Nên Xây Nhà Cao Bao Nhiêu? Kích Thước Nhà Ở Chuẩn Nhất

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
nên xây nhà cao bao nhiêu? kích thước nhà ở chuẩn nhất hiện nay
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Bạn đã biết nên xây nhà cao bao nhiêu theo đúng quy định của pháp luật và hợp phong thủy ngũ hành chưa? Nếu chưa tham khảo ngay những kiến thức của bTaskee nhé!

Nên xây nhà cao bao nhiêu để phù hợp với quy định pháp luật?

Căn cứ theo Quy chuẩn quốc gia số QCVN 01:2019/BXD, đối với quy định về chiều cao của công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt và tiện ích của công dân có tổng diện tích sàn xây dựng thuộc một trong ba trường hợp sau đây: Nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có độ cao tối đa cho phép của tòa nhà 12m.

Tùy vào từng khu vực mà nhà ở dân dụng được quy định chiều cao xây dựng cụ thể
Tùy vào từng khu vực mà nhà ở dân dụng được quy định chiều cao xây dựng cụ thể

Trong đó: 

  • Nhà ở có thiết kế 1 tầng được xây dựng ở chiều cao trung bình là 3m.
  • Đối với nhà ở nhiều tầng, chiều cao tầng 2 trở lên là 3,4m. 
  • Độ cao sàn tính từ điểm cao nhất của vỉa hè (tầng 1) cho tới điểm thấp nhất của ban công (tầng kế trên), sê nô trong trường hợp ban công nhô ra khỏi ranh lộ giới tối đa là 3.5m.
  • Đối với nhà ở có đường lộ giới dưới 3.5m, chiều cao nhà ở sẽ được xác định theo thước lỗ ban, tính từ mặt sàn tầng trệt (tầng 1) cho đến sàn lầu 1 (tầng 2) trong độ cao tối đa là 3.8m. Lưu ý, trường hợp này không được làm tầng lửng.
  • Đối với nhà ở có đường lộ giới từ 3.5 – 20m thì chiều cao nhà được tính  từ sàn trệt (tầng 1) lên đến lầu 1 (tầng 2) tối đa là 5.8m. Trường hợp này được phép xây gác lửng.
  • Đối với nhà ở có đường lộ giới từ 20m trở lên, chiều cao nhà ở sẽ được bố trí tính từ sàn trệt (tầng 1) lên đến lầu 1 (tầng 2) tối đa là 7m. Trường hợp này cho phép thiết kế gác lửng nếu chủ sở hữu có nhu cầu.

Cách tính chiều cao khi xây nhà

Đối với các tính chiều cao khi xây nhà theo phong thủy:  

Theo quan niệm phong thủy ngũ hành, chiều cao nhà chỉ nên xây dựng ở mức tiêu chuẩn, không nên quá cao hoặc quá thấp để tránh ảnh hưởng tới tầm nhìn và cảnh quan xung quanh công trình, làm mất đi vượng khí và may mắn của gia chủ.

Cụ thể, nhà ở tiêu chuẩn trong phong thủy sẽ chia làm 3 tầng, bao gồm:

  • Tầng thái âm: Chiều cao khoảng 40cm tính từ sàn nhà.
  • Tầng thái dương: Chiều cao giao động khoảng 60cm tính từ trần nhà.
  • Tầng thái hòa: Nằm giữa tầng thái âm và thái dương, có chiều cao khoảng 1,8 – 2,5m so với mặt sàn.  
Nhà ở sẽ được tính chiều cao theo phong thủy hoặc thước lỗ ban
Nhà ở sẽ được tính chiều cao theo phong thủy hoặc thước lỗ ban

Đối với các tính chiều cao khi xây nhà theo thước lỗ ban

Thước Lỗ Ban được xem là dụng cụ đo đạc chuyên dụng được dùng phổ biến trong xây dựng và thiết kế nội thất nhà ở. Thông thường, khi sử dụng thước lỗ ban để tính toán chiều cao xây nhà người ta sẽ đo lần lượt: 

  • Đối với nhà không tầng: Chiều cao từ sàn nhà tới mặt sàn mái là 3m.
  • Đối với nhà tầng: Chiều cao từ mặt sàn nền tới mặt sàn của tầng tiếp theo là 3,4m, độ cao từ hè tới đáy ban công là 3,5m.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của ngôi nhà

Diện tích căn nhà

Diện tích nhà ở là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao của ngôi nhà. Thông thường, chiều cao nhà sẽ ứng với tổng diện tích như sau:

  • Đối với nhà có diện tích từ 100m2 – 150m2, chiều cao sẽ giao động từ 3.6 – 4.5m.
  • Đối với nhà có diện tích lớn hơn 150m2, chiều cao sẽ giao động từ 3m – 3.3m. 
Diện tích căn nhà có ảnh hưởng trực tiếp tới chiều cao
Diện tích căn nhà có ảnh hưởng trực tiếp tới chiều cao

Xây dựng nhà ở cao tầng và quá rộng rãi khiến việc vệ sinh và làm sạch định kỳ của bạn trở nên khó khăn? Vậy thì đừng lo, đã có dịch vụ dọn dẹp nhà của bTaskee. Các Chị Ong chăm chỉ sẽ giúp bạn làm sạch mọi ngóc ngách trong nhà, lấy lại vẻ sạch đẹp và thoải mái.

Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!

Công năng các phòng 

Thông thường, mỗi loại phòng ở đều sở hữu công năng riêng, vì vậy mà chiều cao giữa chúng cũng có sự điều chỉnh chênh lệch để phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng. Cụ thể: 

  • Phòng khách thường có chiều cao từ 3.6m – 5m.
  • Phòng bếp và phòng ăn có chiều cao khoảng 3m – 3.3m.
  • Phòng ngủ nên có chiều cao khoảng 3m – 3.3m.
  • Phòng thờ giao động trong khoảng 3m – 3.5m. 
  • Các phòng chức năng  khác phòng tắm, phòng vệ sinh, kho…có chiều cao khoảng 2.4m – 2.7m. 
Công năng của các phòng có ảnh hưởng tới chiều cao căn nhà
Công năng của các phòng có ảnh hưởng tới chiều cao căn nhà

Đặc điểm khí hậu

Chiều cao của ngôi nhà sẽ quyết định sự thông thoáng và đối lưu cho căn nhà của bạn. Tùy vào đặc điểm khí hậu (hướng gió, nhiệt độ, độ ẩm,…) của từng vùng mà gia chủ nên cân đối chiều cao nhà phù hợp. 

  • Đối với nhà hướng Tây: Nên xây dựng tầng cao khoảng 3m – 3.3m.
  • Đối với nhà tại khu vực khí hậu nhiệt đới: Nên để chiều cao nhà khoảng 3.6m – 4.5m. 
  • Đối với nhà thuộc vùng khí hậu khô: Nên để chiều cao khoảng hơn 3.6m – 4.5m.
Đặc điểm khí hậu có ảnh hưởng tới chiều cao căn nhà
Đặc điểm khí hậu có ảnh hưởng tới chiều cao căn nhà

Kiến trúc chủ đạo  

Vậy đối với từng loại kiến trúc nhà ở, nên xây nhà cao bao nhiêu?

  • Đối với phong cách nhà ở hiện đại: Độ cao tầng 1 giao động khoảng 3.6m – 3.9m, từ tầng 2 trở lên, độ cao khoảng 3.3m – 3.6m. 
  • Đối với phong cách nhà ở tân cổ điển: Chiều cao tầng 1 khoảng 3.9m, các tầng trên khoảng 3.6m, tầng thượng cao 3.3m.   
  • Đối với phong cách nhà cổ điển: Chiều cao trần nhà khoảng lớn nhất là 4m.
Kiến trúc chủ đạo sẽ quyết định một phần chiều cao của căn nhà
Kiến trúc chủ đạo sẽ quyết định một phần chiều cao của căn nhà

Những lưu ý khi quyết định chiều cao của ngôi nhà

Trước khi quyết định chiều cao của ngôi nhà, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Thứ nhất, lên bản vẽ thiết kế chiều cao nhà chi tiết.
  • Thứ hai, đảm bảo chiều cao nhà ở theo đúng quy định của pháp luật.
  • Thứ ba, có thể tham khảo chiều cao nhà ở theo phong thủy để đem lại nhiều vượng khí, may mắn và tài lộc cho gia chủ.
  • Thứ tư, xác định chiều cao các loại phòng để phát huy tốt công năng sử dụng.
  • Thứ năm, lựa chọn chiều cao nhà ở phù hợp với đặc điểm địa hình, khí hậu,…của khu vực.  
Cần lưu ý đến các quy định về chiều cao nhà ở tránh vi luật
Cần lưu ý đến các quy định về chiều cao nhà ở tránh vi luật

Câu hỏi thường gặp

  1. Chiều cao nhà tính từ đâu tới đâu?

    Chiều cao nhà là khoảng cách được tính từ nền tầng trệt đến đỉnh cao nhất của mái nhà. Chiều cao nhà thường được hợp lại bởi chiều cao của các tầng nhà, được tính từ sàn tầng dưới lên sàn tầng kế tiếp.

  2. Nên xây nhà cao bao nhiêu đối với công trình tại các khu phố?

    Nhà phố thường có bề rộng hẹp, vì vậy mà chiều cao nhà nên xây khoảng 3m trở lên là thích hợp.

  3. Vì sao phải tính chiều cao tầng nhà?

    Tính toán chiều cao xây nhà sẽ giúp không gian sống của bạn có tổng thể hài hòa, thuận mắt.

Trên đây là những chia sẻ của bTaskee trả lời cho câu hỏi nên xây nhà cao bao nhiêu? Hy vọng những kiến thức này có ích cho các bạn. Chúc các bạn sẽ có một không gian sống thoải mái và thẩm mỹ. 

>>> Xem thêm bài viết: 

Hình ảnh: Pinterest

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services