Hướng Dẫn Cách Làm Bánh Mì Tươi Đơn Giản Siêu Ngon Tại Nhà

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
banh-mi
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Bánh mì là một món ăn rất được yêu thích trong văn hoá ẩm thực Việt Nam. Hãy cùng bTaskee đến với bài hướng dẫn cách làm bánh mì tươi đơn giản nhưng siêu ngon mà bất cứ ai cũng có thể làm được tại nhà nhé!

Chúng ta có thể thấy bánh mì thường xuyên xuất hiện trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là bữa sáng, vì tính tiện lợi và hương vị thơm ngon của nó.

Trong bài viết này, bTaskee sẽ giới thiệu đến các bạn cách làm bánh mì tươi đang rất được ưa chuộng hiện nay.

Đây là loại bánh mì nổi bật với mùi hương thơm kết hợp với thời gian sử dụng khá lâu nên chúng được mang tên gọi bánh mì tươi. Mùi vị thơm như bánh bông lan; thời gian sử dụng lâu hơn bánh truyền thống khoảng 5-7 ngày sau khi ra lò;… là những yếu tố góp phần giúp bánh mì tươi trở thành “ông vua” mới của các loại bánh mì hiện nay.

Hãy tải ngay ứng dụng bTaskee để trải nghiệm các dịch vụ chăm sóc và giúp việc nhà siêu tiện lợi, uy tín chất lượng cùng vô số những ưu đãi hấp dẫn khác!!

Nguyên liệu làm bánh mì tươi

Dưới đây là nguyên liệu cho khẩu phần 6 chiếc bánh:

  • 260gr bột mì đa dụng
  • 2gr muối
  • 5gr men instant
  • 5gr dầu ăn
  • 15gr bơ nhạt đun chảy
  • 20gr đường
  • 50-60ml nước
  • 80ml sữa tươi không đường
Nguyên liệu làm bánh mì: Bột mì đa dụng, men instant, nước ấm, bơ nhạt đun chảy, sữa không đường.
Nguyên liệu cần thiết để làm bánh mì

Đặt ngay dịch vụ đi chợ hộ trên ứng dụng bTaskee để giải quyết nhu cầu mua sắm một cách nhanh chóng và nhận ngay những ưu đãi hấp dẫn đang chờ đợi bạn!!

LƯU Ý:

  • Bạn có thể thay bột mì đa dụng bằng bột làm bánh mì. Tuy nhiên lượng nước khi dùng bột làm bánh mì sẽ nhiều hơn so với bột đa dụng.
  • Nếu bạn dùng sữa có đường thì hãy giảm bớt lượng đường trong nguyên liệu.
  • Nếu bạn chỉ dùng toàn bơ và sữa thì bánh sẽ mềm hơn, thơm mùi bơ và có vị giống bánh mì ngọt hơn. Còn khi bạn dùng toàn dầu ăn với nước thì bánh sẽ có vị và lớp vỏ giống bánh mì gối hơn.

Các Bước Làm Bánh Mì

Bước 1: Trộn và nhào bột làm bánh

  • Bạn cho tất cả các nguyên liệu bên trên vào trong một cái âu lớn rồi trộn đều. Tiếp tục cho men vào rồi trộn tiếp.
  • Sau đó, bạn cố gắng nhồi bột cho đến khi tạo thành một khối mịn, dẻo, có độ đàn hồi tốt, không dính tay và có thể kéo mỏng ra là đạt yêu cầu.
Trộn và nhào bột bánh mì bằng tay không.
Trộn và nhào bột bánh mì

LƯU Ý:

  • Mỗi loại bột sẽ có mức độ hấp thu nước khác nhau nên trong quá trình làm bột bạn cần phải chú ý cẩn thận.
  • Nếu bột quá ướt thì bạn hãy cho thêm bột khô vào.
  • Ngược lại, bột quá khô thì bạn hãy cho thêm một ít sữa hoặc nước.
  • Nhồi bột bằng tay có thể tốn khoảng 10-20 phút tuỳ tay nghề kỹ thuật.
  • Nếu bạn dùng máy để làm, cần chú ý giữ ở tốc độ thấp trong thời gian vừa phải, tránh nhồi quá nhiều làm hỏng gluten. Tốc độ thông thường sẽ là 500W và tốn khoảng 7-10 phút.

Bước 2: Ủ bột đúng cách

  • Bạn phết một lớp dầu ăn mỏng trong âu ủ bột, cho bột vào âu, lật bột để dầu ăn bám bên ngoài khối bột. Điều này sẽ giúp cho khối bột không bị khô khi ủ.
  • Tiếp đến, bạn phủ một cái khăn ẩm lên trên âu rồi đi ủ ở nhiệt độ phòng cho tới khi bột nở gấp đôi. Sẽ mất khoảng 40-60 phút hoặc hơn một chút. Nếu trời nóng, ẩm thì thời gian ủ sẽ nhanh hơn.
  • Khi bột đã nở to hơn, bạn nhẹ nhàng ấn xẹp bột xuống rồi nhồi sơ khoảng 3-4 phút. Mục đích nhằm để ép khí trong bột thoát ra ngoài và giúp sợi gluten trong bột được “phục hồi” sau ủ.
Dùng khăn ẩm phủ lên trên âu đựng bột sẽ giúp bột được ủ tốt hơn.
Ủ bột bánh mì

Bước 3: Tạo hình bánh mì tươi

  • Đầu tiên, bạn cần chia bột ra thành 6 phần bằng nhau, mỗi phần khoảng 70-75gr. Túm các mép bột lại với nhau để tạo thành viên tròn với mặt bột căng mịn
  • Tiếp đến, bạn dàn đều bột theo hình chữ nhật rồi cuộn lại theo chiều dài.
  • Sau đấy, bạn cố gắng dính mép bột thật kĩ. Vê bột lại để hai đầu nhỏ lại, phần bụng giữa hơi phình giống hình ổ bánh. Làm lần lượt hết 6 phần bánh.
  • Tiếp theo, bạn cho bánh lên 1 cái khay có lót giấy nến hoặc tấm nướng silicon.
  • Bạn dùng lưỡi dao lam bén, đã nhúng qua dầu ăn rồi rạch 2-3 đường chéo trên thân bánh. Chú ý rạch sâu khoảng 0,5 – 0,8cm. Không áp dụng cách này cho bánh mì vỏ giòn. Dầu ăn sẽ tốt hơn xịt nước vì nó giúp đường rạch không bị dính lại khi ủ lần 2.
Khay bánh mì sau khi tạo hình xong chuẩn bị được đưa vào lò nướng
Tạo hình cho bánh mì

Bước 4: Nướng bánh mì tươi

Nướng bằng lò

  • Đầu tiên bạn đưa khay bánh vào lò, đặt thêm một cốc nước sôi rồi đóng cửa lại. Đèn và nước sôi giúp tạo môi trường ấm và ẩm để ủ bánh. Ủ bánh cho đến khi bánh nở khoảng 75% thì lấy khay bánh ra rồi làm nóng lò ở 180 độ C trong tầm 10 – 15 phút.
  • Bạn làm nóng lò cho tới khi đạt 180 độ C thì đưa bánh vào nướng. Bạn đặt bánh ở rãnh giữa lò, xịt nước lên thành và khoảng không phía trên rồi đóng cửa lò lại.
  • Nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong tầm 18-20 phút. Tuỳ mỗi lò sẽ có sự khác nhau về thời gian, dao động trong 18-25 phút. Nhưng tuyệt đối không được nướng quá lâu, khiến bánh bị cháy.
  • Sau khoảng 15 phút, bạn có thể quay ngược khay lại để bánh vàng đều.
  • Hết thời gian, bạn lấy bánh ra khỏi lò. Ngay sau đó, bạn hãy phết 1 lớp bơ mỏng lên mặt bánh. Điều này sẽ giúp vỏ bánh được mềm và thơm hơn.
  • Nếu bạn không có lò nướng thì có thể ủ ở nhiệt độ phòng như bước 3 ở trên.
Nướng bánh mì tươi bằng lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong tầm 18-20 phút. Sau khoảng 15 phút, bạn có thể quay ngược khay lại để bánh vàng đều.
Cách làm bánh mì tươi bằng lò nướng

Nướng bằng nồi chiên không dầu

  • Đầu tiên, bạn cần phun nước làm ướt bánh trước khi nướng để bánh không bị nứt.
  • Nướng ở nhiệt độ 170-180 độ C trong khoảng 10 phút rồi lấy bánh ra.
  • Bạn xịt thêm nước lên trên bánh rồi tiếp tục nướng trong khoảng 10 phút nữa ở nhiệt độ 150 độ C.
  • Khi bánh vàng ươm, đều, có mùi thơm thì bạn tắt bếp và lấy bánh ra.
Dùng nồi chiên để nướng bánh mì tươi. Cần xem kích thước trong nồi để tận căn chỉnh cho ổn
Nướng bánh mì tươi bằng nồi chiên

Bước 5: Thưởng thức

Bánh mì nướng xong bạn có thể mang ra đĩa/rổ.

Bạn có thể dùng bánh mì chung với xá xíu, pate hay chấm sữa, chấm mứt,… Tóm lại thì bạn có thể ăn bánh mì chung với món gì cũng được, miễn sao bánh mì khi làm xong đảm bảo được độ giòn mềm, thơm mịn, ruột mềm ngọt.

Dưới đây là video chi tiết cách làm bánh mì tươi mà bạn có thể tham khảo thêm:

Cách làm BÁNH MÌ TƯƠI

Một Số Vấn Đề Cần Lưu Ý

Cách làm bánh mì tươi tuy đơn giản, không cầu kì nhưng trong quá trình thực hiện, bạn cần phải chú ý kĩ lưỡng để đảm bảo chất lượng của bánh:

  • Nếu dùng men khô, bạn cần dùng nước ấm để kích thích men tạo bột nở. Tuyệt đội không dùng bột nở (baking powder) và muối nở (baking soda) để làm bánh mì.
  • Cần ủ bột ở nơi giữ ấm vì nếu bột không nở đều thì bánh chắc chắn sẽ không ngon.
  • Để bảo quản bánh mì tốt, bạn có thể tham khảo bài viết sau.
  • Nếu bạn dùng bột mì đa dụng hút ít nước thì bạn chú ý giảm bớt lượng nước. Lượng nước vì thế cũng sẽ tuỳ vào bột làm bánh và quá trình nhào. Chú ý, nếu lượng nước quá ít sẽ khiến bánh bị khô, quá nhiều sẽ gây nhão bánh.
  • Không được lấy bánh ra khỏi lò sớm hoặc để nhiệt độ thấp quá sẽ khiến ruột bánh bị đặc và bết lại.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách làm món bánh mì tươi đơn giản thơm ngon tại nhà của bTaskee. Hi vọng thông qua bài viết này, các bạn đã có thêm kiến thức và kinh nghiệm nấu ăn quý giá cho mình.

Chúc các bạn mau chóng thành công!!

Hình ảnh: Sưu tầm

Hãy tải ngay ứng dụng bTaskee để trải nghiệm các dịch vụ chăm sóc và giúp việc nhà siêu tiện lợi, uy tín chất lượng cùng vô số những ưu đãi hấp dẫn khác!!

Câu Hỏi Thường Gặp

  1. Tại sao bánh nở kém khi nướng, vỏ bánh nhăn nheo, có mùi rượu và hơi chua?

    Nguyên nhân do bạn đã ủ bánh quá lâu khiến men bị chết. Và bạn tuyệt đối không nên ủ bột bánh qua đêm.

  2. Tại sao ruột bánh mì bị bở không dai?

    Do bạn ủ lâu ở nhiệt độ cao khiến gluten bị chết hoặc do bạn nhồi bột chưa kĩ. Ngoài ra, việc nhồi quá mạnh, chủ yếu khi dùng máy, cũng là tác nhân khiến ruột bánh mì bị bở.

  3. Làm sao giữ bánh mì giòn lâu?

    Bạn có thể bảo quản bánh mì trong ngăn đá tủ lạnh hoặc bọc lại bằng giấy báo để bánh được giòn lâu hơn.

Xem thêm cách làm các món bánh:

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services