Cách Nuôi Chó Alaska: Hướng Dẫn Chăm Sóc Alaska Đúng Cách Tại Nhà

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Alaska là dòng chó ngoại nhập, được những người mê thú cưng chọn nuôi bởi thân hình cao lớn, nhưng tính tình lại vô cùng hiền lành và siêu thông minh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chăm sóc Alaska đúng cách. Cùng bỏ túi cách nuôi chó Alaska chi tiết được bTaskee chia sẻ ngay bên dưới nhé!

Chó Alaska là chó gì?

Nguồn gốc

Chó Alaska (Alaska Malamute) là giống chó có nguồn gốc tổ tiên từ chó sói tuyết hoang dã, sinh sống ở vùng Viễn Đông của Nga.

Hàng nghìn năm trước chúng đã băng qua đại dương để đến Alaska (Mỹ) và được bộ lạc Malamute thuần hóa, lai tạo với mục đích kéo xe chở hàng trong điều kiện thời tiết lạnh giá.

Alaska chính thức gia nhập Câu lạc bộ chó giống Hoa Kỳ – AKC vào năm 1935 và được công nhận là một giống chó riêng. Từ đó, loài chó này được nhân giống và nuôi ở khắp nơi trên địa cầu, trong đó có Việt Nam.

Chó Alaska có nguồn gốc từ Nga.
Chó Alaska có nguồn gốc từ Nga.

Đặc điểm

Alaska được biết đến là một giống chó có kích thước lớn, cao trung bình từ 40 – 90cm và nặng từ 50 – 80kg. Chúng có tứ chi khỏe mạnh, gập khuỷu với cơ bắp săn chắc, phần đuôi hơi cong lên trên.

Loài này có phần đầu to, mõm dài vừa phải, hai mắt màu hạt dẻ với phần đuôi mắt xếch lên, giống với chó sói và đôi tai nhỏ hình tam giác dựng thẳng trên đỉnh đầu.

Alaska là giống chó hai lớp lông không thấm nước, giúp giữ ấm và duy trì sự khô ráo cho cơ thể. Lông của chúng dày, dài và khá xù xì với các màu sắc phổ biến như đen trắng, xám trắng, hồng phấn hay nâu đỏ.

Xét về tính cách, Alaska là một giống chó khá hiền lành và hoạt bát, trái ngược với vẻ ngoài có phần “hung dữ” của chúng. Loài chó này yêu thích chạy nhảy, vận động và không có thói quen phá phách, cắm xé đồ đạc. Chúng cũng rất thông minh nên bạn có thể huấn luyện từ bé.

Chó Alaska sở hữu bộ lông dày và xù.
Chó Alaska sở hữu bộ lông dày và xù.

Phân loại

Hiện nay, Alaska được phân thành 3 nhóm:

  • Alaska Standard (tiêu chuẩn): Đây là giống bé nhất trong 3 chủng loại và được nuôi nhiều ở Việt Nam. Chúng cao trung bình khoảng 60cm và nặng chừng 45 – 50kg.
  • Alaska Large Standard (tiêu chuẩn lớn): Có kích thước to hơn một chút so với Alaska tiêu chuẩn, thừa hưởng những gen trội của bố mẹ với trọng lượng khoảng 50 – 55kg, cao từ 60 – 70cm.
  • Alaska Giant (giống Alaska khổng lồ): Đây là phân loài Alaska to nhất với kích thước trung bình từ 80 – 90cm, nặng từ 60 – 80kg, thậm chí có con có thể cao tới 1m và nặng 90kg.

Cách nuôi chó Alaska

Chó con mới sinh

Thông thường, chó nhỏ mới sinh có sức đề kháng khá kém, sống cùng mẹ. Ở giai đoạn này, bạn cần chuẩn bị không gian sống ấm áp, rộng rãi với phần nền lót chăn bông, mềm, vải thừa để tạo độ êm.

Đồng thời, bạn cần duy trì cho chó con bú sữa mẹ đều đặn để bổ sung dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch.

Chó Alaska mới đẻ cần được ấm áp và sống cùng mẹ.
Chó Alaska mới đẻ cần được ấm áp và sống cùng mẹ.

>> Xem thêm: Tổng hợp những điều cần biết về giống chó Poodle đen mới nhất.

Chó Alaska 2 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, chúng chưa phát triển đầy đủ các chức năng của hệ tiêu hóa, sức đề kháng kém nên rất dễ mắc bệnh. Do đó, bạn cần tiêm phòng và vệ sinh cẩn thận khu vực sinh sống của chúng.

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cho chó Alaska 2 tháng tuổi cũng cần được chú trọng để cún phát triển nhanh. Ở độ tuổi này, bạn có thể cho chó ăn các loại thức ăn nhuyễn, mềm như cơm, thịt xay, cháo, súp,… và uống sữa ấm với tần suất 2 lần/ngày.

Chú ý, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và tránh cho chúng ăn quá nhiều. Sau khi cho ăn xong, nên lau dọn sạch sẽ tránh để thức ăn thừa gây mất vệ sinh.

Chó Alaska 2 tháng tuổi có thể tập ăn thức ăn mềm.
Chó Alaska 2 tháng tuổi có thể tập ăn thức ăn mềm.

Chó Alaska từ 3 – 6 tháng tuổi

Alaska từ 3 – 6 tháng tuổi đã có thể tách mẹ. Do đó, bạn cần chuẩn bị cho chúng một không gian sống rộng rãi, ấm áp, bố trí đèn và phần nền êm ái.

Ở giai đoạn này, cơ thể của cún đang dần phát triển, hoàn thiện và thích nghi tốt với chế độ ăn uống. Vậy nên, bạn có thể bổ sung các thức ăn thô như thịt, ngũ cốc, trái cây,… để Alaska tập nhai.

Bên cạnh đó, người nuôi cũng cần bổ sung thêm men tiêu hóa vào thức ăn để chó tiêu hóa tốt hơn, tránh mắc các bệnh đường ruột như táo bón, kiết lị,…

Ngoài ra, với cách nuôi dạy chó Alaska ở giai đoạn này bạn cũng có thể huấn luyện cho chúng các bài tập đứng, ngồi, tha đồ vật đúng vị trí,… để kích thích não bộ và giúp cún nghe lời hơn.

Chó Alaska từ 3 - 6 tháng tuổi có thể tự ăn uống và vui chơi.
Chó Alaska từ 3 – 6 tháng tuổi có thể tự ăn uống và vui chơi.

Không gian sống của bạn trở lên bừa bộn, bụi bẩn vì nuôi thú cưng trong nhà? Vậy thì tham khảo ngay dịch vụ dọn dẹp nhà cửa của bTaskee. Các Chị Ong sẽ nhanh chóng giúp bạn lấy lại căn nhà sạch sẽ, thoáng đãng và an toàn cho sức khỏe.

Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!

Chó Alaska từ 6 tháng tuổi trở đi

Alaska từ 6 tháng tuổi trở đi đã trưởng thành và hoàn thiện đầy đủ các chức năng tiêu hóa. Vậy nên bạn có thể giảm bớt số lượng bữa ăn, đồng thời tăng lượng thức ăn trong một bữa để cung cấp đủ dinh dưỡng cho chó phát triển.

Thực đơn cho chó Alaska cần đảm bảo cân đối giữa protein, canxi, chất xơ, vitamin, tinh bột,… từ thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau củ quả. Mặt khác, bạn cũng có thể bổ sung thêm các tảng thịt lớn, thức ăn thô chuyên dụng hay các mẫu xương để Alaska tập luyện cơ hàm.

Chó trưởng thành có thể ăn uống đa dạng các loại thức ăn thô.
Chó trưởng thành có thể ăn uống đa dạng các loại thức ăn thô.

Chó Alaska mang thai

Chó Alaska mang thai thường có dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn và đôi khi trở nên hung dữ. Vì thế, bạn cần chuẩn bị cho chúng một chỗ ở riêng tư, ấm áp. Đồng thời, cần quan tâm, âu yếm, vuốt ve để giúp chúng  cảm thấy vui vẻ.

Ở giai đoạn này, cần duy trì chế độ dinh dưỡng cung cấp nhiều đạm, sắt, vitamin cho chó từ các loại thịt đỏ, rau xanh, trái cây,… Từ tuần mang thai thứ 5 trở đi, bắt đầu cho Alaska ăn thuốc bổ có canxi và photpho để tăng cường sức đề kháng và hạn chế mất máu trong lúc sinh.

Chó Alaska mang thai cần được thăm khám thường xuyên.
Chó Alaska mang thai cần được thăm khám thường xuyên.

>> Xem thêm: Cách Dạy Chó Đi Vệ Sinh Đúng Chỗ Thật Đơn Giản

Bệnh thường gặp ở chó Alaska

Alaska là một giống chó được đánh giá là khỏe mạnh, tuổi thọ trung bình từ 12 – 15 năm và thích nghi tốt với sự thay đổi thời tiết. Tuy nhiên, chúng cũng có thể mắc một số căn bệnh như:

Các bệnh di truyền

Chó Alaska có thể mắc một số căn bệnh di truyền từ bố mẹ của chúng, phổ biến như suy tuyến giáp, loạn khớp xương hông hay teo võng mạc PRA.

Chính vì vậy, trước khi mua chó, bạn cần tìm địa chỉ uy tín để đảm bảo con con tốt, khỏe mạnh và không mắc phải các bệnh về di truyền ở trên.

Các bệnh truyền nhiễm do virus

Bệnh truyền nhiễm do virus nguy hiểm như bệnh dại, bệnh Parvo, bệnh Care,… đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của chó, kể cả con người.

Vậy nên, bạn cần đưa Alaska đi tiêm phòng vacxin ngừa các bệnh truyền nhiễm trong giai đoạn từ 1 – 2 tháng tuổi. Chú ý khi mua chó chỉ nên chọn con giống từ 2 tháng tuổi trở lên và đã được tiêm đủ 2 mũi vacxin phòng bệnh cho cún.

Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế cho “chú cún” nhà mình tiếp xúc với các loài chó, thú lạ. Nếu chó có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm như sốt, chảy nước mũi, chán ăn, tiêu chảy,… thì cần đưa ngay đến phòng khám, bệnh viện thú y để chữa trị và có hướng giải quyết an toàn nhất.

Bệnh da liễu

Chó Alaska có tới 2 lớp lông dày, dài và xù lên. Do đó, bạn cũng cần đề phòng cún nhà mình mắc các bệnh về da liễu như viêm da dị ứng, xà mâu, nấm, ký sinh trùng, bọ chét, ve chó,…

Một số dấu hiệu cho thấy chó bị mắc bệnh da liễu thường gặp như: da nổi đốm đỏ, lở loét thành mảng, chảy mủ, hình thành các nốt sần. Chó thường xuyên dùng chân để gãi lên vết thương hở, chán ăn, suy nhược cơ thể.

Để ngăn ngừa bệnh da liễu cho Alaska, bạn cần duy trì môi trường sống sạch sẽ cho cún, thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp thức ăn thừa. Đồng thời, tắm rửa sạch sẽ, lau khô và chải lông thường xuyên để chúng luôn thoải mái.

Khi chó mắc các bệnh da liễu, cần cách ly và đưa đến gặp bác sĩ thú y để thăm khám, chẩn đoán bệnh và chữa trị kịp thời.

Chó Alaska thường mắc các bệnh ngoài da và bên trong cơ thể.
Chó Alaska thường mắc các bệnh ngoài da và bên trong cơ thể.

Bệnh béo phì

Một trong những căn bệnh thường gặp ở Alaska mà người nuôi thường hay bỏ qua chính là béo phì. Việc chó ăn quá nhiều, lười vận động khiến tích tụ mỡ thừa. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tuổi thọ của chó.

Giải pháp để ngăn ngừa tình trạng béo phì cho Alaska là bạn cần xây dựng cho chúng chế độ ăn uống lành mạnh. Đồng thời, kích thích cho chó vận đồng bằng cách dắt đi dạo, chạy bộ hay tham gia các hoạt động ngoài trời.

Chó Alaska bị sốc nhiệt

Trong cách nuôi chó Alaska ở Việt Nam với khí hậu nóng ẩm bạn cần chú ý đến việc chúng dễ bị sốc nhiệt. Đây là căn bệnh thường gặp ở Alaska vào những ngày thời tiết nắng nóng, do mất nước dẫn tới kiệt sức nhanh và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Bạn có thể nhận biết Alaska bị sốc nhiệt dựa trên các dấu hiệu như mệt mỏi; đi không vững, mất thăng bằng; thở nhanh, gấp; lè lưỡi thường xuyên, lưỡi có màu máu, lợi nhợt nhạt; hay nôn mửa,…

Vì thế, khi thấy Alaska bị sốc nhiệt bạn cần giảm nhiệt độ cho chúng bằng cách đổ 1 chút nước lên đầu, đặt chúng vào nhà tắm hoặc dùng tấm khăn nhúng nước vắt khô trùm lên chó. Sau đó chuyển chó đến phòng khám thú y để theo dõi tình trạng bệnh và chữa trị kịp thời.

Ngoài ra, bạn cũng cần tạo không gian sống thoáng mát, nhiều bóng râm và cung cấp đủ nước cho chó trong mùa nóng.

Một số lưu ý khi nuôi Alaska

Điều kiện khí hậu

Chó Alaska thường sinh sống ở vùng có khí hậu lạnh giá với bộ lông dày.  Khi nuôi chúng ở điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như ở Việt Nam, bạn cần chú ý duy trì không gian sống mát mẻ, thông thoáng để tránh cho chúng bị sốc nhiệt.

Trong mùa nóng, cần tắm rửa cho chó từ 2 – 3 lần/tuần và để chúng chơi đùa, sinh hoạt trong môi trường  bóng râm, phòng điều hoà ở nhiệt độ dưới 30 độ C và cho cún uống đầy đủ nước.

Tiêm phòng

Chó Alaska nhất là những bé chó còn nhỏ tuổi thường mắc một số bệnh truyền nhiễm. Do đó, bạn cần cho chó đi khám sức khỏe định kỳ 3 – 4 tháng/lần và tiêm phòng vacxin ngừa bệnh ở giai đoạn 2 – 4 tháng tuổi.

Vệ sinh

Để Alaska phát triển khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật, bạn cũng nên chú ý dọn dẹp, vệ sinh môi trường sống cho chúng. Đồng thời, tắm rửa thường xuyên bằng các dung dịch chuyên dụng cho thú cưng để làm sạch lông, da.

Chó cần được vui chơi thoải mái để tránh trầm cảm.
Chó cần được vui chơi thoải mái để tránh trầm cảm.

Trên đây bTaskee đã chia sẻ những thông tin chi tiết về cách nuôi chó Alaska ở Việt Nam. Đừng quên lưu ngay những kiến thức hữu ích này để áp dụng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giúp bé Alaska nhà mình  phát triển khỏe mạnh, toàn diện nhé! 

>>> Xem thêm một số nội dung liên quan: 

Hình ảnh: Pinterest.

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services