Cách Dạy Bé Đánh Vần Hiệu Quả Nhất

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
cách dạy bé đánh vần hiệu quả
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Để dạy trẻ tập đánh vần đúng là một vấn đề không hề đơn giản đối với các bậc phụ huynh và giáo viên. Hôm nay – bTaskee sẽ chia sẻ cho các bạn cách dạy bé đánh vần đơn giản mà hiệu quả nhé.

Các cách dạy bé đánh vần hiệu quả

Cần nắm rõ các quy tắc đánh vần

Khi phụ huynh dạy bé tập đánh vần thì nên dạy theo đúng những quy tắc của sách giáo khoa mới. Phụ huynh có thể xem cách phân biệt tên gọi của chữ cái với âm đọc của chữ.

Ví dụ: Chữ “N” có tên gọi là “en-nờ” còn âm thì đọc là “nờ”.

Bên cạnh đó phụ huynh cần hiểu được cấu tạo của một tiếng gồm có 3 phần: âm đầu, vần và thanh (vần và thanh là 2 phần bắt buộc phải có).

Cách đánh vần cơ bản là lập vần, ví dụ như: “a-nờ-anh”, sau đó ghép âm đầu với vần và thanh điệu để tạo thành tiếng, ví dụ: “bờ-anh-banh-sắc-bánh”. 

Phụ huynh cần nắm rõ quy tắc thì sẽ dễ dàng truyền đạt lại cho trẻ mà không bị sai hoặc nhầm lẫn.

Học cách đánh vần qua các trò chơi

Đa số đối với các bé nhỏ nên thường ham chơi vì thế phụ huynh có thể dạy trẻ đánh vần thông qua các trò chơi để tạo hứng thú ham học hỏi của trẻ hơn.

Cho trẻ học đánh vần qua các trò chơi yêu thích như các bộ trò chơi ghép chữ và dành thời gian chơi cùng trẻ để bé cảm thấy vui vẻ với việc học và gần gũi với bố mẹ hơn.

Dạy trẻ cách đánh vần thông qua trò chơi
Dạy trẻ cách đánh vần thông qua trò chơi

Dạy bé đánh vần những từ đơn giản trước

Phụ huynh nên dạy cho bé những từ đơn giản và quen thuộc mỗi ngày trước như “ba”, “mẹ”, “cá”, “thịt”, “sữa”,…  để trẻ dễ dàng tiếp thu hơn.

Khi trẻ đã quen cách đánh vần của các từ đơn giản thì bạn chuyển sang dạy trẻ các từ dài và khó hơn.

Dạy bé nhận biết mặt chữ, dấu câu trước

Phụ huynh nên dạy bé học mặt chữ và dấu câu trước bằng cách dùng các món đồ chơi, thẻ chữ có màu sắc bắt mắt để bé hứng thú và dễ dàng tiếp thu.

Hằng ngày, phụ huynh có thể hỏi ngẫu nhiên các chữ cái trên biển báo, viên kẹo, hộp bánh,… để bé được ôn tập ghi nhớ hằng ngày.

Nếu bạn không có thời gian, kinh nghiệm chăm sóc con mình thì bạn có thể tham khảo dịch vụ Trông Trẻ Tại Nhà Theo Giờ của bTaskee. Chỉ với 60 giây bạn sẽ có ngay một chuyên gia trông giữ trẻ tại theo giờ tại nhà có trách nhiệm, kỹ năng chuyên môn, chuyên nghiệp và đã được xác minh nhân thân kỹ lưỡng.  

Tải app bTaskee tại đây!

Những sai lầm cần tránh khi dạy bé học đánh vần 

Bắt trẻ học tập qua sớm

Trong giai đoạn từ 0-5 tuổi là giai đoạn phát triển thể chất của trẻ, cảm xúc, tình cảm, xã hội,… vì thế cần tạo môi trường cho trẻ vui chơi, hoạt động, khám phá để phát triển theo đúng quy luật tự nhiên của trẻ,… 

Không nên bắt ép trẻ học tập quá sớm, cho trẻ đi học thêm tại các trung tâm trong khi điều kiện tinh thần và thể chất của trẻ chưa đủ. Phụ huynh nên bắt đầu hướng dẫn trẻ chữ cái và các con số khi trẻ đã 5 tuổi.

Bắt ép trẻ học quá sớm
Bắt ép trẻ học quá sớm

Dạy trẻ cách đánh vần theo kiểu cũ

Ngày nay, bộ giáo dục đã cho cải cách phương pháp dạy đánh vần tiếng việt khá nhiều so với trước đây. Nếu phụ huynh dạy cho bé cách đánh vần theo kiểu cũ thì sẽ khiến trẻ gặp khó khăn khi học đánh vần khi đi học.

Phụ huynh nên nghiên cứu cách đánh vần mới sau đó mới dạy cho trẻ để tránh cho trẻ bị bỡ ngỡ sau khi đi học.

Ép trẻ học quá nhiều

Trẻ còn nhỏ thì còn đang trong giai đoạn thích vui chơi. Khả năng tập trung của trẻ chưa cao chỉ khoảng 15 phút là sẽ sao lãng vì thế phụ huynh không nên ép trẻ học đánh vần liên tục sẽ khiến trẻ chán, nản, khó chịu và mất hứng thú với học tập.

Phụ huynh nên cho trẻ học tập đánh vần trong 1 khoảng thời gian ngắn đều đặn mỗi ngày thì sẽ tốt hơn so với bắt trẻ học liên tục trong vòng 2-3 tiếng đồng hồ.

Ép trẻ học quá nhiều

Không kiên nhẫn với trẻ

Trong giai đoạn này, trẻ có thể tiếp thu rất nhanh mà cũng sẽ rất dễ quên đi. VÌ thế phụ huynh cần kiên nhẫn, nhẹ nhàng với trẻ, thường xuyên ôn tập, vui chơi với trẻ để trẻ có hứng thú trong việc học tránh cho trẻ sợ hãi với việc học.

Thường xuyên khen ngợi, động viên, khuyến khích trẻ khi trẻ học được một từ nào đó để trẻ có động lực hơn.

Hy vọng với những chia sẻ của bTaskee sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm trong việc chăm sóc, dạy dỗ con cái của mình được tốt hơn.

Không kiên nhẫn trong việc dạy bé cách đánh vần
Không kiên nhẫn trong việc dạy bé cách đánh vần

Những câu hỏi thường gặp

  1. Nên dạy trẻ tập đánh vần vào lúc mấy tuổi?

    Trong giai đoạn từ 0-5 tuổi là giai đoạn phát triển thể chất của trẻ, cảm xúc, tình cảm, xã hội,… vì thế nên để phát triển theo tự nhiên không nên ép học tập quá sớm tinh thần và thể chất của trẻ chưa đủ. Phụ huynh nên bắt đầu hướng dẫn trẻ tập đánh vần khi trẻ đã đủ 5 tuổi.

  2. Các trò chơi giúp bé tập đánh vần?

    Bạn có thể tham khảo một số trò chơi sau:
    + Chữ cái trên giấy dán tường
    + Ghép chữ cái thành từ có nghĩa
    + Đố giải ô chữ
    + Tìm những cặp chữ giống nhau

  3. Người trông trẻ của dịch vụ trông trẻ tại nhà của btaskee có hỗ trợ dạy trẻ đánh vần, giảng bài, dạy học không?

    Bảo mẫu của bTaskee sẽ không đảm nhiệm vai trò dạy đánh vần, giảng bài, chữa bài hay dạy kèm học. Họ chỉ có thể hỗ trợ theo dõi, đôn đốc trẻ học tập từ yêu cầu của phụ huynh. Bạn có thể tham khảo các công việc của bảo mẫu tại đây. => Xem thêm

Ngoài cách dạy bé đánh vần như trên thì bạn cũng có thể tham khảo thêm một số cách chăm sóc trẻ sau:

Hình ảnh: Parents, Scholars, Learn With Homer.

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services