Cách Xử Lý Khi Trẻ Bị Ngã Đúng Cách Nhất

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Cách xử lý khi trẻ bị ngã
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Trẻ em rất hiếu động và không nhận biết được các hậu quả nguy hiểm vì thế rất thường xuyên bị té ngã có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng. Hôm nay – bTaskee chia sẻ cho các bậc phụ huynh cách xử lý khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất một cách tốt nhất nhé.

Nguyên nhân trẻ bị té

Thông thường bé bị ngã do một số nguyên nhân sau: 

  • Trẻ nghịch ngợm: Trẻ thường hiếu động, ham chơi, chạy nhảy, leo trèo lên bàn ghế cao vì thế hay bị té. Bên cạnh đó trẻ có thể bị té ngã khi chơi thể thao, nô đùa với bạn bè,…
Trẻ nghịch ngợm
Trẻ nghịch ngợm (1)
  • Bất cẩn của người trông trẻ: Một số phụ huynh hoặc người trông trẻ không chú tâm hoặc không có kinh nghiệm trong việc trông giữ trẻ.
Trẻ bị té do người trông coi bất cẩn
Trẻ bị té do người trông coi bất cẩn (2)

Nếu bạn không có thời gian, kinh nghiệm chăm sóc con mình thì bạn có thể tham khảo dịch vụ Trông Trẻ Tại Nhà Theo Giờ của bTaskee. Chỉ với 60 giây bạn sẽ có ngay một bảo mẫu giữ trẻ tại theo giờ tại nhà có trách nhiệm, kỹ năng chuyên môn, chuyên nghiệp và đã được xác minh nhân thân kỹ lưỡng.  

Tải app bTaskee tại đây!

Cách xử lý khi trẻ bị té ngã

Khi trẻ bị té ngã thì phụ huynh nên thực hiện các bước sơ cứu sau:

  • Cần phải xoa diu, trấn an bé, không để bé hoảng sợ. Xem xét vết thương của trẻ như thế nào? Trẻ bị té ngã ở đâu? Trẻ bị đau ở chỗ nào? Tư thế khi bị ngã như thế nào?
Xoa dịu và trấn an trẻ khi trẻ bị té (3)
  • Nếu trẻ chỉ bị trầy xước nhẹ thì nên rửa sạch vùng da bị trầy bằng nước sạch là được. 
  • Nếu thấy trẻ có vết bầm sưng thì nên chườm đá tại chỗ sưng liên tục khoảng 15 – 20 phút. Việc này giúp chỗ bầm không tiến triển và làm giảm đau. Nếu vết bầm to, nhiều, nên chườm đá lại sau đó 1 giờ và làm thường xuyên 2 – 3 lần/ngày trong khoảng 1-2 ngày.
  • Khi trẻ bị té ngã mà thấy trẻ có dấu hiệu gãy xương, không cử động được thì cần phải cố định trẻ ở một tư thế đỡ đau nhất sau đó đưa tới cơ sơ y tế gần nhất.
  • Nếu trẻ bị chảy máu thì cần phải thực hiện cầm máu cho trẻ. Rửa vết thương bằng nước sạch, nước muối sinh lý hoặc thuốc sát trùng. Sau đó dùng băng gạc băng lại cho trẻ.
Rửa sạch, sát trùng vết thương cho trẻ
Rửa sạch, sát trùng vết thương cho trẻ (4)
  • Trong trường hợp trẻ té ngã xong bất tỉnh, nôn ói, chảy máu mũi hoặc miệng,… thì cần phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
  • Phụ huynh cần phải chú ý theo dõi trẻ liên tục trong vòng 36 tiếng xem trẻ có các biểu hiện gì lạ sau khi té ngã không: sốt, co giật, nôn ói, sắc mặt tái,…
  • Ngoài ra phụ huynh nên chú ý tới tâm lý của trẻ, thái độ của trẻ ra sao, có bị kích động, rối loạn, lạnh nhạt với mọi thứ xung quanh hay không?

Những điều không nên làm

Sau đây là một số sai lầm mà nhiều phụ huynh mắc phải khi bé bị té ngã:

  • Dùng khăn ấm chườm lên vết thương của trẻ:  Nếu làm điều này sẽ khiến cho mạch máu giãn ra khiến máu chảy nhiều hơn, gây bầm tím hơn và thời gian lành sẽ lâu hơn.
  • Sử dụng dầu gió bôi lên vết thương: Sẽ làm cho vùng bị sưng to hơn mà máu vẫn sẽ chảy liên tục.
Không bôi dầu gió là vết thương của trẻ
Không bôi dầu gió là vết thương của trẻ (5)
  • Di chuyển trẻ đang trong tình trạng nguy cấp: Nếu di chuyển trẻ không đúng cách sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng hơn so trẻ. Nên đợi người có chuyên môn tới sơ cứu là an toàn nhất.

Một số cách phòng ngừa trẻ bị té ngã

  • Phải luôn có người trông giữ trẻ cần phải chú ý tới bé, không để bé tự chơi một mình, đặc biệt là các bé đang dưới 3 tuổi vì các bé chưa có đủ nhận thức mọi thứ xung quanh.
  • Nếu trẻ đã biết lật, bò, đi thì không nên để trẻ 1 mình trên võng, giường. Đặt trẻ nhỏ trong cũi gỗ nếu không có người trông coi
  • Đối với các trẻ đã có nhận thức thì nên dạy bé cách phòng tránh nguy hiểm, tai nạn.
  • Nên gắn thêm các tấm chắn, miếng xốp tại khu vực mà trẻ hay sinh hoạt.
  • Loại bỏ các vật dụng không cần thiết mà có thể gây hại đến cho trẻ.
  • Không nên để sàn nhà ướt, trơn trượt.
  • Phải có rào chắn cầu thang, ban công, cửa sổ,…

Hy vọng với những chia sẻ của bTaskee sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm trong việc chăm sóc con của mình được tốt hơn.

Nếu bạn không có thời gian trông giữ trẻ thì bạn có thể tham khảo dịch vụ Trông Trẻ Tại Nhà Theo Giờ của bTaskee. 

Những câu hỏi thường gặp

  1. Cách làm giảm vết sưng, bầm khi trẻ bị ngã?

    Chườm đá tại chỗ sưng, bầm liên tục khoảng 15 – 20 phút. Việc này giúp chỗ bầm không tiến triển và làm giảm đau cho trẻ. Nếu vết bầm to, nhiều, nên chườm đá lại sau đó 1 giờ và làm thường xuyên 2 – 3 lần/ngày trong khoảng 1-2 ngày.

  2. Cách xử trí khi trẻ bị té ngã?

    Bạn có thể chườm đá, rửa sạch vết thương cho trẻ. Cần theo dõi trẻ trong vòng 2-3 ngày xem trẻ có xuất hiện dấu hiệu bất thường này không để đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

  3. Cộng tác viên của dịch vụ trông trẻ tại nhà của bTaskee có kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ không?

    Cộng tác viên của bTaskee là  những chuyên gia chăm sóc trẻ có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn trong việc trông giữ trẻ nên trong các trường hợp khẩn cấp như bé bị té ngã, bé bị ọc sữa, bé bị bỏng,.. thì họ có thể đưa ra cách xử lý đúng đắn và kịp thời.

Ngoài cách xử lý khi trẻ bị té ngã như trên thì bạn cũng có thể tham khảo thêm một số cách chăm sóc trẻ sau:

Chú thích hình ảnh:

  • (1): Walesonline
  • (2): SheKnows
  • (3): Health Line
  • (4): Medical News Today
  • (5): Takie

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services