Ngưu Lang Chức Nữ: Sự Tích Và Ý Nghĩa Ngày Thất Tịch 7/7 Hằng Năm

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Ngưu lang chức nữ: sự tích và ý nghĩa ngày thất tịch 7/7 hằng năm
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ chắc hẳn đã không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, sự tích ngày Thất Tịch này có nguồn gốc, ý nghĩa như thế nào? bTaskee sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé!

Đôi nét về sự tích Ngưu Lang Chức Nữ

Ngưu Lang Chức Nữ phiên bản dân gian Việt Nam

Xa xưa có một chàng trai tên Ngưu Lang ở làng Ngưu Gia, phía tây Nam Dương. Chàng có tính tình trung hậu, thông minh nhưng sớm mồ côi cha mẹ. Chàng sống cùng chị dâu và anh trai.

Tuy nhiên chị dâu rất ác độc, bắt chàng phải đi chăn bò. Lúc đi có 9 con bò nhưng chị dâu bắt lúc về phải có 10 con. Do không còn cách nào nên Ngưu Lang đành phải rời làng ra đi cùng đàn bò.

Chàng chăn bò trên núi một mình. Đang ưu phiền vì không thể về nhà thì bỗng nhiên có một ông cụ râu tóc bạc phơ hiện ra, chỉ cho chàng biết rằng ở núi Phục Ngưu có một con bò già ốm nặng. Nếu chàng chăm sóc và nuôi nấng nó thì khi khỏi bệnh, Ngưu Lang có thể dẫn bò về nhà.

Sau đó chàng đã trèo đèo lội suối, tìm được con bò già, cắt cỏ, chăm sóc nó đến khi khỏi bệnh. Không những vậy, chàng còn không ngại vất vả, thu thập sương sớm để rửa vết thương cho bò già. Khi bò khỏi bệnh, chàng rất vui mừng rồi dẫn 10 con bò cùng về nhà.

Theo truyền thuyết Việt Nam, Ngưu Lang là một người hiền hậu, tốt bụng.
Theo truyền thuyết Việt Nam, Ngưu Lang là một người hiền hậu, tốt bụng.

Tuy nhiên chị dâu vẫn đối xử thậm tệ với Ngưu Lang, nhiều lần muốn mưu hại nhưng đều được bò già tìm cách cứu giúp. Thực chất bò già chính là bò tiên xám, vì vi phạm luật thiên đình nên bị đày xuống trần gian. Sau khi bị hãm hại quá nhiều, Ngưu Lang đã dắt bò già ra đi.

Một hôm, tiên nữ Chức Nữ và các nàng tiên xuống trần dạo chơi, tắm ở sông. Chức Nữ và Ngưu Lang đã làm quen với nhau thông qua bò già mai mối. Sau đó 2 người có tình cảm với nhau, Chức Nữ lén xuống trần gian thành thân với Ngưu Lang.

Cuộc sống vợ chồng hạnh phúc không kéo dài được lâu, khi Ngọc Hoàng biết chuyện đã cùng Vương Mẫu Nương Nương xuống trần, ép nàng trở về thiên đình. Sau đó, bò già đã lấy da của mình làm thành giày, giúp Ngưu Lang đi lên thiên đình tìm Chức Nữ.

Chàng lên tìm nàng, khi đã sắp đuổi kịp thì Vương Mẫu đã lấy trâm cài tóc vạch một đường tạo thành sông Thiên Hà sóng cuồn cuộn ngăn cách 2 người. Tuy nhiên tình cảm bền chặt của họ đã làm chim khách cảm động. Hàng nghìn vạn con chim bay đến, tạo thành cầu Thước Kiều để 2 vợ chồng gặp nhau.

Vì vậy Vương Mẫu đã đồng ý cho phép 2 người gặp nhau hàng năm vào 7/7 Âm lịch. Sau đó, mỗi năm vào ngày này, các cô gái lại cùng nhau nhìn trời ngắm sao, mong gặp được sao Ngưu Lang Chức Nữ, cầu mong mình có được chuyện tình sâu sắc như của 2 người. Từ đó ngày lễ Thất Tịch được ra đời.

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ được gặp nhau mỗi năm 1 lần phiên bản Việt Nam.
Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ được gặp nhau mỗi năm 1 lần phiên bản Việt Nam.

Phiên bản Trung Quốc

Trong 1 lần chăn bò, chàng trai Ngưu Lang vô tình thấy 7 nàng tiên xinh đẹp đang tắm trong hồ. Nhận được cổ vũ của bò đực, chàng đã giấu quần áo của các nàng tiên để xem có chuyện gì xảy ra.

Sau khi tắm xong, các nàng tiên đã cử cô tiên út tên Chức Nữ ra lấy quần áo. Tuy nhiên do Ngưu Lang đã nhìn thấy cơ thể của nàng nên đành phải chấp thuận lời cầu hôn của chàng.

Cuộc sống vợ chồng hạnh phúc của 2 người đã bị gián đoạn khi Thiên Hậu – mẹ Chức Nữ biết chuyện và chia cắt 2 người, cho rằng Ngưu Lang chỉ là người phàm tục, không xứng với tiên nữ như nàng. 

Sau đó, nàng phải quay lại thiên đình, tiếp tục làm công việc dệt mây ngũ sắc của mình. Thiên Hậu đã vạch ra một con sông Ngân Hà trên bầu trời để chia cắt 2 người. Đó cũng là sự tích cho việc sao Ngưu Lang, Chức Nữ nằm 2 bên dải Ngân Hà.

Có một ngày, các con chim quạ vì cảm động trước tình cảm của 2 người đã bay lên tạo thành cầu Ô Thước (cầu Ô Kiều – cầu quạ) để vợ chồng có thể gặp nhau trong một đêm – 7/7 Âm lịch. Ngọc Hoàng cũng bị làm cảm động nên đã cho phép Ngưu Lang Chức Nữ được gặp nhau hàng năm vào ngày này.

Tuy nhiên sau đó Ngưu Lang đã tìm được quả “Hoa Tiên” quý hiếm dâng tặng Ngọc Hoàng. Sau đó thiên đình đã đồng ý cho Ngưu Lang và Chức Nữ được ở bên nhau nuôi con, không phải chia lìa.

Truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ tại Trung Quốc là nguồn gốc của ngày Thất tịch.
Truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ tại Trung Quốc là nguồn gốc của ngày Thất tịch.

Ngưu Lang Chức Nữ phiên bản Nhật Bản

Tại Nhật Bản, lễ hội này được gọi là Tanabata – được bắt nguồn từ lễ Thất tịch của văn hóa Trung Hoa. Trong văn hóa đất nước mặt trời mọc, lễ hội này kỷ niệm cuộc gặp gỡ của thần Orihime và Hikoboshi (tương ứng với ngôi sao Vega – Chức Nữ và Altair – Ngưu Lang).

Sông Ngân Hà ngăn cách tình yêu của 2 người khiến họ chỉ được gặp nhau mỗi năm 1 lần. Ngày lễ Tanabata này thay đổi theo từng vùng tại Nhật nhưng đều được tổ chức vào ngày 7/7 Dương lịch. Tuy nhiên vẫn có nhiều vùng tổ chức theo Âm lịch để kỷ niệm. Vì vậy lễ hội này được tổ chức vào nhiều ngày khác nhau, trải dài từ tháng 7 đến tháng 8 khắp đất nước Nhật Bản.

Ngày Thất tịch tại Nhật Bản kỷ niệm cuộc gặp gỡ của thần Orihime và Hikoboshi.
Ngày Thất tịch tại Nhật Bản kỷ niệm cuộc gặp gỡ của thần Orihime và Hikoboshi.

Dị bản

Theo một số dị bản, Ngưu Lang Chức Nữ đã bị Ngọc Hoàng chia cắt để 2 người chú tâm vào công việc thay vì yêu đương. Hai người chỉ được gặp nhau mỗi năm 1 lần. Tuy nhiên nếu Ngưu Lang có thể tu thành tiên thì Ngọc Hoàng sẽ đồng ý để hai người cùng ở bên nhau, nuôi nấng con cái.

Ý nghĩa ngày Ngưu Lang Chức Nữ (Lễ Thất Tịch)

Trong văn hóa Á Đông, 7/7 Âm lịch hàng năm được chọn làm ngày Thất tịch do câu chuyện tình yêu cảm động của Ngưu Lang Chức Nữ.

Tại Việt Nam, ngày lễ này có tên là Thất tịch. Tại Trung Quốc, ngày này được gọi là Lễ hội Qixi, tại Nhật Bản tên là Tanabata, tại Hàn Quốc tên là Chilseok. Có thể coi đây chính là “ngày lễ Valentine” của châu Á.

Tuy nhiên, khác với phương Tây, ngày lễ Thất tịch sẽ có nhiều hoạt động tâm linh hơn. Với mỗi quốc gia, ngày 7/7 Âm lịch sẽ có ý nghĩa khác nhau.

Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các cặp đôi sẽ thường đến chùa, đền để làm lễ, cầu mong tình duyên bền chặt. Họ cùng ngắm sao Ngưu Lang Chức Nữ vào đêm Thất tịch và thề hẹn trăm năm.

Ngày lễ này còn có tên gọi khác là “ông Ngâu bà Ngâu” vì vào lễ Thất tịch thường có mưa ngâu. Đây được xem như nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau. Nếu trời không mưa thì chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng. 

Tại Hà Nội, ngày nay, giới trẻ sẽ thường đến chùa Hà để cầu duyên. Đây là một địa điểm cầu tình duyên linh ứng được truyền tụng trong dân gian từ thời nhà Lý.

Ý nghĩa ngày lễ Ngưu Lang Chức Nữ tại Trung Quốc cũng khá tương tự với Việt Nam.

Ngày Thất tịch tại Việt Nam với ý nghĩa cầu mong hạnh phúc lứa đôi bền chặt.
Ngày Thất tịch tại Việt Nam với ý nghĩa cầu mong hạnh phúc lứa đôi bền chặt.

Công việc nhà quá bận rộn khiến bạn không thể vui chơi thoải mái vào ngày Thất tịch? Hãy đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ để có những phút giây thảnh thơi, tận hưởng cuộc sống và chăm sóc cho bản thân nhé!

Tải app bTaskee và cùng trải nghiệm sự tiện ích đến từ dịch vụ gia đình hàng đầu!

Tại Hàn Quốc

Tuy nhiên ý nghĩa ngày Thất tịch tại Hàn Quốc có đôi chút khác biệt so với văn hóa Trung Hoa, Việt Nam. Lễ Chilseok thường rơi vào khoảng thời gian có thời tiết oi bức đi qua, cơn mưa bắt đầu đến. Lúc này, các loại dưa chuột, dưa hấu phát triển mạnh nên được sử dụng rất nhiều trong ngày lễ này.

Vào ngày này, người Hàn Quốc thường sẽ tắm với mong muốn cầu sức khỏe bình an. Họ sẽ ăn mì, bánh nướng. Lễ hội Chilseok với ý nghĩa thưởng thức đồ ăn từ lúa mì vì họ quan niệm rằng sau đó, những cơn gió lạnh sẽ làm hỏng hương vị của lúa mì.

Ngày Thất tịch tại Hàn Quốc với ý nghĩa mong cầu sức khỏe bình an.
Ngày Thất tịch tại Hàn Quốc với ý nghĩa mong cầu sức khỏe bình an.

Ăn đậu đỏ ngày lễ Thất Tịch để cầu nhân duyên

Ăn đậu đỏ được xem là một hoạt động truyền thống với ý nghĩa cầu nhân duyên trong ngày Ngưu Lang Chức Nữ này. Theo truyền thuyết, những người độc thân sẽ nhanh chóng tìm được ý trung nhân, các cặp đôi sẽ hạnh phúc bền lâu nếu ăn đậu đỏ vào ngày Thất tịch.

Theo quan niệm dân gian, ăn chè đậu đỏ vào ngày Ngưu Lang Chức Nữ có thể cầu duyên may mắn.
Theo quan niệm dân gian, ăn chè đậu đỏ vào ngày Ngưu Lang Chức Nữ có thể cầu duyên may mắn.

>> Xem thêm: Cách Nấu Chè Đậu Đỏ Ngon Đơn Giản Dễ Làm Tại Nhà

Câu hỏi thường gặp

  1. Ngày Thất tịch thì nên làm gì để may mắn?

    – Đi chùa, đền cầu duyên, cầu bình an
    – Làm từ thiện
    – Tặng quà cho người thân, người yêu, vợ/chồng
    – Thả đèn trời
    – Tổ chức đám cưới
    – Xây nhà

  2. Gợi ý các món ăn cùng đậu đỏ nên ăn vào ngày Thất tịch?

    – Chè đầu đỏ
    – Xôi đậu đỏ
    – Mứt đậu đỏ
    – Canh móng giò đậu đỏ
    – Bingsu đậu đỏ
    – Sữa chua đậu đỏ
    – Đậu đỏ sương sáo

  3. Thất tịch 2023 rơi vào ngày nào?

    Ngày Thất tịch rơi vào ngày 7/7 Âm lịch hàng năm. Năm nay, 2023, ngày này là 22/8 theo lịch Dương.

  4. Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ở cầu nào mỗi năm?

    Môi năm, Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau 1 lần trên cầu Ô Thước (Ô Kiều) được tạo thành từ hàng ngàn con chim khách hoặc chim quạ.

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ là một truyền thuyết đẹp về tình yêu. Vì vậy ngày lễ này cũng có ý nghĩa sâu sắc mà các bạn trẻ có thể học hỏi về tình cảm son sắt, thủy chung. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về sự tích này nhé!

>>> Xem thêm những nội dung xu hướng khác:

Hình ảnh: Canva

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services