Chôm Chôm: Những Công Dụng Mà Bạn Chưa Biết

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Chôm Chôm là một loại trái cây phổ biến và được ưa chuộng mỗi khi hè về. Những trái chôm chôm không chỉ ngon mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cũng như công dụng tốt cho sức khỏe mà có thể bạn chưa biết. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về trái chôm chôm nhé!

Nguồn gốc, đặc điểm và thành phần dinh dưỡng của chôm chôm

Nguồn gốc quả chôm chôm

Chôm chôm là giống cây được bắt nguồn từ Đông Nam Á vào khoảng thế kỉ thứ 13, khi các thương nhân Ả Rập sử dụng chúng như một hàng hóa và được buôn bán tại Zanzibar và Pemba (Đông Phi). Từ đó, chôm chôm được người dân trồng và buôn bán cách rộng rãi tại những nơi như: Trung Mỹ, Châu Phi, châu Đại Dương…..

Ở Việt Nam, chôm chôm thường được trồng phân bố tại các khu vực có nhiệt độ  từ 20-30 độ C, tại các khu vực Tây Nguyên,  Nam Trung Bộ, đặc biệt là tỉnh Đồng Nai… Vì đây là những nơi có khí hậu nhiệt đới, lượng nước dồi dào với khoảng 2000-5000 mm, thuận tiện cho việc trồng và phát triển cây ăn trái.

Chôm chôm được bắt nguồn từ các nước Đông Nam Á
Chôm chôm được bắt nguồn từ các nước Đông Nam Á

Đặc điểm

Cây chôm chôm có hình dạng thân gỗ lớn, với nhiều tán cây rộng bao trùm xung quanh, thân cây thường sẽ cao khoảng 10-25m, có những loại cây sẽ thấp hơn do việc cắt tỉa của nhà vườn để dễ dàng hơn trong việc thu hoạch. 

Lá có dạng lá đơn, tùy theo thời điểm mà lá sẽ cho ra ba màu: xanh nhạt, xanh đậm và vàng khác nhau. Hoa có màu trắng đục và mọc thành chùm , khi gió lùa qua sẽ có một mùi hương thơm nhẹ.

Quả chôm chôm có một lớp lông mềm, được phủ xung quanh lớp vỏ mỏng màu đỏ hồng hay màu cam nhạt. Nhân có vị ngọt nhẹ thêm một chút the the của vị chua, có vị ngọt đặc trưng riêng không giống như những cây ăn trái khác. 

Quả chôm chôm có một lớp lông mềm, được phủ xung quanh lớp vỏ mỏng màu đỏ hồng hay màu cam nhạt
Quả chôm chôm có một lớp lông mềm, được phủ xung quanh lớp vỏ mỏng màu đỏ hồng hay màu cam nhạt

Thành phần dinh dưỡng

Theo  tạp chí khoa học, sức khỏe và y tế Hà Lan cho biết chôm chôm có giá trị dinh dưỡng rất cao, gồm những thành phần như: tocopherol, polyphenol, vitamin E, vitamin C và tannin….

Theo ước tính, cứ khoảng 100g nhân chôm chôm sẽ tương đương với 82kcal, 0,36mg sắt, khoảng 0,09mg chất kẽm, 0,02mg vitamin B6, 4,9mg vitamin C…

Không những vậy, hạt chôm chôm cũng mang đến nhiều thành phần giá trị như:  11,9% –14,1% protein, 37,1% –38,9% chất béo thô, 2,8% –6,6% chất xơ thô, 2,6–2,9 tro tính theo trọng lượng khô.

Theo ước tính, cứ khoảng 100g nhân chôm chôm sẽ tương đương với 82kcal, 0,36mg sắt, khoảng 0,09mg chất kẽm...
Theo ước tính, cứ khoảng 100g nhân chôm chôm sẽ tương đương với 82kcal, 0,36mg sắt, khoảng 0,09mg chất kẽm…

Quả chôm chôm có công dụng gì?

Ngăn ngừa và điều trị lão hóa da

Lão hóa da là một hiện tượng sinh học không thể tránh khỏi trong cuộc sống mỗi người. Theo nghiên cứu trong tạp chí sức khỏe của Hà Lan cho thấy trong thành phần của chôm chôm mang đến đặc tính chống oxy hóa và lão hóa.

Do trong vỏ chôm chôm chứa hợp chất polyphenolic và chiết xuất phenolic, giúp miễn dịch lại các yếu tố stress oxy hóa trong các tế bào HepG2 do H2O2 tạo ra theo cách phản ứng với liều lượng, nhằm bảo vệ da khỏi tia UV cực tím trong quá trình điều trị lão hóa da.

Vì vậy, những thành phần chiết xuất từ chôm chôm mang lại một giá trị hiệu quả trong ngành công nghiệp mỹ phẩm.

Trong thành phần của chôm chôm mang đến đặc tính chống oxy hóa và lão hóa
Trong thành phần của chôm chôm mang đến đặc tính chống oxy hóa và lão hóa

Chống Oxy hóa

Vỏ của quả chôm chôm thường bị loại bỏ được phát hiện có chứa hoạt tính chống oxy hóa cực cao khi được đánh giá bằng một số phương pháp. 

Mặc dù chỉ có năng suất 18%, chiết xuất từ ​​vỏ, ethanolic có tổng hàm lượng phenolic là 762 ± 10 mg GAE/g chiết xuất, có thể so sánh với chế phẩm thương mại chiết xuất từ ​​hạt nho.

Theo công bố đến từ tạp chí khoa học, y tế Hà Lan cho thấy hàm lượng phenolic cao, khả năng oxy hóa thấp và hoạt tính chống oxy hóa mạnh của chiết xuất từ ​​vỏ.

Chiết xuất này, một mình hoặc kết hợp với các nguyên tắc hoạt động khác, có thể được sử dụng trong các ứng dụng mỹ phẩm, y học và dược phẩm.

Chống nắng cho da

Theo thông báo của viện dược phẩm Hoa Kỳ cho biết, việc bổ sung chiết xuất chôm chôm trong công thức kem chống nắng cho thấy tiềm năng giảm việc sử dụng các chất bảo vệ quang tổng hợp khoảng 64% trong tổng số các bộ lọc hữu cơ tổng hợp được sử dụng để đạt được giá trị SPF là 26,3. 

Ngoài ra, công thức kem chống nắng được bổ sung chiết xuất từ ​​quả chôm chôm chứa 1,00% RTP cho thấy khả năng giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc tác nhân tổng hợp và giảm 45% chi phí sản xuất kem chống nắng.

Chôm chôm có công dụng chống nắng hiệu quả
Chôm chôm có công dụng chống nắng hiệu quả

Lưu ý khi sử dụng chôm chôm

Người bị tiểu đường

Người bị tiểu đường cần tránh những loại hoa quả có lượng đường cao nếu không sẽ làm tăng đường huyết, khiến bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng. Trong khi đó chôm chôm lại có vị ngọt cao, nhiều đường, vô cùng nguy hiểm cho người mắc bệnh tiểu đường. 

Người bị tiểu đường cần tránh những loại hoa quả có lượng đường cao như chôm chôm
Người bị tiểu đường cần tránh những loại hoa quả có lượng đường cao như chôm chôm

Người đang giảm cân 

Những người béo phì đang thực hiện chế độ giảm cân cũng nên tránh xa chôm chôm bởi đây là loại hoa quả nhiều đường, ăn nhiều sẽ khiến bạn không thể giảm cân hiệu quả, thậm chí còn tăng cân. 

Những người béo phì đang thực hiện chế độ giảm cân nên tránh xa chôm chôm
Những người béo phì đang thực hiện chế độ giảm cân nên tránh xa chôm chôm

Người hay bị đầy bụng khó tiêu 

Chôm chôm là loại quả gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, người luôn bị đầy bụng, khó tiêu mà ăn loại quả này sẽ khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng, khó chữa hơn. 

Xem thêm: Bệnh Táo Bón Ở Người Cao Tuổi: Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Kể cả khi không thuộc 4 nhóm người cần kiêng kị chôm chôm, bạn cũng nên cẩn trọng khi ăn loại quả nhiệt đới này. Bạn nên hạn chế ăn vào ngày nắng nóng, bức bối và mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 400-500g.

Chôm chôm chứa nhiều đường nên ăn nhiều sẽ gây nhiệt cho cơ thể, nỏi mụn nhọt, rôm sảy.

Cách chọn và bảo quản quả chôm chôm

Cách chọn chôm chôm ngon

Nên chọn những quả chôm chôm có vỏ còn độ giòn, không bị mềm bẹp hay chảy nước khi nhấn tay vào. Các gai xung quanh vẫn còn độ giòn cứng, hơi xanh hoặc đỏ tươi.

Không nên chọn những trái có màu đỏ nhưng quả lại không tròn vì đây là chôm chôm lép, không dày cơm. Tránh chọn những quả chôm chôm có màu vàng hoặc xanh lá vì trái chưa chín hẳn thường có vị chua và không ngọt.

Đặc biệt, chú ý quan sát các lá xung quanh chùm. Nếu lá vẫn còn tươi, xanh và các quả non cũng còn màu xanh và độ tươi thì những trái chôm chôm này sẽ đảm bảo độ tươi, ngon hơn.

Xem thêm: Cách Chọn Chôm Chôm Ngon Tróc Vỏ Đúng Chuẩn

Tránh chọn những quả chôm chôm có màu vàng hoặc xanh lá vì trái chưa chín hẳn thường có vị chua và không ngọt
Tránh chọn những quả chôm chôm có màu vàng hoặc xanh lá vì trái chưa chín hẳn thường có vị chua và không ngọt

Cách bảo quản chôm chôm

Đối với quả còn cành lá thì bạn nên vặt chúng ra khỏi cành, rửa sơ qua với nước rồi để ráo, cất vào tủ lạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm chôm chôm đã bóc vỏ, tách hột trong hỗn hợp nước đường với hũ, hộp sạch (đã được khử trùng) trữ trong tủ lạnh được vài tháng.

Ngâm chôm chôm trong hỗn hợp nước đường với hũ, hộp sạch trữ trong tủ lạnh được vài tháng
Ngâm chôm chôm trong hỗn hợp nước đường với hũ, hộp sạch trữ trong tủ lạnh được vài tháng

Chôm chôm ngâm có vị ngọt, hơi chua nhẹ rất thích hợp làm các món nước giải khát trong những ngày nắng nóng hay chè đấy nhé!

Nếu bạn không có thời gian để đi chợ và nấu ăn thì đừng lo, đã có ngay dịch vụ đi chợ hộnấu ăn gia đình của bTaskee. Chỉ việc đặt lịch trên app, đội ngũ cộng tác viên sẽ giúp bạn đi chợ, lựa những thực phẩm tươi ngon và nấu những bữa ăn ngon cho gia đình bạn.

Tải app bTaskee ngay tại đây

Câu hỏi thường gặp

  1. Tại Việt Nam, chôm chôm được trồng nhiều ở đâu?

    Ở Việt Nam, chôm chôm thường được trồng phân bố tại các khu vực có nhiệt độ  từ 20-30 độ C, tại các khu vực Tây Nguyên,  Nam Trung Bộ, đặc biệt là tỉnh Đồng Nai…

  2. Đối tượng nào nên tránh ăn chôm chôm?

    Những người đang bị bệnh tiểu đường, đang giảm cân hoặc hay bị đầy bụng khó tiêu thì nên tránh sử dụng nhiều loại quả này.

  3. Chôm chôm có những chất gì?

    Theo ước tính, cứ khoảng 100g nhân chôm chôm sẽ tương đương với 82kcal, 0,36mg sắt, khoảng 0,09mg chất kẽm, 0,02mg vitamin B6, 4,9mg vitamin C…

Trên đây là những thông tin bổ ích về thành phần dinh dưỡng, công dụng, cách chọn, bảo quản chôm chôm. Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thêm cho mình những kiến thức hữu ích về loại quả dinh dưỡng này nhé!

Hình ảnh: Canva

Xem thêm cách chọn hoa quả tươi ngon

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services