Cách Dạy Bé Tập Nói Cực Kỳ Hiệu Quả

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Cách dạy bé tập nói
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Thông thường trẻ bắt đầu tập nói trong 3 năm đầu đời – giai đoạn mà bộ não của trẻ phát triển nhanh chóng. Việc dạy bé tập nói trong thời gian này có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng nói của trẻ. Hôm nay – bTaskee hướng dẫn các bạn cách dạy bé tập nói hiệu quả nhất nhé. 

Giai đoạn tập nói của bé

Trẻ vừa sinh ra không thể nói chuyện ngay lập tức được. Trẻ chỉ có thể biểu hiện các cảm xúc, trạng thái, nhu cầu của mình thông qua các cử chỉ, nhăn mặt, khóc,…

Theo trang Healthline, giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ như sau:

Dưới 6 tháng tuổi

Trẻ chỉ phát ra âm thanh thủ thỉ và bập bẹ, trẻ có thể hiểu rằng bạn đang nói thông qua việc trẻ sẽ quay đầu về hướng có giọng nói hoặc âm thanh phát ra.

Giai đoạn 7-12 tháng tuổi

Trẻ có thể hiểu được các từ đơn giản như “Không”, có thể sử dụng các cử chỉ để giao tiếp.

Giai đoạn 13-18 tháng tuổi

Trẻ có vốn từ vựng từ 10-20, chúng có thể bắt đầu nói lặp lại các từ đơn giản mà bạn nói và cũng có thể hiểu được các câu nói đơn giản của bạn.

Giai đoạn từ 19-36 tháng tuổi

Vốn từ vựng của trẻ đã mở rộng từ 50-100 từ. Trẻ có thể gọi tên các thứ như bộ phận cơ thể, các vật dụng quen thuộc và trẻ có thể nói cụm từ hoặc câu ngắn.

Nên dạy bé học nói trong vòng 3 năm đầu đời
Nên dạy bé học nói trong vòng 3 năm đầu đời (1)

Nếu bạn không có thời gian, kinh nghiệm chăm sóc con mình thì bạn có thể tham khảo dịch vụ Trông Trẻ Tại Nhà Theo Giờ của bTaskee. Chỉ với 60 giây bạn sẽ có ngay một bảo mẫu trông giữ trẻ tại tại nhà theo giờ có trách nhiệm, kỹ năng chuyên môn, chuyên nghiệp và đã được xác minh nhân thân kỹ lưỡng.  

Tải app bTaskee tại đây!

Cách dạy bé tập nói

Sau đây là những cách bạn có thể làm để dạy bé học nói sớm:

  • Giao tiếp bằng cử chỉ: Bố mẹ nên thường xuyên giao tiếp bằng các cử chỉ như vẫy tay, chỉ tay, gật đầu, lắc đầu,… có thể giúp ích cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. 
Giao tiếp với bé bằng các cử chỉ (2)
  • Thường xuyên trò chuyện cùng bé: Ngay từ khi bé chào đời thì bạn hãy thường xuyên trò chuyện với trẻ bằng lời nói, cử chỉ, ánh mắt,… để giúp xây dựng các mối liên kết trong não của bé. Những trẻ thường được nghe trò chuyện từ bố mẹ thì có xu hướng biết nói bập bẹ khi 1 tuổi so với các bé khác.
Thường xuyên giao tiếp trò chuyện với trẻ
Thường xuyên giao tiếp trò chuyện với trẻ (3)
  • Đặt câu hỏi cho bé: Nên dạy trẻ tập nói bằng cách thường xuyên đặt những câu hỏi đơn giản cho trẻ như “Con có khát không?”, “Con có đói không?”,… 
  • Đọc cho bé nghe nhiều hơn: Theo trang tin tức của Mỹ, cho thấy những trẻ thường được nghe bố mẹ đọc thì sẽ tiếp xúc được với vốn từ vựng nhiều hơn so với các đứa trẻ khác. Bố mẹ nên đọc cho con nghe càng nhiều càng tốt để khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Đọc cho trẻ nghe thường xuyên để trẻ học nói
Đọc cho trẻ nghe thường xuyên (4)
  • Giai điệu và bài hát: Bố mẹ có thể hát hoặc mở cho trẻ nghe những bài hát thiếu nhi với giai điệu vui tươi để giúp ích cho việc phát âm của trẻ sau này.
Cho trẻ nghe các bài hát, giai điệu vui tươi
Cho trẻ nghe các bài hát, giai điệu vui tươi (5)
  • Kiên nhẫn với trẻ: Kiên nhẫn, nhẹ nhàng lặp đi lặp lại những từ đơn giản để trẻ tập nói theo. Ngoài ra, bố mẹ nên khen ngợi, vui tươi, cười đùa với trẻ khi trẻ nói đúng để trẻ tiếp tục cố gắng. 

Làm gì khi trẻ chậm nói?

Mặc dù bạn đã cố tập nói cho trẻ nhưng trẻ vẫn khó khăn trong việc giao tiếp bằng ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. Thì phụ huynh cần phải chú ý tới các triệu chứng sau của trẻ:

  • Không nói chuyện khi đã 2 tuổi
  • Không thể làm theo hướng dẫn 
  • Khó nói lặp lại một câu
  • Vốn từ vựng hạn chế so với các bạn cùng lứa tuổi

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu trên thì bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

Hy vọng với những chia sẻ của bTaskee sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc, dạy dỗ con cái mình một cách tốt nhất.

Nếu bạn không có thời gian chăm sóc con mình thì bạn có thể tham khảo dịch vụ trông trẻ theo giờ tại nhà của bTaskee. 

Tải app bTaskee tại đây!

Những câu hỏi thường gặp

  1. Tại sao trẻ chậm nói hơn so với các bạn cùng tuổi?

    Đối với trẻ chậm nói so với các bạn cùng tuổi thì có thể do một số nguyên nhân sau: Các cơ quan như tai, mũi, họng của trẻ có vấn đề hoặc cơ quan não của trẻ có vấn đề (bại não, viêm màng não, não bị dị tật bẩm sinh,… ). Tốt nhất nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

  2. Khi nào trẻ bắt đầu tập nói?

    Thông thường trẻ sẽ tập nói khi trẻ được 3-4 tháng tuổi, quá trình tập nói, phát triển ngôn ngữ nhanh chóng của trẻ diễn ra trong 3 năm đầu đời.

  3. Trẻ bị nói lắp thì phải làm sao?

    Phụ huynh nên khuyến khích trẻ học nói những từ đơn giản, không bắt trẻ nói nhiều, không tạo sự căng thẳng cho trẻ. Tốt nhất, cần đưa trẻ đi tới các chuyên gia để thăm khám và đưa ra các cách điều trị kịp thời.

Ngoài cách dạy bé tập nói hiệu quả như trên thì bạn cũng có thể tham khảo thêm một số bài viết về chủ đề chăm sóc trẻ em sau:

Hình ảnh: Anexas Clinis, Baby Bonus

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services