Đu đủ: 9 Tác Dụng Thần Kỳ Và Những Lưu Ý

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
công dụng đu đủ
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Đu đủ là loại trái cây bình dị và thân thuộc đối với người dân Việt Nam. Nó góp mặt vào bữa ăn hằng ngày của chúng ta từ các món mặn như nộm,mắm, canh,…đến các món ngọt như chè, sinh tố,… Hãy cùng bTaskee tìm hiểu rõ hơn về tác dụng của đu đủ, những lưu ý khi sử dụng và các món ăn đơn giản từ loại quả này nhé!

Nguồn gốc, đặc điểm và thành phần dinh dưỡng trong đu đủ

Nguồn gốc của đu đủ

Theo Wikipedia đu đủ có nguồn gốc từ miền nam Mexico và bắc Nam Mỹ. Năm 1550, giống đu đủ được người Tây Ban Nha đưa tới Philippines. Từ đây nó du nhập và được lan trồng khắp khu vực nhiệt đới châu Á, trong đó có Thái Lan, Indonesia và cả Việt Nam.

Hình ảnh cây đu đủ
Hình ảnh cây đu đủ

Tại Việt Nam, đu đủ trở thành loại trái cây thân thuộc của mọi nhà từ thành thị tới nông thôn, góp mặt vào bữa ăn hằng ngày và cả trong những mâm cỗ các dịp lễ tết.

Theo phong tục của người miền Nam nước ta, đu đủ là 1 trong 5 loại trái cây trên mâm cúng ngày Tết, tượng trưng cho sự trọn vẹn, đủ đầy và ấm áp. 

Đặc điểm của đu đủ

Cây đu đủ xanh tươi
Cây đu đủ xanh tươi

Đu đủ là loài thân thảo, thân cây cao và thường có rất ít hoặc đôi khi không có nhánh. Cây không có cành, cuống lá to, rỗng và mọc trực tiếp từ thân vươn ra mọi phía. Lá cây có màu xanh hình chân vịt. 

Hoa đu đủ 5 cánh có màu trắng lục, thuôn dài, đài hoa nhỏ mọc trực tiếp từ thân hoặc mọc thành từng chùm ở ngọn. Trái đu đủ khi chín vỏ có màu xanh, vàng hoặc hồng cam tùy vào từng chủng loại lai ghép.

Trái đu đủ được bày bán tại khu chợ
Trái đu đủ được bày bán tại khu chợ

Hiện nay trên thị trường Việt Nam kinh doanh chủ yếu 3 giống đu đủ là: đu đủ lùn Thái Lan, đu đủ Đài Loan và đu đủ ruột vàng với màu sắc, hình dáng, mùi vị và giá cả khác nhau.

Giá trị dinh dưỡng của đu đủ

Theo USDA, trong 100g đu đủ chín chứa:

  • Năng lượng: 43 kcal.
  • Chất xơ: 1.7g
  • Protein: 0.47g
  • Vitamin C: 60.9g
  • Vitamin A: 47µg
  • Folate: 37µg.
  • Kali: 182mg.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g đu đủ
Thành phần dinh dưỡng trong 100g đu đủ

Ngoài ra, đu đủ cũng chứa một loại enzyme gọi là papain, rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tiêu hóa các thức ăn giàu protein một cách dễ dàng hơn.

Đặc biệt, theo nghiên cứu của Viện Dược Phẩm Hoa Kỳ, trong đu đủ chín chứa nhiều chất chống ô-xi hóa và cơ thể chúng ta có thể hấp thụ những chất chống oxy hóa có lợi này từ đu đủ tốt hơn hẳn so với các loại trái cây và rau quả khác. Nhờ đó cơ thể có thể chống lại các bệnh ung thư, tiểu đường và cải thiện tình trạng lão hóa da. 

Để tìm hiểu rõ hơn về tác dụng của đu đủ, mời bạn đến với phần tiếp theo ngay dưới đây nhé!

9 lợi ích tuyệt vời của đu đủ

Trong đu đủ chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ

 Trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, các gốc tự do được tạo ra. Chúng thúc đẩy nhanh sự oxi hóa làm tổn thương tế bào và là nguyên nhân mang đến hơn 100 loại bệnh nguy hiểm, trong số đó phải kể đến các chứng bệnh Alzheimer, ung thư, suy giáp,..

Các chất chống oxy hóa, bao gồm cả carotenoid và lycopene được tìm thấy trong đu đủ, có thể loại bỏ sắt dư thừa và trung hòa các gốc tự do (theo NCBI Hoa Kỳ). 

Quá trình oxi hóa tế bào
Quá trình oxi hóa tế bào

Trong một số nghiên cứu khoa học khác cũng đã chứng minh rằng, những người được cho uống chiết xuất đu đủ lên men trong sáu tháng đã giảm 40% các chỉ số sinh học liên quan tới tổn thương tế bào, lão hóa và ung thư.

Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư

Chất lycopene trong đu đủ được chứng minh là có khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư. Ngoài ra đối với các bệnh nhân mắc bệnh ung thư, nó còn là một hoạt chất hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị bệnh. 

Ăn đủ đủ có thể ngăn ngừa bệnh ung thư
Ăn đủ đủ có thể ngăn ngừa bệnh ung thư

Đặc biệt, bài nghiên cứu về 14 loại trái cây và rau củ đã chỉ ra rằng chỉ có duy nhất đu đủ là loại trái cây có khả năng chống lại bệnh ung thư tuyến vú. 

Cải thiện hoạt động của hệ tim mạch

Các chất chống oxy hóa trong đu đủ còn thúc đẩy tác dụng bảo vệ của cholesterol HDL “tốt” giúp bảo vệ và ngăn ngừa các bệnh tim mạch. 

Ăn đu đủ có thể bảo vệ hệ tim mạch của bạn
Ăn đu đủ có thể bảo vệ hệ tim mạch của bạn

Ngoài ra, hàm lượng vitamin C và lycopene cao trong đu đủ có thể hỗ trợ, cải thiện và điều trị các bệnh liên quan đến hệ tim mạch. 

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Các cuộc thí nghiệm nghiên cứu đã cho thấy rằng những người mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2 sử dụng chế độ ăn nhiều chất xơ có thể cải thiện chỉ số đường huyết, lipid và insulin một cách đáng kể.

Đu đủ là loại trái cây giàu chất xơ, một quả đu đủ nhỏ cung cấp khoảng 3 gam chất xơ, tương đương với 17 gam carbohydrate 

Chống viêm hiệu quả

Viêm mãn tính là căn nguyên của nhiều loại bệnh bao gồm bệnh tim mạch và ung thư. Các lựa chọn thực phẩm không lành mạnh và lối sống không thiếu cân bằng có thể thúc đẩy quá trình viêm. 

Đu đủ giúp chống viêm hiệu quả
Đu đủ giúp chống viêm hiệu quả

Theo một bài nghiên cứu của NCBI Hoa Kỳ  đã chỉ ra rằng trái cây và rau quả giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là đu đủ giúp làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng viêm mãn tính. 

Củng cố và cải thiện sức khỏe xương

Trong đu đủ có chứa một hàm lượng lớn Kali có tác dụng cải thiện sự hấp thụ canxi và làm giảm bài tiết canxi qua nước tiểu. Từ đó trong cơ thể sẽ có nhiều canxi, giúp củng cố và phát triển hệ xương.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Ăn đu đủ giúp cải thiện hệ tiêu hóa
Ăn đu đủ giúp cải thiện hệ tiêu hóa

Enzyme papain trong đu đủ có giúp cơ thể dễ tiêu hóa protein hơn. Người dân sinh sống ở vùng nhiệt đới coi đu đủ là một thần dược giúp chữa táo bón và các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS).

Trong một bài nghiên cứu đã đề cập đến những người dùng đu đủ trong 40 ngày đã cải thiện đáng kể chứng táo bón và đầy hơi 

Tốt cho da

Ngoài việc ngăn ngừa và điều trị các chứng bệnh mãn tính, đu đủ còn có công dụng giúp làn da của bạn thêm săn chắc và tươi trẻ. 

Đu đủ giúp cải thiện và bảo vệ làn da
Đu đủ giúp cải thiện và bảo vệ làn da

Vitamin C và lycopene trong đu đủ sẽ bảo vệ làn da của bạn và làm giảm quá trình lão hóa da. Theo một số công trình nghiên cứu, việc bổ sung lycopene và vitamin C có trong quả đu đủ từ 10 đến 12 tuần làm da giảm kích ứng và mẩn đỏ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, hai hoạt chất này giúp giảm các nếp nhăn da một cách rõ rệt đối với phụ nữ trung niên.

Giúp cho tóc chắc khỏe

Đu đủ cũng rất tốt cho tóc vì nó chứa nhiều vitamin A, một chất dinh dưỡng cần thiết để sản xuất bã nhờn và giúp giữ ẩm cho tóc.

Ngoài ra, lượng vitamin C mà đu đủ có thể cung cấp, cần thiết cho việc xây dựng, duy trì collagen giúp hạn chế rụng tóc và kích thích mọc tóc hiệu quả.

Những lưu ý khi sử dụng đu đủ, cách lựa chọn đu đủ ngon

Những lưu ý khi sử dụng đu đủ

Phụ nữ có thai tuyệt đối không được sử dụng đu đủ xanh. 

Trong đu đủ xanh có chứa mủ (enzym hay chất dịch màu trắng sữa tiết ra từ quả đu đủ), khi bà bầu nạp vào cơ thể sẽ làm tử cung tiết ra nhóm hoocmon prostaglandin gây ra các cơn co thắt tử cung và tăng khả năng sảy thai.

Ngoài ra, chất papain có trong đu đủ sống cũng ảnh hướng xấu và làm suy giảm các màng quan hỗ trợ cho sức khỏe của thai nhi

Phụ nữ có thai không được ăn đu đủ xanh
Phụ nữ có thai không được ăn đu đủ xanh

Trái lại, trong đu đủ chín lại chứa nhiều beta-caroten, choline, chất xơ, folate, kali, vitamin A, B và C đây là những khoáng chất tốt để cho các phụ nữ mang thai có một thai kỳ khỏe mạnh.

Tuy nhiên, cho dù đu đủ chín có đem lại nhiều lợi ích cho bà bầu nhưng họ chỉ nên sử dụng khoảng một chén đu đủ chín trong một ngày. Nếu sử dụng quá nhiều, sẽ gây ra các triệu chứng ngộ độc, khó tiêu, nôn mửa.

Hạt đu đủ có thể gây ngộ độc

Trong hạt đu đủ có chứa chất benzyl isothiocyanate. Theo nghiên cứu loại chất này gây co mạch, phá hủy DNA và dẫn tới nhiều loại bệnh, đặc biệt là ung thư.

Hạt đu đủ có thể gây ngộ độc
Hạt đu đủ có thể gây ngộ độc

Vì vậy, khi ăn đu đủ bạn nên cạo sạch hạt và lớp bao màng xung quanh hạt đu đủ nhé.

Ăn đu đủ quá nhiều gây vàng da và rối loạn tiêu hóa

Trong trái đu đủ chứa rất nhiều beta-carotene,  tiền chất của vitamin A, giúp cơ thể phòng tránh được mù lòa và làm lành mạnh hóa hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nếu nạp quá nhiều chất này vào cơ thể sẽ gây nên bệnh vàng da gây mất thẩm mỹ.

Ăn đu đủ quá nhiều gây vàng da và rối loạn tiêu hóa
Ăn đu đủ quá nhiều gây vàng da và rối loạn tiêu hóa

 Mức beta-caroten theo Tiến sĩ Michael R. Peluso khuyến nghị hằng ngày là từ 6-8 mg và có thể thay đổi tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người. Nếu cơ thể có các triệu chứng vàng da do thừa beta-caroten hãy ngừng ăn đu đủ, cà rốt hoặc các loại quả màu cam, vàng để cân bằng và cải thiện tình trạng này bạn nhé.

Ngoài ra, trong đu đủ cũng chứa nhiều hoạt chất papain, nếu ta ăn quá nhiều sẽ gây nên các triệu chứng co thắt dạ dày, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, buồn nôn.

Tải app bTaskee ngay tại đây

Cách lựa đu đủ ngon

Bạn nên chọn quả dài, cầm nặng tay, chín đều, cuống còn nhựa dính thì ăn vừa ngọt lại thơm ngon, ít hạt, thịt dày.

Hãy chọn những quả đu đủ dài, chắc tay
Hãy chọn những quả đu đủ dài, chắc tay

Một số mẹo lựa chọn đu đủ:

  • Phân biệt đu đủ chín tự nhiên hay chín thuốc: đu đủ chín bằng hóa chất thường vàng đều, bóng, trơn và rất đẹp mã. Còn đu đủ chín tự nhiên hay bị rám, hỏng và lên men vài chỗ.
  • Nên tránh mua đu đủ nếu trời mưa trước đó một vài ngày vì đu đủ ăn sẽ nhạt.
  • Nếu mua đu đủ về làm gỏi: bạn nên chọn đu đủ mỏ vịt, trái mới hái, vỏ xanh đậm, dính nhiều mủ, thịt còn cứng. rái hái để lâu, thịt mềm khi bào sợi đu đủ không giòn.
  • Nếu chọn đu đủ để nấu: bạn nên chọn loại đu đủ vừa chín, vì đu đủ quá chín, sau khi nấu sẽ bị nhừ nát, làm cho nước bị đục, không còn đẹp và trong.

>>> Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn tại: Cách Chọn đu đủ ngon chín tự nhiên

Gợi ý các món ăn ngon từ đu đủ

Bồi bổ cơ thể với món đu đủ hầm sườn giàu dinh dưỡng

Canh đu đủ hầm sườn
Canh đu đủ hầm sườn

Là một món canh thanh mát và giàu chất dinh dưỡng, món đu đủ hầm sườn thích hợp cho bữa cơm gia đình để tăng cường sức khỏe cho các thành viên trong gia đình hoặc dùng để tẩm bổ cho người mới ốm dậy.

Cách nấu món canh này vô cùng đơn giản nhưng giá trị dinh dưỡng mang đến lại lớn. Vậy nên, còn chần chờ gì mà không nhanh vào bếp trổ tài để thể hiện tình cảm của mình dành cho gia đình thân yêu nào?

>>> Hướng dẫn chi tiết cách nấu đu đủ hầm sườn giàu dinh dưỡng

Chua cay xuýt xoa với món gỏi đu đủ Thái Lan hấp dẫn

Gỏi đu đủ Thái Lan
Gỏi đu đủ Thái Lan

Từng cọng đu đủ bào giòn giòn thấm đẫm vị chua cay của nước sốt, thơm béo của động phộng hòa vào vị ngọt thanh của tôm thịt thêm chút vị tươi mát của cà chua, xà lách, đậu que tạo nên một món ăn ngon khó cưỡng. Hãy cùng những người thân yêu lăn vào bếp để thực hiện món ăn đầy hấp dẫn này thôi nào!

Nếu chẳng may bạn đang bận rộn hoặc chưa có các nguyên liệu tươi ngon để làm món gỏi này, chị Ong mời bạn tham khảo dịch vụ đi chợ của bTaskee. 

Hàn huyên, thư thái với món mứt đu đủ ngọt dẻo

Mứt đu đủ
Mứt đu đủ

Bạn có thể bắt tay làm và bảo quản món mứt này để mỗi dịp cuối tuần tụ họp với bạn bè cùng nhâm nhi và tâm sự. Màu sắc tươi sáng cùng vị ngọt dẻo của mứt đu đủ sẽ làm tăng thêm không khí đầm ấm và hạnh phúc cho buổi họp mặt.

Giải nhiệt cơ thể với món chè đu đủ thanh mát

Chè đu đủ
Chè đu đủ

Theo đông y, đu đủ có tính hàn, là nguyên liệu thích hợp để nấu các món chè thanh mát, giải nhiệt. Ngoài ra, sự kết hợp hoàn hảo của đu đủ cùng nước cốt dừa và bột báng sẽ chiếm trọn trái tim của người dùng bất kể là trẻ em hay người lớn tuổi. Bạn có thể dùng chè khi nguội hoặc cho vài viên đá để thưởng thức sẽ tuyệt vời hơn đấy! 

Gợi nhớ thương quê nhà với món mắm tép đu đủ dân giã

Mắm tép đu đủ
Mắm tép đu đủ

Từ xưa đến nay, mắm tép đu đủ luôn là một món ăn dân dã mà “hao cơm”. Sợi đu đủ giòn sần sựt hòa quyện cùng mắm tép chua chua mặn mặn, vị cay cay đầu lưỡi của tỏi và ớt, nghe thôi là đã thấy thèm. Mắm tép đu đu không chỉ ngon khi ăn kèm với cơm nóng, bạn có thể dùng để ăn kèm với rau sống, bún, thịt luộc và bánh tráng.

Câu hỏi liên quan

  1. Bà bầu có được sử dụng đu đủ không?

    Bà bầu không nên ăn đu đủ xanh vì trong đu đủ xanh chứa nhiều chất papain có thể gây sảy thai hoặc ảnh hưởng đế sư phát triển của thai nhi.

  2. Nên ăn đu đủ vào thời điểm nào?

    Bạn nên ăn đu đủ sau bữa ăn chính khoảng 1 tiếng đồng hồ. Lưu ý:
     Không nên ăn đu đủ vào buổi sáng sớm khi bụng đang rỗng hoặc ăn đu đủ quá gần vơí giờ giờ ngủ sẽ làm bạn mất ngủ, trằn trọc.
    Không nên ăn quá nhiều đu đủ trong một ngày vì trong đu đủ có tính hàn, nếu ăn quá nhiều sẽ gây tiêu chảy. Lượng đu đủ khuyến nghị trong 1 ngày là khoảng đầy 1 chén ăn cơm và có thể thay gia giảm vào thể trạng mỗi người.

Hi vọng những thông tin kiến thức tổng hợp trên có thể giúp bạn bạn hiểu rõ hơn về công dụng của đu đủ và những lưu ý khi sử dụng loại quả này. Hãy sử dụng đu đủ thường xuyên và đúng cách để tăng cường sức khỏe bạn nhé!

>>> Xem thêm các bài viết liên quan:

Hình ảnh: Canva, iStock

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services