Mít là một siêu thực phẩm, mang đến cho người dùng nhiều chất khoáng, dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Đồng thời, mít cũng được đồn đoán hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Vậy 100gr mít bao nhiêu calo và có nên ăn khi đang giảm cân không?
Mít bao nhiêu calo?
Tính lượng calo của mít theo khối lượng
Thông thường, trong 100g mít chứa khoảng 95 calo, 1 múi mít nặng 30g nên sẽ có khoảng 28,5 calo. Do đó, 1kg mít sẽ cung cấp cho cơ thể 950 calo. Tuy nhiên, lượng calo còn tùy thuộc vào khối lượng của mít, cụ thể:
- 1 trái mít nhỏ (3,6kg): 3420 calo.
- 1 trái mít vừa (4,5kg): 4275 calo.
- 1 trái mít lớn (5,8kg): 5557 calo.
- Mít tách múi (174g): 165 calo.
Có thể thấy, trong 1 trái mít có chứa lượng calo rất cao. Tuy nhiên, một người bình thường không thể ăn hết 1 quả mít nên lượng calo tiêu thụ là không đáng kể.
Tính lượng calo trong mít theo chủng loại
- Mít thường bao nhiêu calo? Trung bình 100g mít thường sẽ chứa khoảng 95 – 96 calo.
- Mít mật bao nhiêu calo? Mít mật còn có tên gọi khác là mít ướt, có đặc trưng ruột ướt, mềm và màu vàng tươi hơn. Vì có vị ngọt cao hơn nên lượng calo trong mít mật nhiều hơn các loại khác, khoảng 124 calo/100g.
- Mít Thái bao nhiêu calo? Đặc điểm nổi bật của mít Thái là không ngọt nhiều, có múi dày cơm và rất giòn. Do đó, loại mít này thường được sử dụng trong chế biến các loại đồ ăn như chè, kem,… Tuy có nhiều điểm khác biệt nhưng lượng calo trong mít Thái và mít thường cũng tương tự, khoảng 95 calo/100g.
- Mít ráo (mít dai) bao nhiêu calo? Đặc điểm nổi bật của mít dai là múi mít dày, dai và không bị bấy, nát khi xé hay lấy múi. Lượng calo trong mít dai cũng tương đương với mít thường, khoảng 96 calo/100g.
Tính lượng calo trong mít theo cách chế biến
- Mít sấy bao nhiêu calo? Khi làm khô, phần nước trong mít sẽ ít đi nên lượng calo được tính trên một lượng tương đương sẽ tăng. Cụ thể, trong 100g mít sấy khô có thể lên đến 280 calo, cao gấp 3 lần so với các loại mít tươi thông thường.
- Hạt mít luộc bao nhiêu calo? Khi ăn mít luộc không có kiểm soát, lượng calo tăng cao là việc có thể xảy ra. Cụ thể, trong 100g hạt mít luộc cung cấp cho cơ thể khoảng 1900 calo.
- Sữa chua mít bao nhiêu calo? Một chén sữa chua mít đúng điệu là sự kết hợp giữa vị ngọt dịu thơm ngon của sữa chua, vị giòn dai của mít thái và vị béo của nước cốt dừa. Nếu thưởng thức 1 phần sữa chua mít cùng các loại topping ăn kèm, lượng calo bạn sẽ nạp vào cơ thể khoảng 350 calo.
- Mít trộn bao nhiêu calo? 1 lát mít non chứa khoảng 155 calo, kèm theo là một số chất dinh dưỡng cần thiết.
Tác dụng của mít đối với sức khỏe
Tăng cường đề kháng cho cơ thể
Vitamin A và C có trong mít sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Theo nghiên cứu, vitamin A có vai trò quyết định trong các quá trình miễn dịch dịch thể và điều chỉnh các phản ứng miễn dịch tế bào.
Ngoài ra, chất này còn giúp cơ thể chống lại, ngăn ngừa một số loại virus thông thường hay các phản ứng dị ứng.
Phòng ngừa bệnh
Sở hữu các chất chống oxy hóa nên mít có khả năng ngăn ngừa một số loại bệnh. Vitamin C có trong quả mít sẽ ngừa được các bệnh viêm liên quan đến bệnh mãn tính và ung thư, giải phóng các oxy hóa khỏi cơ thể và góp phần loại bỏ các gốc tự do.
Ngoài ra, Carotenoid trong mít còn có tác dụng giúp giảm viêm, ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tiêm và các bệnh mãn tính. Chất này còn có khả năng điều hòa lượng đường trong máu và hỗ trợ giảm huyết áp.
Tốt cho bà bầu
Để đảm bảo sức khỏe và hỗ trợ tốt cho sự phát triển của thai nhi, lượng chất dinh dưỡng cần cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai là rất lớn. Trong mít chứa Folate, có tác dụng ngăn ngừa dị tật ống thần kinh của thai nhi.
Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn quá nhiều mít trong giai đoạn thai kỳ. Bởi lẽ, mít có tính nhuận tràng mạnh mẽ nên sẽ không tốt cho cơ thể nếu ăn với số lượng lớn.
Bạn quá bận rộn và không có thời gian đi chợ để chế biến các món ăn ngon cho gia đình. Đặt ngay dịch vụ đi chợ của bTaskee. Chị Ong của bTaskee sẽ giúp bạn lựa chọn những thực phẩm tươi, ngon, bổ dưỡng.
Tải app bTaskee và trải nghiệm dịch vụ gia đình ngay hôm nay.
Giảm huyết áp
Chỉ số đường huyết trong mít khá thấp nên có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Mít còn chứa nhiều chất xơ, có tác dụng làm giảm sự hấp thụ đường trong máu, từ đó giúp duy trì và ổn định lượng đường trong cơ thể.
Bên cạnh đó, lượng Kali trong mít còn có tác dụng cân bằng điện giải và chất lỏng, chống lại các tác động của Natri, điều hòa nhịp tim nên có thể làm giảm căng thẳng trong mạch máu.
Làm đẹp da
Một số chất dinh dưỡng trong mít như vitamin A, vitamin C hay các chất chống oxy hóa rất có lợi cho da. Trong đó, vitamin C có tác dụng sửa chữa tổn thương tế bào, DNA và đào thải các gốc tự do ra khỏi cơ thể hay dụng chữa lành vết thương và củng cố hàng rào bảo vệ da.
Vitamin A có thể phục hồi tổn thương tế bào và ngăn ngừa tác hại của ánh sáng mặt trời. Đồng thời, vitamin A còn có tác dụng hỗ trợ tái tạo tế bào, ngăn ngừa sự phân hủy collagen để giúp bạn có một làn da khỏe mạnh, tươi sáng.
Tốt cho hệ thần kinh
Chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng, protein trong mít giúp bảo vệ não và thúc đẩy quá trình hình thành các tế bào não. Ngoài ra, chất Niacin và Thiamine trong mít có tác dụng quan trọng trong sự phát triển của các tế bào thần kinh.
>> Xem thêm: Cà rốt bao nhiêu calo? Ăn cà rốt có giúp giảm cân không?
Đang giảm cân có nên ăn mít không?
Theo thông tin ở phần trên, mít có hàm lượng calo thấp và đồng thời cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ nên rất tốt cho người đang giảm cân.
Do đó, có thể trả lời cho câu hỏi ăn hạt mít có béo không là không béo. Bởi lẽ, các chất xơ trong mít sẽ tạo cảm giác no lâu, giúp cắt giảm thói quen ăn vặt hay ngăn chặn việc ăn quá nhiều.
Tuy nhiên, so với các loại trái cây khác, mít có một lượng calo trong mỗi khẩu phần cao hơn, chủ yếu chứa carbohydrate. Do đó, bạn cần theo dõi mỗi khẩu phần mít đã tiêu thụ để có thể không bị lạm dụng quá nhiều.
Ăn mít đúng cách để không sợ tăng cân
- Không ăn nhiều mít sấy khô, thay vào đó nên ăn mít tươi.
- Nên kết hợp ăn mít với sữa chua, mỗi ngày từ 1 – 2 ly.
- Buổi tối không nên ăn sữa chua mít.
- Nên uống nhiều nước sau khi ăn mít.
- Kết hợp tập luyện thể dục.
Đối tượng nào không nên ăn mít?
Dù mít được xem là một loại thực phẩm lành mạnh nhưng lại có thể gây ra phản ứng dị ứng và các tác dụng phụ nếu bạn ăn quá nhiều. Đồng thời, một số đối tượng không nên ăn mít cần lưu ý như:
- Người bệnh gan nhiễm mỡ: Trong mít chứa một số chất không tốt cho gan, gây khó tiêu và nóng bụng. Do đó, người bị bệnh này nên cẩn thận và không nên ăn mít.
- Người bệnh tiểu đường: Tuy các loại trái cây thông thường rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nhưng mít lại hoàn toàn khác. Khi ăn, cơ thể người bệnh sẽ bị thay đổi mức độ dung nạp Glucose, gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Người bị suy thận: Mít có chứa hàm lượng Kali cao, có khả năng gây hại cho người bị bệnh suy thận cả mãn tính lẫn cấp tính. Khi ăn mít, lượng Kali trong máu sẽ tăng, có thể dẫn đến suy nhược, suy tim và tê liệt.
- Người bị suy nhược cơ thể: Mít thường gây khó tiêu nên khi ăn, các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa. Đối với người bị suy nhược, việc này sẽ gây nên tình trạng khó chịu, mệt mỏi và tình trạng tăng huyết áp có thể xảy ra.
>> Xem thêm: Cà phê sữa bao nhiêu calo? Uống cafe sữa có gây béo?
Một số lưu ý khi ăn mít
- Thời điểm: Nên ăn mít là từ 1 – 2 giờ sau khi ăn cơm. Ngoài ra, bạn không nên ăn mít vào buổi tối vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.
- Cân bằng dinh dưỡng: Nên ăn kèm cùng một số loại hoa quả chín khác để bổ sung thêm khoáng chất và các loại vitamin.
- Tần suất: Chỉ nên ăn mít từ 2 – 3 bữa/tuần, nên ăn cách ngày và không nên ăn liền nhau trong nhiều ngày.
- Năng lượng nạp vào: Cần tính toán lượng calo của các món ăn liên quan để điều chỉnh phù hợp, đảm bảo không bị tăng cân.
- Lượng ăn phù hợp: Chỉ nên ăn từ 80 – 100g mít (tương đương 4 – 5 múi) mỗi lần để không gây hại cho thận và phòng tránh nguy cơ chỉ số đường huyết tăng cao.
Câu hỏi thường gặp
- Không nên ăn kèm thực phẩm nào khi ăn mít?
Các sản phẩm từ sữa hoặc đồ uống có ga được khuyến cáo không nên dùng chung với mít. Bởi lẽ, chúng có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu và một số vấn đề về da khác.
- Trong mít có chứa các thành phần dinh dưỡng nào?
Trong 100g mít có chứa một số thành phần như: 23,5g Carb; 1,5g chất xơ; 1,72g Protein; 0,64g chất béo; một số loại vitamin quan trọng cho cơ thể như vitamin A, B (B1, B2, B3, B6, B9), vitamin C, K,… và các khoáng chất như Kali, Magie, Phốt pho, Canxi, Sắt, Natri, Beta Carotene,…
Với hương vị thơm ngon và giá rẻ, mít là loại trái cây được nhiều người yêu thích. Hy vọng các thông tin trên của bTaskee vừa cung cấp đã giúp bạn đọc trả lời được cho câu hỏi mít bao nhiêu calo. Nếu đang giảm cân, bạn nên cân nhắc không ăn quá nhiều để quá trình này được thực hiện hiệu quả.
>> Xem thêm các bài viết liên quan:
- Cá hồi bao nhiêu calo? Đang giảm cân có nên ăn cá hồi?
- Bánh ướt bao nhiêu calo? Ăn bánh ướt có tăng kg không?
Hình ảnh: Canva