Nhu cầu sử dụng điều hòa LG ngày càng tăng thì kéo theo đó những thắc mắc về các sự cố trên chiếc điều hòa này cũng ngày càng tăng. Khi đó bằng mã lỗi điều hòa LG có thể giúp bạn xác định được nguyên nhân của hư hỏng và tìm hướng khắc phục chính xác. Theo dõi bài viết dưới đây để cách kiểm tra mã lỗi máy lạnh lg nhé!
Cách kiểm tra mã lỗi máy lạnh LG
- Đối với lạnh LG có màn hình hiển thị: Chúng ta có thể kiểm tra mã lỗi của máy lạnh này bằng cách nhìn vào màn hình hiển thị nếu máy lạnh có dấu hiệu nào bất thường xảy ra thì nó sẽ báo lỗi lên màn hình.
- Đối với máy lạnh LG không có màn hình hiển thị: Với máy lạnh không có màn hình hiển thị mà chỉ có trang bị đèn báo. Khi máy lạnh gặp vấn đề bị lỗi thì đèn báo sẽ tự động nhấp nháy để báo lỗi cho chúng ta biết.
Sau khi nhận biết được các dấu hiệu, bạn kiểm tra đúng mã lỗi và tìm cách khắc phục. Trong trường hợp, bạn chưa có phương pháp để khắc phục khi đã xác định được lỗi thì bạn có thể nhờ chuyên viên sửa máy lạnh.
Bảng mã lỗi điều hòa LG ( có hiển thị trên dàn lạnh)
STT | Mã Lỗi | Mô Tả |
1 | CH01 | Lỗi mạch, hở tiếp điểm, mối hàn kém. => Nguyên nhân: Hở mạch, lỗi bên trong mạch, mối hàn kém |
2 | CH02 | Cảm biến nhiệt độ kẹp ở đường ống nén máy lạnh ngoài dàn nóng bị lỗi. => Nguyên nhân: Hở mạch, lỗi bên trong mạch, mối hàn kém |
3 | CH03 | Lỗi giữa dây tín hiệu kết nối từ dàn lạnh đến dàn nóng, dây tín hiệu kết nối sai. => Nguyên nhân: Hở mạch, lỗi điều khiển, kết nối sai |
4 | CH04 | Phao nước bị lỗi. => Nguyên nhân: Công tắc phao mở (tình trạng bình thường là đóng. |
5 | CH05 | Lỗi bo mạch dàn nóng, không khiển tín hiệu vào dàn lạnh. => Nguyên nhân: Do đường truyền tín hiệu kém |
6 | CH06 | Lỗi cảm biến nhiệt độ phòng, hỏng bo mạch dàn lạnh.=> Nguyên nhân: Hở mạch, lỗi bên trong mạch, mối hàn kém |
7 | CH07 | Dàn nóng và dàn lạnh không đồng bộ. => Nguyên nhân: Do các cục trong hoạt động không cùng một chế độ. |
8 | CH09 | Lỗi bo mạch dàn nóng và dàn lạnh |
9 | CH10 | Quạt dàn lạnh không chạy, chạy yếu. => Nguyên nhân: Quạt hư, lỗi bo dàn lạnh. |
10 | CH22 | Điện áp, nguồn điện vào quá cao. |
11 | CH23 | Điện áp, nguồn điện vào quá thấp. |
12 | CH26 | Block (máy nén) inverter không chạy, lỗi bo. |
13 | CH27 | Mã lỗi điều hòa LG có nghĩa là mạch quá tải, bo mạch bị hỏng. |
14 | CH29 | Sung khiển từ bo ra máy nén bị lệch pha. |
15 | CH33 | Nhiệt độ ống nén môi chất quá cao. Lỗi cảm biến nhiệt ngoài dàn nóng. => Nguyên nhân: Cảm biến nhiệt độ cao trên ống đẩy máy nén. |
16 | CH41 | Cảm biến nhiệt độ máy nén bị lỗi, nhiệt độ máy nén tăng cao. |
17 | CH44 | Cảm biến nhiệt độ phòng bị lỗi. => Nguyên nhân: Do hở mạch, lỗi bên trong mạch, mối hàn kém. |
18 | CH45 | Cảm biến nhiệt độ ngoài dàn nóng bị lỗi. => Nguyên nhân: Do hở mạch, mối hàn kém hoặc lỗi bên trong mạch. |
19 | CH46 | Cảm biến đường ống môi chất về bị lỗi. |
20 | CH47 | Bo mạch dàn nóng hoặc dàn lạnh bị lỗi. => Nguyên nhân: Do hở mạch, lỗi bên trong mạch, mối hàn kém. |
21 | CH51 | Lỗi quá tải. => Nguyên nhân: Do tổng công suất cục trong lớn hơn cục ngoài. |
22 | CH54 | Lệch pha, mất pha. |
23 | CH60 | Lỗi bo mạch trên dàn nóng. |
24 | CH61 | Dàn nóng quá dơ, không giải nhiệt được. |
25 | CH62 | Lỗi bo mạch trong dàn lạnh. |
26 | CH67 | Lỗi quạt dàn nóng. |
Nếu điều hòa nhà bạn đang gặp phải những lỗi như này, thì bạn nên gọi đến trung tâm bảo hành uy tín để tiến hành xử lý. Tránh những trường hợp tự xử lý ở nhà khiến máy hỏng những bộ phận bên cạnh.
Cách khắc phục mã lỗi máy lạnh LG Inverter
Sau khi bạn tìm ra lỗi của máy lạnh LG dựa vào bảng mã mỗi và dựa vào nguyên nhân đó để tìm ra được cách khắc phục khác nhau.
Đầu tiên, bạn có thể tự khắc phục máy lạnh của mình bằng cách vệ sinh, thay đổi nguồn điện phù hợp vì có thể do trong quá trình sử dụng lâu máy sẽ bị bám bụi, nguồn điện quá tải và gây ra những lỗi không mong muốn.
Đối với các linh kiện bên trong máy lạnh sau khi sử dụng thời gian dài cần được bảo dưỡng và thay thế phù hợp nếu không nó sẽ gây ra một số lỗi hư hỏng bo mạch, thiếu gas hay hư quạt.
Những lưu ý khi sử dụng điều hòa LG
Lựa chọn điều hòa có công suất hợp lý
Lựa chọn điều hòa có công suất dựa vào diện tích phòng:
- Điều hòa 1 HP (9000 BTU): Phòng dưới 15 m2.
- Điều hòa 1.5 HP (12000BTU): Phòng 15-20 m2.
- Điều hòa 2 HP (18000 BTU): Phòng 20-30 m2.
- Điều hòa 2.5 HP (24000 BTU): Phòng 30-40 m2.
Việc lựa chọn công suất phù hợp không những giúp tiết kiệm điện mà còn bảo đảm sức khỏe gia đình.
Bật điều hòa trước khi ngủ 15-20 phút
Mỗi chiếc điều hòa đều có thời gian để khởi động và khả năng làm mát là khác nhau. Vì vậy nếu điều hòa của bạn không có khả năng làm mát nhanh thì bạn nên bật điều hòa trước khi ngủ 15-20 phút để có một giấc ngủ ngon, thư giãn và dễ chịu.
Nên để nhiệt độ điều hòa chỉ thấp hơn 5 độ C so với môi trường
Bạn có thể sẽ gặp các triệu chứng bị sốc nhiệt như: ngất xỉu, khó thở, ảo giác, mất ý thức, tim đập nhanh… nếu đang ở trong phòng điều hòa có nhiệt độ quá thấp mà đột ngột bước ra ngoài.
Để ngăn chặn điều này, bạn chỉ nên để điều hòa thấp hơn 5 độ C so với nhiệt độ ngoài trời là tốt nhất và những ngày nắng nóng đỉnh điểm lên đến 35 độ C thì căn phòng có điều hòa ở 29 độ C là đã có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn và thoải mái rồi.
Nên sử dụng thêm quạt khi sử dụng điều hòa
Khi sử dụng thêm quạt, bạn có thể tăng nhiệt độ điều hòa lên một chút, như vậy sẽ giúp tiết kiệm điện hơn. Đồng thời, việc sử dụng quạt làm cho không khí lạnh trong phòng được lưu thông đồng đều, tốt cho sức khỏe của gia đình bạn hơn.
Đó là bài viết kiểm tra bảng mã lỗi máy lạnh lg hay gặp giúp bạn biết được điều hòa nhà mình đang gặp phải lỗi gì, từ đó tìm kiếm phương án khắc phục phù hợp. Chúc bạn khắc phục những hư hỏng thành công và đừng quên sử dụng dịch vụ vệ sinh máy lạnh của bTaskee giúp kéo dài tuổi thọ cho điều hòa nhé!
Tải app bTaskee tại đây
Câu hỏi thường gặp:
- Đèn nháy trên dàn lạnh không có màn hình Led thì nên làm gì?
Số lần đèn nháy trên dàn lạnh tương ứng với những mã lỗi. Tuy nhiên, để đếm được số lần đèn nhấp nháy chuẩn xác để xác định lỗi thì sẽ gây khó khăn cho người sử dụng. Chính vì thế, nếu máy nhà bạn đang sử dụng mà không có phần hiển thị trên dàn lạnh thì bạn nên gọi ngay cho kỹ thuật đến kiểm tra để xử lý nhanh và dứt điểm tình trạng lỗi.
- Bao lâu cần vệ sinh máy lạnh
Nếu gia đình sử dụng thì thời gian khoảng từ 3 – 4 tháng/lần. Nếu tần suất sử dụng thấp thì khoảng 6 tháng/lần. Đối với công ty nhà hàng khoảng 3 tháng/lần. Trong môi trường có nhiều bụi bẩn thời gian nên là 1- 2 tháng/lần.
Xem thêm bài viết:
- Cách Điều Khiển Điều Hòa Nagakawa Đầy Đủ Nhất
- Tổng Hợp Mã Lỗi Điều Hòa Panasonic Đầy Đủ Và Mới Nhất
- Bảng Mã Lỗi Điều Hòa Daikin Và Cách Khắc Phục
Hình ảnh: Canva, Internet