Nguyên Nhân Máy Lạnh Bị Chảy Nước Là Gì? Cách Khắc Phục Thế Nào?

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Vì Sao Máy Lạnh Bị Chảy Nước? Cách Khắc Phục Thế Nào?
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Thời tiết nắng nóng là lúc hiện tượng máy lạnh bị chảy nước, rỉ nước ở dàn lạnh trở nên thường xuyên hơn. Cùng bTaskee xem ngay nguyên nhân và giải pháp để khắc phục tình trạng này nhé!

4 nguyên nhân chính làm máy lạnh bị chảy nước

Bụi bẩn bám dày đặc trên dàn lạnh và lưới lọc

Tình trạng máy lạnh bị dơ do bụi bẩn chiếm đến 80% nguyên nhân làm cho máy lạnh bị chảy nước, nhiễu nước ở cục lạnh. Sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn sẽ bám nhiều trên lưới lọc của dàn lạnh. Khi đó, hơi lạnh sẽ không thể thổi ra ngoài được, đọng lại thành giọt nước và nhỏ giọt xuống sàn nhà.

Ngoài ra, bụi bẩn từ dàn lạnh và lưới lọc còn có thể theo luồng khí lọt vào đường thoát nước, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn. Từ đó, nước ngưng tụ không thể thoát ra ngoài, ứ đọng trong dàn lạnh và tràn ra ngoài.

Bụi bẩn là một trong những nguyên nhân chính làm cho máy lạnh rỉ nước.
Bụi bẩn là một trong những nguyên nhân chính làm cho máy lạnh rỉ nước.

Máy lạnh bị thiếu gas

Gas điều hòa (hay môi chất làm lạnh) có chức năng hấp thụ khí nóng và giải phóng khí mát vào phòng. Do đó, nếu máy lạnh bị thiếu gas sẽ làm cho thiết bị nhiễu nước xuống sàn thông qua hiện tượng đóng tuyết. Cụ thể như sau:

  • Khi máy lạnh không có đủ lượng gas làm lạnh, nhiệt độ trong máy sẽ giảm, dẫn đến hiện tượng đóng tuyết ở dàn lạnh. Lúc này, băng tuyết bám trên dàn lạnh sẽ cản trở lưu thông khí, khiến cho hiệu quả làm mát giảm sút.
  • Khi nhiệt độ phòng tăng cao thì lớp băng tuyết tan chảy, nước từ băng sẽ chảy xuống khay nước và tràn ra ngoài, chảy trên tường rồi nhiễu xuống sàn.
Điều hòa bị thiếu gas cũng là nguyên nhân phổ biến khác làm cho máy lạnh chảy nước.
Điều hòa bị thiếu gas cũng là nguyên nhân phổ biến khác làm cho máy lạnh chảy nước.

Ống thoát nước điều hòa bị tắc nghẽn

Chức năng chính của ống thoát nước là dẫn nước từ dàn lạnh ra ngoài. Tuy nhiên, vì nhiều lý do như bụi bẩn, vật thể lạ hoặc côn trùng chui vào không ra được sẽ làm cho ống bị tắc, nước tràn ra ngoài rồi rỉ xuống sàn nhà.

Không chỉ làm cho điều hòa chảy nước, điều này còn có thể gây ra các vấn đề khác như hư hỏng các bộ phận kim loại của máy, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, gây hại cho sức khỏe người dùng.

Ống thoát nước máy lạnh bị tắc khiến máy lạnh nhiễu nước không dứt.
Ống thoát nước máy lạnh bị tắc khiến máy lạnh nhiễu nước không dứt.

Lắp đặt máy lạnh sai kỹ thuật

Việc lắp đặt sai kỹ thuật cũng là một nguyên nhân khác làm cho máy lạnh bị chảy nước, rỉ nước ở dàn lạnh. Các trường hợp như ống thoát nước bị gấp khúc, không có độ dốc (hoặc dốc ngược vào trong) hoặc cục lạnh không cân bằng sẽ làm cho nước bị chảy ngược vào máng hứng và rò rỉ ra ngoài.

Tuy nhiên, các lỗi kỹ thuật này hiếm khi xảy ra vì tay nghề thợ lắp ráp hiện nay thường rất cao, không cho phép xảy ra các lỗi cơ bản như trên.

Lắp đặt máy lạnh sai kỹ thuật cũng là nguyên nhân khiến điều hòa chảy nước.
Lắp đặt máy lạnh sai kỹ thuật cũng là nguyên nhân khiến điều hòa chảy nước.

Những nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, dưới đây là một số nguyên nhân khác mà người dùng có thể kiểm tra đến. Tuy nhiên, các trường hợp này thường rất hiếm khi xảy ra, chỉ khi nếu rà soát 4 lý do trên nhưng không tìm ra thì mới kiểm tra đến những trường hợp này. Đó là:

Máng thoát nước bị vỡ hoặc nứt

Máng thoát nước có chức năng lưu trữ lượng nước thải trong máy trong quá trình làm việc, sau đó sẽ chảy vào đường ống nước rồi chảy ra ngoài. Tuy nhiên, nếu vị trí máng này bị nứt/vỡ thì sẽ làm nước bị rỉ ra ngoài.

Máng thoát nước điều hòa bị nứt.
Máng thoát nước điều hòa bị nứt.

Quạt dàn lạnh bị hư hỏng

Quạt dàn lạnh có nhiệm vụ hút khí lạnh từ dàn lạnh và thổi ra ngoài phòng. Nếu quạt bị hỏng thì sẽ không thể hút hết khí lạnh, dẫn đến việc nước ngưng tụ đọng lại và chảy ra ngoài.

Quạt dàn lạnh bị hư cũng làm điều hòa chảy nước.
Quạt dàn lạnh bị hư cũng làm điều hòa chảy nước.

Cuộn dây dàn bay hơi bị đóng băng

Cuộn dây dàn bay hơi có nhiệm vụ hấp thụ nhiệt từ không khí trong phòng, làm cho không khí trở nên mát mẻ. Cuộn dây dàn bay hơi bị đóng băng sẽ khiến điều hòa rỉ nước thông qua quá trình như sau:

  • Khi nhiệt độ trong phòng quá thấp hoặc độ ẩm cao, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành nước và bám vào cuộn dây dàn bay hơi. Nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài, cuộn dây dàn bay hơi sẽ bị đóng băng.
  • Khi cuộn dây dàn bay hơi bị đóng băng, nó sẽ cản trở lưu thông khí lạnh. Khí lạnh không thể được thổi ra ngoài, từ đó nhiệt độ trong phòng không được hạ mà còn tăng lên. Đồng thời, nước dó băng tan chảy sẽ sẽ không thể thoát ra ngoài qua ống thoát nước do băng đã chặn đường, dẫn đến tình trạng tràn nước ra ngoài.
Hiện tượng cuộn dây dàn bay hơi bị đóng tuyết.
Hiện tượng cuộn dây dàn bay hơi bị đóng tuyết.

Dàn ngưng tụ điều hòa gặp vấn đề

Dàn ngưng tụ là bộ phận quan trọng trong hệ thống điều hòa, có chức năng giải phóng nhiệt và lưu thông khí. Bộ phận này được lắp đặt bên dưới cuộn làm mát giúp thoát nước ra ngoài, từ đó ngăn sự cố rò rỉ. Do đó, khi dàn ngưng tụ điều hòa gặp vấn đề, không những chỉ gây ra hiện tượng rò rỉ nước mà còn làm giảm hiệu quả làm mát của thiết bị.

Dàn ngưng tụ điều hòa gặp sự cố.
Dàn ngưng tụ điều hòa gặp sự cố.

3 cách khắc phục tình trạng máy lạnh chảy nước, nhiễu nước đơn giản tại nhà

Vệ sinh điều hòa và bổ sung gas định kỳ

Đối với dàn lạnh: Như đã đề cập trước đó, bụi bẩn và nấm mốc tích tụ trên quạt gió và lưới lọc sẽ cản trở lưu thông khí, khiến nước ngưng tụ không thể thoát ra ngoài qua đường ống thoát nước, dẫn đến chảy nước xuống sàn. Từ đó việc vệ sinh sẽ giúp khắc phục tình trạng này.

Đối với cục nóng: Bụi bẩn bám trên dàn nóng có thể làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt, khiến dàn lạnh hoạt động quá tải, từ đó gây ra hiện tượng nhiễu nước. Do vậy việc vệ sinh điều hòa sẽ cải thiện hiệu quả trao đổi nhiệt và ngăn ngừa tình trạng này.

Ngoài ra, việc kiểm tra và bổ sung gas (nạp gas) định kỳ sẽ ngăn ngừa tình trạng đóng tuyết ở dàn lạnh (tuyết tan thành nước rồi nhiễu xuống sàn). Không những vậy, điều này còn giúp tiết kiệm điện năng và kéo dài tuổi thọ cho thiết bị.

Việc vệ sinh điều hòa và nạp gas định kỳ là chìa khóa chính cho vấn đề chảy nước.
Việc vệ sinh điều hòa và nạp gas định kỳ là chìa khóa chính cho vấn đề chảy nước.

Kiểm tra đường ống thoát nước

Khi kiểm tra đường ống thoát nước, có hai trường hợp người dùng cần lưu ý, đó là:

  • Nếu đường ống bị nghẹt do côn trùng hay cặn bẩn, hãy dùng bơm áp lực để đẩy toàn bộ ra ngoài, giúp lưu thông ống.
  • Nếu đường ống được lắp đặt không có độ dốc, hãy điều chỉnh lại độ nghiêng cho đường ống để đảm bảo nước không bị ứ đọng.
Kiểm tra ống thoát nước điều hòa.
Kiểm tra ống thoát nước điều hòa.

Kiểm tra lại hệ thống lắp đặt và máng nước

Khi máy lạnh được lắp đặt sai kỹ thuật, bị lệch về một phía thì máng nước cũng sẽ lệch theo. Từ đó nước cũng chảy về đầu thấp của máng rồi tràn ra tường, rơi xuống sàn.

Đối với trường hợp này, người dùng tốt nhất nên liên hệ đơn vị chuyên môn để được hỗ trợ kịp thời. Lý do là vì phải tháo thiết bị ra rồi lắp đặt lại theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, do vậy người thực hiện cần có chuyên môn cao và các thiết bị chuyên dụng.

Tương tự với các trường hợp như quạt dàn lạnh bị hỏng, cuộn dây dàn bay hơi bị hư hay dàn ngưng tụ gặp vấn đề thì người dùng cũng nên liên hệ đến các trung tâm chuyên nghiệp để được hỗ trợ tốt nhất.

Đối với các sự cố kỹ thuật, hãy liên hệ đến các đơn vị chuyên môn để được tư vấn khắc phục.
Đối với các sự cố kỹ thuật, hãy liên hệ đến các đơn vị chuyên môn để được tư vấn khắc phục.

Mẹo phòng ngừa 99% sự cố điều hòa bị chảy nước, rỉ nước

Giải pháp vệ sinh máy lạnh định kỳ chính là giải pháp tốt nhất, tiết kiệm và hiệu quả nhất bởi hầu hết các trường hợp máy lạnh bị chảy nước, rỉ nước, nhiễu nước ở cục lạnh đều do bụi bẩn tích tụ lâu ngày mà không được làm sạch. Theo các chuyên gia, thời gian trung bình để vệ sinh điều hòa là từ 3-6 tháng, với lưới lọc là 1 tháng/lần. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết nắng nóng và tần suất sử dụng nhiều, thời gian vệ sinh tối ưu là từ 2-4 tháng.

Vậy nếu không có thời gian và chuyên môn thì người dùng có thể lựa chọn đơn vị vệ sinh điều hòa nào mới uy tín và yên tâm? Đó là bTaskee!

bTaskee là một ứng dụng vệ sinh máy lạnh và các tiện ích gia đình, đi đầu trong việc đặt dịch vụ vệ sinh điều hòa trên app, thay vì gọi điện thoại như cách truyền thống. Người dùng chỉ cần tải app bTaskee, chọn địa điểm và thời gian mong muốn là đã hoàn thành chu trình đặt lịch chỉ với vỏn vẹn 60s.

Giao diện app bTaskee thân thiện với người dùng và rất dễ sử dụng.
Giao diện app bTaskee thân thiện với người dùng và rất dễ sử dụng.

Vậy dịch vụ vệ sinh máy lạnh bTaskee có ưu điểm vượt trội nào?

  • Mọi thao tác trên app, không cần gọi điện thoại.
  • Thông tin đặt lịch sẽ được tự động lưu trữ trên hệ thống. Người dùng sẽ giảm bớt 50% thời gian cho những lần đặt dịch vụ tiếp theo.
  • Giá vệ sinh điều hòa hoàn toàn minh bạch và cam kết không phát sinh thêm.
  • Thông tin về chuyên gia vệ sinh (Tasker) được hiển thị rõ ràng trên app như tên, liên hệ, số sao được đánh giá, số máy đã hoàn thành, review từ những khách hàng trước…
  • Thái độ làm việc theo tiêu chuẩn 5* của bTaskee. Cam kết thân thiện, vui vẻ, dọn dẹp trả lại hiện trạng không gian như ban đầu.
  • Bảo hành 7 ngày. bTaskee có đội ngũ CSKH luôn hỗ trợ kịp thời mọi khó khăn và thắc mắc của khách hàng.
bTaskee đi đầu trong việc cải cách phương pháp đặt dịch vụ trên app an toàn và tiện lợi.
– bTabTaskee đi đầu trong việc cải cách phương pháp đặt dịch vụ trên app an toàn và tiện lợi.

Một số câu hỏi thường gặp

Máy lạnh cũ có dễ bị chảy nước hơn máy lạnh mới không?

Có, máy lạnh cũ có thể dễ bị chảy nước hơn máy lạnh mới vì độ hao mòn của các linh kiện theo thời gian. Cụ thể, quạt gió, lưới lọc khí, ống thoát nước, máng nước, dàn ngưng tụ…sử dụng lâu ngày sẽ dễ bị hư hỏng hay nứt/vỡ, gây ra tình trạng chảy nước, rỉ nước.

Tuy nhiên, dù là máy mới hay cũ, người dùng cần kiểm tra bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ để tăng hiệu quả hoạt động tối ưu cho thiết bị, ngăn ngừa và khắc phục tình trạng chảy nước, nhiễu nước.

Điều hòa bị chảy nước có tốn điện hơn không?

Có, nếu điều hòa bị chảy nước trong thời gian dài mà không được khắc phục thì sẽ gây tiêu hao điện năng nhiều hơn, vì:

  • Máy hoạt động kém hiệu quả: Khi bị rò nước, máy lạnh sẽ bị đóng băng, hư hỏng các bộ phận (quạt dàn lạnh, máng nước…), làm giảm hiệu quả làm lạnh. Từ đó, máy sẽ phải hoạt động nhiều hơn, gây lãng phí điện năng.
  • Khi bị đóng băng ở dàn lạnh, máy lạnh sẽ phải hoạt động nhiều hơn để phá băng, gây tốn điện.
  • Ngoài ra, thiết bị còn có nguy cơ hư hỏng các linh kiện khác, gây rỉ sét và người dùng sẽ phải tốn kém thêm chi phí để sửa chữa sau này.

Làm thế nào để kiểm tra ống thoát nước của máy lạnh có bị tắc nghẽn không?

Có 3 cách từ cơ bản đến nâng cao để kiểm tra đường ống thoát nước điều hòa, đó là:

Kiểm tra bằng mắt thường:

  • Xác định vị trí ống thoát: Đường ống này thường được lắp đặt bên hông hoặc phía sau dàn lạnh và dẫn ra ngoài hoặc nhà vệ sinh. Ống nước thường có cỡ nhỏ khoảng phi 16-21 trở lại.
  • Kiểm tra xem đường ống có bị nghẹt do rong rêu hay xác côn trùng hay không.
  • Quan sát xem có nước chảy ra từ cuối ống hay không. Nếu nước chảy ra chậm hoặc không chảy thì khả năng cao bị nghẹt.

Dùng sợi kẽm: Dùng dây kẽm nhỏ (được uốn cong đầu) rồi luồn vào ống nước xem có vật cản gì hay không.

Sử dụng máy nén khí hoặc hơi tăng áp: Dùng máy nén thổi vào đường ống xem có vật cản nào hay không. Lưu ý cách này cần được thực hiện bởi thợ chuyên nghiệp vì phải điều chỉnh áp lực hơi phù hợp.

Thời điểm nào trong năm thích hợp nhất để bảo dưỡng máy lạnh nhằm ngăn ngừa tình trạng chảy nước?

Theo các chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất trong năm để bảo dưỡng và vệ sinh máy lạnh để ngăn ngừa tình trạng chảy nước là đầu mùa hè (khoảng đầu tháng 3 dương lịch). Bởi vào thời gian hè, tần suất sử dụng điều hòa tăng cao, dễ dẫn đến tình trạng máy lạnh bị bám bẩn, chảy nước. Bên cạnh đó, thời điểm sau hè cũng là thời gian thích hợp để vệ sinh điều hòa sau một mùa nắng nóng khắc nghiệt.

Tuy nhiên, để xác định được chính xác thời điểm tối ưu nhất cho từng gia đình, người dùng cần xác định thêm các yếu tố khác như tần suất sử dụng, môi trường và các dấu hiệu bất thường nếu có.

Chi phí bảo dưỡng định kỳ cho máy lạnh thường là bao nhiêu?

Chi phí bảo dưỡng định kỳ cho máy lạnh thường dao động từ 150.000 đồng đến 500.000 đồng, tùy thuộc vào một số yếu tố sau:

  • Loại máy lạnh
  • Công suất máy lạnh
  • Vị trí lắp đặt
  • Gói dịch vụ sử dụng.

Máy lạnh inverter có ít bị chảy nước so với máy lạnh thông thường?

Về lý thuyết, máy lạnh inverter có thể ít bị chảy nước hơn so với máy lạnh thông thường (máy lạnh mono) do các nguyên nhân sau:

  • Hoạt động ổn định: Máy lạnh inverter điều chỉnh tốc độ máy nén để duy trì nhiệt độ mong muốn một cách chính xác, giảm thiểu tình trạng hoạt động quá tải. Việc này giúp tránh tình trạng đóng băng dàn lạnh, một trong những nguyên nhân chính gây chảy nước ở máy lạnh.
  • Khả năng hút ẩm tốt hơn: Máy lạnh inverter thường có khả năng hút ẩm tốt hơn so với máy lạnh thông thường. Từ đó giúp giảm lượng nước ngưng tụ trong máy, do đó, giảm nguy cơ chảy nước.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đó là loại máy inverter cũng sẽ bị chảy nước nếu không được vệ sinh và kiểm tra nạp gas định kỳ.

Những thương hiệu máy lạnh nào có tỷ lệ gặp sự cố chảy nước thấp?

Hiện tại chưa có bằng chứng nào khẳng định việc máy lạnh bị chảy nước phụ thuộc vào thương hiệu máy đó. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng chung cho thiết bị, người dùng nên tìm mua những thương hiệu lớn, có tuổi đời lâu năm và uy tín như Daikin, Panasonic, LG, Toshiba…

Máy lạnh sử dụng gas R32 có ảnh hưởng gì đến tình trạng chảy nước so với các loại gas khác?

Theo đánh giá từ các chuyên gia, máy lạnh sử dụng gas R32 ít bị chảy nước hơn so với các loại gas khác do:

  • Hiệu suất làm lạnh cao hơn: Gas R32 có hiệu suất làm lạnh cao hơn gas R22 và gas R410A. Việc này giúp thiết bị hoạt động hiệu quả hơn, giảm nguy cơ đóng băng dàn lạnh.
  • Áp suất thấp hơn: Gas R32 có áp suất thấp hơn so với hai loại gas khác. Do đó giúp giảm nguy cơ rò rỉ gas, nguyên nhân gây chảy nước.
  • Nhiệt độ sôi thấp hơn: Gas R32 có nhiệt độ sôi thấp hơn so với gas R22 và R410A. Điều này giúp R32 dễ dàng hóa hơi hơn, do đó, giảm nguy cơ đọng nước trên dàn lạnh.

Việc sử dụng máy lạnh liên tục có làm tăng nguy cơ máy bị chảy nước không?

Việc sử dụng máy lạnh liên tục không trực tiếp làm tăng nguy cơ làm thiết bị chảy nước. Tuy nhiên, nếu máy lạnh phải hoạt động liên tục trong thời gian dài mà không được vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên thì sẽ gây ra tình trạng chảy nước, rỉ nước.

Nói cách khác, nếu phải sử dụng máy lạnh liên tục, người dùng cần vệ sinh thường xuyên hơn (có thể là từ 1-2 tháng/lần) để đảm bảo hiệu quả hoạt động tối ưu.

Vậy là bTaskee đã chia sẻ toàn bộ thông tin về chủ đề máy lạnh bị chảy nước đến bạn đọc, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Đừng quên theo dõi bTaskee để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về máy lạnh, điều hòa nhé!

>>> Xem thêm các nội dung liên quan khác:

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services