở nên ổn định hơn. Khi ra ngoài, hãy luôn đảm bảo mèo được dắt an toàn cùng với dây vòng cổ.

Mèo vẫn có thể đi dạo nhẹ nhàng khi đang có dấu hiệu mèo thở khò khè.
Mèo vẫn có thể đi dạo nhẹ nhàng khi đang có dấu hiệu mèo thở khò khè.

Dọn ổ mèo cho khô thoáng, ấm áp

Ổ mèo là nơi thân thuộc nhất đối với mèo. Đây là nơi mà hằng ngày chúng luôn phải tiếp xúc trực tiếp. Nếu nơi ổ của mèo luôn đầy bụi bẩn, hôi thối, ẩm mốc và không được giặt giũ thường xuyên, sẽ dễ làm mèo mắc các bệnh về đường hô hấp. 

Khi này, sẽ xuất hiện tình trạng mèo ngủ thở khò khè hoặc mèo thở ra tiếng. Vì vậy, nên chọn những nơi thoáng gió, có ánh nắng, khô ráo cho ổ mèo. Ngoài ra, để bé mèo luôn khỏe mạnh hãy luôn đảm bảo ổ mèo luôn được sạch sẽ, thơm tho và thoáng mát nhé. 

Thường xuyên dọn ổ mèo để tránh mèo thở khò khè.
Thường xuyên dọn ổ mèo để tránh mèo thở khò khè.

Xông hơi cho mèo

Xông hơi có thể giúp giảm bớt tình trạng mèo thở khò khè. Khi xông hơi, hơi nước ấm sẽ làm chất dịch nhầy trong mũi mèo được mềm và lỏng hơn, khiến dễ chảy ra ngoài hơn. Từ đó, sẽ giúp mèo dễ thở hơn.

Để đạt hiệu quả cao, bạn có thể cho mèo vào phòng tắm, đóng kín cửa rồi bật nước nóng. Thời gian diễn ra chỉ nên khoảng 10 phút. Trong quá trình này, mèo chỉ nên được xông hơi chứ không được trực tiếp tiếp xúc với nước. 

Tuy nhiên, để tránh làm mèo bị tổn thương hoặc nhiễm trùng thì bạn hãy nên quan sát và kiểm tra chúng một cách cẩn thận.

Xông hơi là phương pháp giúp nhanh hết gặp tình trạng thở khò khè.
Xông hơi là phương pháp giúp nhanh hết gặp tình trạng thở khò khè.

>> Xem thêm: Cách Dạy Mèo Đi Vệ Sinh Đúng Chỗ Dễ Thành Công

Vệ sinh mũi

Khi bắt gặp mèo thở hổn hển, thì việc vệ sinh mũi cho mèo là vấn đề không nên bỏ qua. Điều này, sẽ giúp loại bỏ tất cả bụi bẩn khỏi mũi của mèo.

Dùng bông gòn mềm, làm ẩm chúng bằng cách ngâm vào nước mũi sinh lý, rồi sau đó tiến hành lau mũi cho mèo. Để đạt kết quả tốt, bạn nên thực hiện 1-2 lần/ tuần. Mặt khác, nếu tình trạng mèo của bạn nghiêm trọng hơn, hãy thực hiện việc này 1-2 ngày/lần.

Làm sạch mũi bằng bông để hạn chế mèo thở khò khè.
Làm sạch mũi bằng bông để hạn chế mèo thở khò khè.

Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ

Một môi trường sống lành mạnh, sạch sẽ và thoáng mát sẽ mang lại sức khỏe tốt cho mọi loại sinh vật. Đồng thời, cũng hạn chế tối đa tình trạng mèo thở khò khè.

Do đó, hãy luôn đảm bảo khu vực sống của mèo luôn sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không nấm mốc và bụi bẩn. Khi đã đáp ứng được điều kiện này, mèo của bạn sẽ giảm nguy cơ bị viêm nhiễm và mắc các bệnh về đường hô hấp. 

Môi trường sống lành mạnh sẽ giúp ngăn chặn mèo thở khò khè.
Môi trường sống lành mạnh sẽ giúp ngăn chặn mèo thở khò khè.

Việc nuôi thú cưng làm bạn đau đầu khi dọn dẹp nhà cửa thường xuyên. Hãy để những chị Ong chăm chỉ của dịch vụ giúp việc nhà nhà bTaskee sẽ giúp bạn xử lý ngay, trả lại cho bạn ngôi nhà sạch bong, mát mẻ. Giúp bạn bảo vệ sức khỏe các thành viên trong gia đình đồng thời bảo vệ sức khỏe cho các bé thú cưng sống trong nhà.

Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch trải nghiệm dịch vụ ngay!

Cách phòng ngừa mèo thở khò khè

Để ngăn mèo thở hổn hển, hãy làm theo các cách phòng ngừa được liệt kê dưới đây:

  • Thăm khám bác sỹ thú y định kỳ: Khi phát hiện mèo có những dấu hiệu về đường hô hấp như mèo thở khò khè, thở ra tiếng, khó thở, thở gấp hoặc các vấn đề khác về sức khỏe. Để tránh bệnh trở nên nguy hiểm hơn, hãy nhanh chóng đưa bé đến phòng khám thú y gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. 
  • Kiểm tra và tiêm phòng đầy đủ: Việc tiêm phòng định kỳ và được bác sĩ thú y kiểm tra thường xuyên sẽ giúp phát hiện và ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp.
  • Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ: Thường xuyên chăm chút, dọn dẹp ổ mèo, chuồng trại, khu vực vệ sinh sẽ góp phần cải thiện các vấn đề liên quan đến đường hô hấp như dị ứng, viêm nhiễm, nhiễm trùng.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Cho mèo ăn một chế độ ăn  hợp lý để tăng cường sức đề kháng và duy trì sức khỏe cho đường hô hấp.
  • Giữ ấm cơ thể mèo: Thời tiết thay đổi thất thường cũng sẽ làm sức đề kháng và hệ miễn dịch của mèo bị suy giảm nếu không được chú ý. Do vậy, hãy luôn giữ ấm mèo khi thời tiết trở lạnh, nhất là vào mùa đông.
  • Duy trì  độ ẩm thích hợp: Luôn duy trì môi trường ẩm để giảm nguy cơ viêm xoang, viêm họng. Bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để đạt hiệu quả tốt nhất.
Mèo thở khò khè cần nhanh chóng được thăm khám và điều trị.
Mèo thở khò khè cần nhanh chóng được thăm khám và điều trị.

Như vậy, nội dung trên đã chia cho bạn về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng mèo thở khò khè. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp  bạn lập kế hoạch chăm sóc thú cưng tốt nhất để giữ cho mèo luôn khỏe mạnh.

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services