Cách Chuẩn Bị Mâm Cúng Giao Thừa Theo Từng Vùng Miền

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Hướng dẫn chuẩn bị mâm cũng giao thừa
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Lễ cúng giao thừa được tiến hành vào thời khắc chuyển giao giữa năm mới sang năm cũ. bTaskee sẽ giới thiệu đến bạn cách chuẩn bị mâm cúng giao thừa theo đúng vùng miền.

Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Bắc

Cúng giao thừa ở miền Bắc thường là những món ăn truyền thống gồm 4 bát và 4 đĩa. Nhà nào có điều kiện thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa, miễn là số chẵn.

Mâm cúng giao thừa của miền Bắc
Mâm cúng giao thừa của miền Bắc

Thông thường các món đó sẽ là: miến nấu lòng gà, bát mọc, bóng nấu thập cẩm, móng giò hầm măng. Các món khô như: gà luộc, nem, giò lụa (ram), nộm, hành chuối và đặc biệt không thể thiếu bánh chưng.

Mâm cúng giao thừa ở miền Trung

Mâm cỗ cúng ở miền Trung thường có cả bánh tét và bánh chưng, tuy nhiên thì bánh tét vẫn được sử dụng phổ biến hơn. 

Đồ cúng giao thừa ở miền Trung thường sẽ là dưa món hay còn gọi là: củ kiệu, gà xé bóp rau răm, thịt heo luộc, canh khổ qua, miến, ram chả, nem lụi.

Mâm cúng giao thừa ở miền Trung
Mâm cúng giao thừa ở miền Trung

Ở một số nơi, người ta cúng đặc sản của họ như: Quảng Nam thì cúng thêm mì Quảng. Thanh Hóa thì có bánh dừa,… Thật là ai có điều kiện nhiều thì cúng nhiều, ít thì cúng ít sao cả.

Mâm cúng giao thừa ở miền Nam

Mâm cúng giao thừa của người miền Nam thường ưu tiên các món nướng cho đặc trưng nóng của thời tiết. Mâm cỗ cúng cụ thể gồm canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho hột vịt, chả giò, gỏi tôm thịt, canh măng tươi, dưa món, củ kiệu và không thể thiếu bánh tét.

Mâm cúng giao thừa ở miền Nam
Mâm cúng giao thừa ở miền Nam

Mâm cỗ cúng có thể khác nhau tùy theo vùng miền tuy nhiên phần chuẩn bị lễ cúng giao thừa thì giống nhau. Đồ cúng giao thừa gồm 1 đĩa trầu cau, ngũ quả, đèn dầu hoặc đèn cầy, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 3 hoặc 5 ly trà, 1 bình hoa cúng, vàng mã, vài loại bánh mứt,…

Chuẩn bị mâm cơm cúng giao thừa ngoài trời

Chuẩn bị cúng giao thừa ngoài trời gồm có:

  • 1 con gà trống nguyên con có cờ
  • 1 đĩa xôi gấc có thể thay thế bằng bánh chưng, bánh tét
  • bánh kẹo
  • rượu
  • Trà
  • Lá trầu, quả cau
  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa cứng
  • Hương tắt

Nếu gia đình muốn cúng chay trong đêm giao thừa thì không cần gà luộc.

Mâm cúng giao thừa ngoài trời thường đơn giản hơn trong nhà
Mâm cúng giao thừa ngoài trời thường đơn giản hơn trong nhà

Ngoài ra, chuẩn bị mâm cúng còn bao gồm quần áo, mũ, ủng quan thần linh cùng tiền vàng. các gia đình cũng cần chuẩn bị lá sớm để hóa cùng với đồ mã và tiền vàng.

Nếu bạn không có thời gian để chuẩn bị những món ăn thật chu đáo thì có thể đặt dịch vụ nấu ăn gia đình của bTaskee. Tại đây, các chị Ong đều dày dặn kinh nghiệm trong việc nấu ăn, chuẩn bị các món ăn dành cho mâm cỗ. Vì thế, bạn có thể hoàn toàn yên tâm nếu bạn vẫn mong muốn có người hỗ trợ mình trong những dịp đặc biệt này.

Tải ngay app bTaskee và trải nghiệm những dịch vụ gia đình hàng đầu Việt Nam.

Ý nghĩa của mâm cúng giao thừa

Cúng giao thừa là một nghi lễ quan trọng của mỗi gia đình Việt Nam, được tiến hành vào thời khắc chuyển giao của năm mới và năm cũ. 

Cúng giao thừa mang lại điều may mắn, xoá bỏ điều kém may mắn
Cúng giao thừa mang lại điều may mắn, xoá bỏ điều kém may mắn

Cúng giao thừa được coi như một buổi tiệc tiễn đưa các vị thần đã soi sóc gia đình trong năm cũ và chào đón những vị thần mới đến trong năm mới. Vì thế khi cúng giao thừa, cần chuẩn bị mâm cúng trang nghiêm, đầy đủ để mang lại điều tốt lành.

Nó mang lại ý nghĩa là xoá bỏ những may mắn trong năm cũ để cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp, bình an cho gia đình trong năm mới.

Những lưu ý khi cúng giao thừa

Sau đây là những lưu ý khi cúng giao thừa, hy vọng bạn nắm được và tránh làm sai:

  • Gia chủ phải thực hiện mâm cúng ngoài trời để đón quan Hành khiển mới, tiễn quan Hành cũ rồi mới làm lễ cúng trong nhà.
  • Nếu điều kiện gia đình không tốt thì cũng không nên chuẩn bị mâm cúng quá sơ sài, mâm cúng phải tươm tất.
  • Mỗi miền sẽ có mâm cỗ khác nhau nhưng những thứ cơ bản không thể thiếu là hương, đèn, trà rượu, gạo nếp, xôi, bánh chưng, hoa quả,…
  • Gia đình trong đêm cúng giao thừa cần hòa thuận, tránh tình trạng cãi vã để nổi tiếng, tránh làm đổ vỡ đồ vật.
  • Trang trí bàn thờ phải gọn gàng, ngăn nắp.
  • Không nên soi gương vào đêm giao thừa vì theo quan niệm người xưa cho rằng làm như vậy có thể thấy ma quỷ đồng thời nhìn nguyên một năm đó gặp điều không may.
Chuẩn bị bàn cúng giao thừa cho trang nghiêm, gọn gàng, ngăn nắp.
Chuẩn bị bài cúng giao thừa cho trang nghiêm

Câu hỏi thường gặp

  1. Nghi thức thực hiện bài cúng giao thừa như thế nào?

    Mỗi gia đình có một bài cúng riêng được truyền lại từ đời này sang đời khác. Bài cúng giao thừa cũng khác nhau tùy thuộc vào tôn giáo của mỗi gia đình. Theo dõi bTaskee để tìm hiểu một số bài cúng giao thừa nhé!

  2. Mâm cúng giao thừa gồm những gì?

    Mâm cúng giao thừa không cần phải quá khang trang, tuỳ vào kinh tế của gia đình mà chuẩn bị, chủ yếu phải đảm bảo tính trang nghiêm và tươm tất.

Lễ cúng giao thừa mang ý nghĩa rất thiêng liêng và quan trọng, vì vậy hãy chuẩn bị mâm cúng giao thừa thật kỹ lưỡng nhé. bTaskee chúc bạn và gia đình có một năm mới bình an, sức khoẻ và hạnh phúc.

Hình ảnh: Freepik

Xem thêm nội dung Tết:

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services