Tại Sao Máy Lạnh Bị Đóng Tuyết? Tác Hại Và Cách Xử Lý

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
máy lạnh bị đóng tuyết
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Máy lạnh bị đóng tuyết rất thường gặp nên nhiều người sẽ chẳng mấy quan tâm. Tuy nhiên nó sẽ gây ra những tác hại to lớn đến sức khỏe và sự an toàn gia đình bạn. Thế nên, bạn cần biết rõ nguyên nhân máy lạnh bị đóng tuyết, tìm ra cách sửa để máy lạnh luôn được mát, khi sử dụng cũng tuyệt đối an toàn.

Tác hại khi máy lạnh bị đóng tuyết

Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này của máy lạnh, dễ dàng ra quyết định có nên sửa chữa máy lạnh hay không, bạn hãy theo dõi các tác hại mà máy lạnh đóng tuyết dàn lạnh mang lại dưới đây nhé!

Tuyết và nước chảy xuống sàn

Tác hại dễ thấy nhất khi máy lạnh bị đóng tuyết chính là tuyết sẽ rơi xuống sàn nhà, hoặc cũng có thể nó sẽ tăng thành nước và chảy xuống sàn nhà. 

Nhưng hiện tượng này sẽ không thể thấy ngay lập tức khi máy lạnh vừa đóng tuyết. Bởi khi máy lạnh còn hoạt động, ga của máy vẫn còn thì nhiệt độ lạnh vẫn được duy trì, tuyết vẫn sẽ bám trên các dàn lạnh của máy. Chỉ đến khi bạn tắt máy lạnh hay khi máy hết ga thì hiện tượng tuyết và nước chảy xuống sàn mới bắt đầu xuất hiện. 

Thoạt nhìn có vẻ hiện tượng này sẽ không gây ảnh hưởng gì nhiều. Bạn chỉ cần nhặt bỏ đi tuyết và lau sạch nước trên sàn là được, Thế nhưng nó lại mang đến sự nguy hiểm nhiều hơn bạn nghĩ.

Sau đây là 2 tác hại phổ biến khi máy lạnh bị đóng tuyết làm tuyết, nước chảy xuống sàn:

  • Gây ẩm mốc trên tường: Nước sẽ không rơi 100% xuống sàn mà sẽ thấm một lượng lớn vào tường nhà bạn, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng ẩm mốc.
  • Gây cháy nổ, chập điện: Nước có thể rơi vào các thiết bị điện hay ổ điện được lắp đặt bên dưới máy lạnh. Nếu việc này xảy ra, nhất là lúc không có người ở nhà thì nguy cơ cháy nổ là rất cao. 
ổ điện chạm mạch do nước rỉ vào
Tuyết hay nước từ máy lạnh chảy xuống có thể làm chạm mạch điện của các thiết bị đặt bên dưới (Hình ảnh: Uzayyangin)

Máy làm lạnh yếu hoặc không lạnh 

Đây là tác hại mà ai ai cũng có thể nhận thấy. Cụ thể, dàn lạnh sẽ đóng tuyết và từ đó cản trở đường thổi của máy lạnh nên hơi lạnh không thể thoát ra ngoài hoặc thoát ra ngoài rất ít.

Gây hư hỏng linh kiện của máy 

Khi máy lạnh bị đóng tuyết, lớp tuyết có thể sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của máy. Và nếu một trong những bộ phận của máy không thể hoạt động bình thường thì các bộ phận khác cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Không chỉ thế, các bộ phận này rất có thể sẽ bị hỏng nếu tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài với tuyết và nước. 

Tiền điện tăng cao

Máy lạnh bị đóng tuyết dàn lạnh thì bật hoài cũng chẳng thấy mát. Vậy nên bạn phải giảm nhiệt độ máy lạnh xuống, tăng công suất máy lên.

Chính vì thế mà điện năng sử dụng và tiền điện cũng sẽ tăng theo. Đi ngược lại với các tiêu chí trong cách sử dụng máy lạnh tiết kiệm điện.

tính tiền điện máy lạnh
Tiền điện chi cho máy lạnh sẽ tăng cao khi máy lạnh bị đóng tuyết (Hình ảnh: Terry’s AC)

Nguyên nhân máy lạnh bị đóng tuyết

Không phổ biến như việc máy lạnh không nhận tín hiệu từ remote hay máy lạnh lúc lạnh lúc không nhưng có lẽ tình trạng máy lạnh đóng tuyết cũng sẽ có rất nhiều người biết. Tuy nhiên nguyên nhân sâu xa nào gây nên nó thì không phải ai cũng biết.

Nhưng nếu không biết được nguyên nhân, yếu tố gây nên hiện tượng này thì sao bạn có thể tìm được biện pháp để khắc phục. 

Vậy nên, bTaskee sẽ chỉ ra và phân tích giúp bạn các nguyên nhân máy lạnh bị đóng tuyết nhé!

Thiếu ga để máy hoạt động

Máy lạnh hoạt động được chủ yếu nhờ vào ga hay còn được gọi là môi chất làm lạnh. Vậy nên khi máy lạnh hết ga, dàn lạnh sẽ yếu dần đi và đến khi ga hết hẳn thì máy sẽ ngừng hoạt động. Khi đó, luồng khí lạnh đã được tạo ra trước đó sẽ chỉ tập trung ở một nơi, tạo nên tuyết. 

máy lạnh hết ga dễ bị đóng tuyết
Máy lạnh khi thiếu ga sẽ không thể lưu chuyển không khí lạnh đồng đều từ đó gây nên tình trạng đóng tuyết (Hình ảnh: Homeairservices)

Ống dẫn ga nhỏ làm máy lạnh bị đóng tuyết

Ga của máy lạnh sẽ được dẫn từ dàn nóng sang dàn lạnh. Nhưng ống để dẫn ga lại khá nhỏ nên khi đôi khi hơi lạnh sẽ theo ga đi qua ống và kẹt lại ở đó. Khi hơi lạnh kẹt lại quá lâu, diện tích ống lại nhỏ thì khả năng bên trong ống bị đóng tuyết càng cao. 

Và khi ống đã đóng tuyết thì ga cũng sẽ không lưu chuyển được. Từ đó tình trạng đóng tuyết lại càng nghiêm trọng hơn. 

ống dẫn ga máy lạnh
Ống dẫn ga máy lạnh có đường kính nhỏ nên dễ tụ khí lạnh từ đó dẫn đến đóng tuyết (Hình ảnh: Baidu)

Cánh quạt tản nhiệt bị hỏng 

Tương tự như các cánh quạt bạn dùng trong nhà, quạt tản nhiệt của máy lạnh cũng có chức năng lưu thông không khí. Cụ thể, quạt tản nhiệt của máy lạnh sẽ giúp lưu thông các không khí hút vào từ bên ngoài và cả không khí lạnh được môi chất làm lạnh.

Nó sẽ đẩy luồng khí lạnh ra bên ngoài để quạt của dàn lạnh thổi ra môi trường trong phòng, thay thế dần không khí nóng. 

Tuy nhiên cánh quạt dù là của quạt gió thông thường hay của máy lạnh thì đều rất dễ gãy. Và khi quạt gãy, nó sẽ không thể lưu thông không khí lạnh một cách bình thường, không khí lạnh sẽ đứng yên một vị trí và từ đó khiến nhiệt độ nơi đó giảm dần rồi đóng tuyết. 

cánh quạt tản nhiệt của máy lạnh
Khi cánh quạt tản nhiệt của máy lạnh bị hỏng, không khi lạnh tập trung nhiều hơn sẽ gây đóng tuyết (Hình ảnh: Tokopedia)

Lắp đặt thiết bị sai cách

Việc lắp đặt sai kỹ thuật là một trong những nguyên nhân khiến dàn lạnh bị đóng tuyết, bạn có thể nhận thấy điều này dễ nhất khi vừa lắp đặt điều hòa.

Để khắc phục tình trạng này, bạn nên gọi đến trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng nơi bạn mua máy lạnh, máy điều hòa để được sự hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật nhanh chóng và an toàn.

Nhiệt độ ngoài trời quá thấp 

Dù nhiệt độ bên ngoài rất thấp nhưng Nhiều người lại có thói quen bật quạt hay máy lạnh rồi lại đắp chăn để ngủ. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn mà có còn là một trong những nguyên nhân máy lạnh bị đóng tuyết

Bởi khi nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí trong phòng cũng sẽ thấp theo. Chính vì thế, máy lạnh sẽ làm lạnh nhanh hơn và dễ làm cho hơi nước trong không khí dám trên bám lạnh đóng tuyết hơn. 

mở máy lạnh khi trời lạnh
Mở máy lạnh khi nhiệt độ bên ngoài quá thấp sẽ khiến máy lạnh bị đóng tuyết dễ hơn (Hình ảnh: Inventor)

Không vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên

Điều hòa thường phải được vệ sinh định kỳ 3 đến 6 tháng 1 lần tùy vào tần suất sử dụng của máy. Để nắm rõ thời gian vệ sinh định kỳ của máy lạnh, bạn có thể tìm hiểu bao lâu thì vệ sinh máy lạnh 1 lần.

Nếu sử dụng thường xuyên mà lại không được vệ sinh thì máy sẽ bị bám bẩn và cả dàn nóng lẫn dàn lạnh. Bụi bẩn này đôi khi sẽ làm cho các động cơ linh kiện bị tắc nghẽn hay không hoạt động được. Chính khi không hoạt động bình thường, hơi lạnh sẽ không thể được lưu chuyển đi khắp nơi và từ đó dẫn đến tình trạng máy lạnh đóng tuyết

Để hạn chế tình trạng này diễn ra đi kèm với các hệ quả xấu khác từ việc không vệ sinh máy lạnh như: máy lạnh bị chảy nước, máy lạnh có mùi hôi; bạn nên gọi ngay dịch vụ vệ sinh máy lạnh chuyên nghiệp nhé!

lưới lọc máy lạnh đóng tuyết
Máy lạnh không được vệ sinh thường xuyên sẽ làm các bộ phận dễ bị đóng tuyết (Hình ảnh: Mrright)

Biện pháp khắc phục tình trạng máy lạnh bị đóng tuyết

Máy lạnh bị đóng tuyết sẽ gây nhiều tác hại đến với chính máy lạnh, ảnh hưởng ví tiền và cả sức khỏe, sự an toàn của bạn. Vậy nên, khi phát hiện máy lạnh nhà mình đóng tuyết, bạn phải tìm hiểu lý do và cách khắc phục ngay lập tức. 

Dưới đây là một số cách sửa máy lạnh bị đóng tuyết mà bạn có thể áp dụng: 

  • Thay, bơm mới ga cho máy lạnh.
  • Sửa lại cánh quạt bị hỏng. Nếu cánh quạt chỉ bị lệch đôi chút, bạn có thể tự sửa lại bằng cách dùng kìm kéo thẳng lại cánh. Tuy nhiên để chắc chắn hơn, bạn nên nhờ đến các dịch vụ sửa chữa máy lạnh uy chuyên nghiệp nhé. 
  • Vệ sinh dàn ống dẫn ga cũng như vệ sinh toàn thể máy lạnh để ga có thể được lưu chuyển một cách thuận lợi nhất từ dàn lạnh đến dàn nóng.
  • Tắt chế độ Cool và sử dụng chế độ quạt, tăng quá trình rã đông. Bạn hãy tắt điều hòa hoặc chuyển sang chế độ quạt để thiết bị có thể tan hết băng rồi tiếp tục sử dụng.
thợ vệ sinh máy lạnh btaskee
Bảo dưỡng, vệ sinh máy lạnh thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ máy lạnh bị đóng tuyết 

Trên đây là một số cách sửa máy lạnh bị đóng tuyết. Tuy nhiên, để tránh được việc máy lạnh bị các bệnh này, bạn nên chủ động nhờ các dịch vụ chuyên nghiệp đến để bảo dưỡng, vệ sinh máy lạnh định kỳ (3 – 6 tháng/lần).

Việc kiểm tra, bảo dưỡng này sẽ giúp máy lạnh của bạn luôn được sạch sẽ và nếu có dấu hiệu hay hư hỏng nào thì có thể sửa chữa kịp thời. 

Câu hỏi thường gặp

  1. Nguyên nhân máy lạnh bị đóng tuyết?

    Nguyên nhân chính dẫn gây ra máy lạnh bị đóng tuyết là do hơi lạnh bị kẹt trong ông dẫn quá lâu. Do đó ống dẫn ga là bộ phận cần kiểm tra đầu tiên mỗi khi máy lạnh bị đóng tuyết.

  2. Tôi cần bao nhiêu thời gian để máy lạnh rã đông?

    Tùy thuộc vào mức độ tuyết đóng dày hay mỏng mà bạn có thể mất từ ​​1 giờ đến hơn 24 giờ để rã đông. Mẹo nhỏ giúp rã đông nhanh hơn là sử dụng chế độ Fan của máy lạnh.

Hy vọng qua những phân tích trong bài viết này về nguyên nhân máy lạnh bị đóng tuyết cũng như tác hại của nó sẽ giúp bạn thấy được độ nguy hiểm cũng như tính cấp bách của căn bệnh này. Và nếu máy lạnh nhà bạn đang bị tình trạng đóng tuyết, hãy áp dụng thử những cách trên xem sao nhé. Chúc bạn thành công!

Xem thêm bài viết chuyên gia máy lạnh

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services