Burn Out Là Gì? Nguyên Nhân Và Giải Pháp Khắc Phục Ra Sao?

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
burn out là gì? nguyên nhân và giải pháp khắc phục ra sao?
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Có thể nói, hội chứng Burnout đang dần phổ biến hơn, đặc biệt là ở độ tuổi những người trẻ đang chập chững bước vào trong môi trường việc làm. Hãy cùng tìm hiểm xem Burn out là gì và những nguyên nhân dẫn đến hội chứng này qua bài viết sau đây nhé!

Burn out là gì?

Burn out (hay burnout) được WHO đưa ra định nghĩa là hội chứng , một hiện tượng nghề nghiệp bởi căng thẳng gây ra đối với con người trong một khoảng thời gian dài mà không kiểm soát được tại nơi làm việc. Burn Out là thuật ngữ chỉ được dùng đối với công việc và không được  dùng cho các lĩnh vực nào khác.

Theo nhà tâm lý học người Mỹ Herbert Freudenberg vào năm 1974, khái niệm Burn out dùng để giải thích một thực tế rằng “để đạt được những thành công lớn lao, con người thường phải bỏ ra những cái giá đắt tương đương”.

Cho đến năm 1999, ông đã định nghĩa lại rằng Burnout dùng để thể hiện tình trạng suy kiệt, mất sự hứng thứ, mất động lực cố gắng và thờ ơ trong công việc dẫn đến không đạt hiệu quả như mong muốn. Đây là vấn đề mà rất nhiều bạn trẻ gặp phải hiện nay.

Hội chứng Burnout xuất hiện bởi nhiều yếu tố trong công việc. Bạn có thể gặp phải nhiều áp lực trong công việc, môi trường làm việc không tốt, tính cách cá nhân bị lạc lõng hay không thể cân bằng thời gian giữa bộ bề công việc và sinh hoạt đời sống.

Burn out mô tả sự “kiệt sức” trong công việc.
Burn out mô tả sự “kiệt sức” trong công việc.

Các dấu hiệu giúp nhận biết hội chứng Burn Out

Vậy những dấu hiệu của hội chứng Burn out là gì? Thông thường, hội chứng sẽ được nhận biết dựa trên 3 phương diện với những dấu hiệu đặc trưng dưới đây:

Đối với thể chất

  • Cơ thể cảm thấy rã rời, mệt mỏi quá mức, cạn kiệt sức lực trong suốt quá trình làm việc.
  • Thường xuyên cảm thấy bị đau đầu và đau cơ.
  • Thói quen ăn uống dần bị thay đổi, ăn nhiều và khó kiểm soát hoặc chán và biếng ăn.
  • Ngủ không đủ giấc, chất lượng của giấc ngủ bị suy giảm.
  • Thường xuyên bị đau ốm vì sức để kháng suy giảm.

Đối với cảm xúc

  • Luôn kẹt trong trạng thái nghi ngờ bản thân, luôn cho mình thất bại và thua cuộc.
  • Cảm thấy không có ai thấu hiểu và chia sẻ cùng mình. Luôn cảm thấy cô đơn, thậm chí là có ảo giác rằng tất cả mọi người xung quanh đều chống lại mình.
  • Không còn bất kỳ động lực nào để tiếp tục làm việc.
Burn out mang đến sự mệt mỏi quá mức.
Burn out mang đến sự mệt mỏi quá mức.

Đối với hành vi

  • Hầu như bản thân luôn muốn trốn tránh trách nhiệm trong công việc.
  • Liên tục trì hoãn và mất quá nhiều thời gian mới có thể hoàn thành được công việc.
  • Thường xuyên dùng chất kích thích hay đồ ăn nhanh để đối phó lại áp lực trong công việc.
  • Bản thân không muốn tiếp xúc với những người khác nên tự mình thu vào một góc tách biệt.
  • Thường trút hết bực tức lên người khác.
  • Trốn tránh những công việc được giao bằng cách đi làm muộn và về sớm.

Từ những áp lực tự mình tạo ra, những người mắc hội chứng burn out thường sẽ bị suy nhược cơ thể và ảnh hưởng về thể chất cũng như tinh thần nghiêm trọng. Do đó, hãy luôn để tinh thần của mình thoải mái, có như vậy mọi công việc mới được hoàn thành với kết quả tốt nhất.

Thường xuyến trút bực tức lên người khác.
Thường xuyến trút bực tức lên người khác.

Sự khác biệt giữa hội chứng Burn out và căng thẳng

Khái niệm và tác động của căng thẳng (stress) đến sức khỏe

Căng thẳng hay stress chính là một phản ứng theo tâm lý học khi gặp phải những yêu cầu, thách thức và áp lực cần đối đầu và vượt qua khả năng của bản thân. Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng căng thẳng như công việc, gia đình, sức khỏe, tài chính hay xã hội.

Căng thẳng là tình trạng rất dễ nhận biết với các dấu hiệu như lo lắng, bồn chồn không yên, khó hoặc mất ngủ, cảm thấy đau đầu, tim đập nhanh và tăng huyết áp. Tuy nhiên, người bị căng thẳng vẫn có khả năng kiểm soát được mọi việc và khác với Burn out.

Căng thẳng thường xuất hiện khi gặp áp lực trong công việc.
Căng thẳng thường xuất hiện khi gặp áp lực trong công việc.

Cách phân biệt hội chứng Burn out và căng thẳng (stress)

Vậy điểm khác biệt giữa bị căng thẳng và burnout là gì? Căng thẳng xuất hiện khi bạn gặp áp lực và thức thách trong công việc nhưng bạn vẫn có khả năng kìm hãm và đưa ra hướng giải quyết cho vấn đề. Căng thẳng sẽ là biểu hiện tức thì hoặc trong khoảng thời gian ngắn khi công việc đã hoàn thành.

Trong khi đó, Burn out luôn mang cho người bị cảm giác suy nhược và kiệt sức hoàn toàn, đầu óc trống rỗng và không để tâm tới công việc. Những người bị hội chứng này dường như muốn trốn tránh mọi trách nhiệm về công việc.

Do đó, Burn out là một trạng thái kéo dài và nghiêm trọng hơn rất nhiều so với căng thẳng. Ví dụ một người được giao công việc khó và đòi hỏi sự cố gắng nhiều sẽ gặp phải căng thẳng nhưng họ luôn đối diện. Còn người bị burn out sẽ cảm thấy mình bất lực và muốn bỏ cuộc ngay cả khi chưa biết mình sẽ làm gì.

Các giải pháp hiệu quả giúp thoát khỏi Burn out

Hội chứng Burn Out chắc chắn sẽ không tự biến mất mà sẽ có thể tệ đi mỗi ngày nếu bạn không tìm được cách thoát ra vòng xoáy đó. Vậy giải pháp hiệu quả để tạm biệt burn out là gì?

Tìm một công việc yêu thích hoặc hãy đón nhận công việc tích cực hơn

Bạn có thể tìm kiếm để chuyển sang một công việc phù hợp hơn đối với kỹ năng, sở thích và mong muốn của bản thân. Điều này giúp bạn được tiếp thêm động lực để làm việc và sẽ có hứng thú hơn so với công việc đang theo đuổi hiện tại.

Bên cạnh đó, hãy đón nhận công việc một cách tích cực hơn để giảm bớt áp lực với chính bản thân mình. Dù công việc có khó khăn hay thử thách đến đâu, bạn cũng hãy xem đây là bước ngoặc để bạn chứng minh bản thân. Lúc này, bạn mới nhận ra được giá trị và ý nghĩa của mình cho công việc.

Tìm một công việc yêu thích hoặc hãy đón nhận công việc tích cực hơn.
Tìm một công việc yêu thích hoặc hãy đón nhận công việc tích cực hơn.

Tích cực giao lưu và kết bạn ở chốn công sở

Mối quan hệ đồng nghiệp ở nơi làm việc đặc biệt quan trọng giúp bạn cảm thấy được thấu hiểu và chia sẻ. Hãy tích cực hòa đồng, giao lưu kết bạn để cùng trò chuyện, điều này sẽ giúp bạn giảm căng thẳng hiệu quả.

Ngoài ra, xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp tốt sẽ giúp bạn không bị cô đơn, lạc lõng. Từ đó, bạn sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong công việc. Bạn sẽ vui vẻ tham gia nhiều hoạt động giao lưu, dã ngoại, team building để giải tỏa mệt mỏi sau giờ làm.

Dành thêm thời gian cho bản thân để thư giãn

Bạn cần phải cân đối giữa công việc và cuộc sống. Không nên quá lao lực làm việc mà bỏ quên bản thân, vì vậy hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, tạo niềm vui và động lực để tiếp tục phấn đấu hơn nữa với công việc.

Ngoài ra, thư giãn cũng giúp sức khỏe của bạn cải thiện, cơ thể được nghỉ ngơi và nạp năng lượng sau chuỗi ngày hết mình với công việc. Bạn có thể thư giãn bằng cách tập thể dục, đọc sách, ngồi thiền, xem phim, nghe nhạc hoặc ngủ một giấc ngon,…

Dành thêm thời gian cho bản thân để thư giãn.
Dành thêm thời gian cho bản thân để thư giãn.

Cách phòng tránh Burn out trong công việc

Sắp xếp lại công việc của mình

Việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống (hay work-life balance) là vô cùng quan trọng để giúp bạn phòng tránh được Burn Out. Đừng để công việc lấn át hoàn toàn thời gian của bản thân và quên đi bạn cần phải thư giãn và dành thời gian bên gia đình, bạn bè nhiều hơn.

Để sắp xếp công việc hiệu quả, giúp giảm căng thẳng thì bạn có thể thực hiện lập kế hoạch chi tiết, danh sách và thứ tự ưu tiên công việc, phân chia thành nhiều bước nhỏ với các mục tiêu được đo lường rõ ràng. Bạn không nên làm nhiều việc cùng một lúc và cần dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi.

Sắp xếp lại công việc của mình.
Sắp xếp lại công việc của mình.

Hãy yêu cầu những sự giúp đỡ khi công việc của bạn quá tải

Khi làm việc đội nhóm hay trong môi trường có đồng nghiệp, bạn đừng ngần ngại mà hãy yêu cầu hoặc chia sẻ việc mình cần giúp đỡ nếu cảm thấy công việc đang quá tải và vượt quá khả năng có thể của bản thân.

Điều này không chứng tỏ sự yếu kém hay thiếu tự tin của bạn đâu. Ngược lại, bạn còn xây dựng được mối quan hệ đồng nghiệp gắn kết, thấu hiểu nhau và mang đến hiệu quả công việc tốt nhất.

Tạo ra một lối sống lành mạnh

Sức khỏe thể chất góp phần vô cùng quan trọng đến tinh thần của chúng ta. Vì vậy, một cơ thể khỏe mạnh và luôn tràn đầy năng lượng sẽ giúp bạn tránh xa hội chứng Burnout.

Bạn hãy thiết lập cho mình một lối sống và sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đầy đủ, khoa học kết hợp với nghỉ ngơi và rèn luyện thể thao sẽ giúp bạn thoải mái hơn.

Tuy nhiên, có thể nhiều công nhân viên đã mắc phải hội chứng Burn Out và tình trạng ngày càng nghiêm trọng vì những nguyên nhân kể trên. Do đó, hãy đến ngay các trung tâm tư vấn hay bệnh viện để kiểm tra và có biện pháp hồi phục kịp thời và nhanh chóng nhé!

Tạo ra một lối sống lành mạnh.
Tạo ra một lối sống lành mạnh.
Miễn trừ trách nhiệm:

Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng chữa trị bệnh. Nếu bạn gặp bất cứ vấn đề sức khỏe về thể chất hay tâm lý nghiêm trọng nào, hãy đến cơ sở y tế để được điều trị sớm nhất!

Câu hỏi thường gặp

  1. Mức độ nguy hiểm của Burn out là gì?

    Hội chứng Burn Out về lâu dài sẽ ăn mòn thể lực, cảm xúc cũng như hành vi của người mắc. Vì vậy, hãy cố gắng nhìn mọi việc theo hướng tích cực hơn vì tất cả đều sẽ có cách giải quyết bạn nhé!

  2. Các bài kiểm tra để chẩn đoán hội chứng Burn out là gì?

    Có 3 bài kiểm tra chẩn đoán về hội chứng Burn Out gồm: Bài kiểm tra sự kiệt sức của Maslach – MBI, tháng chẩn đoán công việc – JDS và thang đo mức tương tác với công việc theo Utrecht – UWES.

Như vậy, định nghĩa về Burn out là gì đã được giải đáp chi tiết  ở trên. Hy vọng dù là người trẻ hay người đã đi làm nhiều năm thì bạn cũng nên phòng tránh hội chứng này để đảm bảo sức khỏe, tinh thần và cũng như động lực làm việc của mình nhé!

>>> Xem thêm các nội dung xu hướng khác:

Nguồn ảnh: Canva

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services