Củ năng không chỉ được yêu thích bởi độ ngon giòn giòn của chúng, mà nó còn có tác dụng bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên khi chế biến củ năng người tiêu dùng cần lưu ý một số thông tin khi sử dụng để bảo vệ toàn vẹn sức khỏe.
Củ năng là gì?
Củ năng hay còn được gọi là củ mã thầy. Chúng có nguồn gốc từ Đông Nam Á và nhiều hòn đảo ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, củ năng được trồng nhiều ở miền tây, chúng là loại rau củ thủy sinh mọc ở đầm lầy, ao hồ, ruộng lúa và hồ cạn.
Khi củ chuyển sang màu nâu sẫm thì được thu hoạch, nó có kích thước nhỏ, được bao bọc bởi lớp vỏ nâu đen. Bên trong có phần thịt trắng, ăn có cảm giác giòn. Chúng ta có thể ăn sống hoặc nấu chín như xào, nấu trà sữa, nấu chè,…
Các chất dinh dưỡng trong củ năng
Theo nguồn USDA, dưới đây là nguồn giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần 100 gam từ củ năng:
Củ năng là nguồn chất xơ tốt. 100g thịt củ năng tươi cung cấp 3g hoặc 8% nhu cầu hàng ngày của chất xơ. Cùng với carbohydrate phức hợp tiêu hóa chậm, các chất xơ trong thức ăn kiểm tra sự tăng vọt đột ngột của lượng đường trong máu.
Củ năng tươi cũng chứa mức độ tốt của một số vitamin nhóm B, mỗi loại đều có vai trò riêng đối với sức khỏe con người.
- Vitamin B1 (thiamine): giúp tăng tuần hoàn máu
- Vitamin B2 (riboflavin): giữ cho làn da, tế bào máu và niêm mạc ruột luôn khỏe mạnh
- Vitamin B3 (niacin): giúp chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng
- Vitamin B5 (axit pantothenic): bổ sung nước cho da, giúp da khỏe mạnh hơn và làm chậm các dấu hiệu lão hóa
- Folate (vitamin B9): giúp tăng trưởng và phát triển của cơ thể
Chất điện giải cần thiết cho một số chức năng của cơ thể, nó điều chỉnh chức chức năng thần kinh, áp suất trong máu, cân bằng nồng độ trong máu, đồng thời giúp xây dựng lại các mô bị tổn thương.
Các tế bào tim và thần kinh sử dụng chất điện phân để mang các xung điện đến các tế bào khác.
Củ năng cung cấp một số khoáng chất lành mạnh thiết yếu như kẽm, magie, đồng… Trong đó, lượng kali tuyệt vời từ củ năng là một thành phần thiết yếu của tế bào và dịch cơ thể giúp điều hòa nhịp tim và huyết áp.
Lợi ích sức khỏe từ củ năng
Chứa chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là các hợp chất được tạo ra trong cơ thể và giúp bảo vệ các tế bào của bạn không bị hư hại do các phân tử có hại có thể gây ra được gọi là các gốc tự do.
Theo báo cáo từ MDPI, nguồn tài liệu y sinh, trong củ năng chứa chất phenolic, nó có công dụng lớn đối với hoạt động chống lại oxy hóa. Hoạt động bằng cách ức chế mạnh mẽ quá trình oxy hóa axit linoleic và thể hiện hoạt động thu gom gốc tự do.
Mặc dù hầu hết các chất chống oxy hóa có trong vỏ, nhưng thịt quả lại chứa một số lượng chất chống oxy hóa tốt.
Củ năng bảo vệ gan
Vai trò của gan trong cơ thể vô cùng quan trọng vì nó đảm nhiệm chức năng thải độc giúp cơ thể khỏe mạnh. Các chuyên gia sức khỏe luôn nhấn mạnh rằng người tiêu dùng lưu ý trong việc tận dụng thực phẩm thiên nhiên để duy trì sức khỏe cho gan.
Nghiên cứu còn chỉ ra rằng các phenylpropanoids được tìm thấy từ củ năng có tác dụng bảo vệ gan. vậy có thể kết luận, củ năng là một trong số thực phẩm “thuốc bổ” cho gan.
Củ năng bảo vệ mắt
Chế độ ăn uống kém hoặc thiếu chất dinh dưỡng là lý do cơ bản của vô số bệnh về mắt. Bổ sung Vitamin B6 và một số loại vitamin khác có thể ngăn chặn mắt giảm thị lực.
Hàm lượng 0,407mg vitamin B6 trong củ năng là sự lựa chọn khuyến khích tốt nhất cho hàng ngày. Thiết lập thực đơn gia đình bao gồm củ năng tươi để làm chậm sự lão hóa của mắt.
Tải app bTaskee ngay tại đây
Củ năng làm chắc khỏe xương
Hầu như các hoạt động chạy hoặc nhảy đều yêu cầu sự vận động của xương. Đặc biệt ở người lớn tuổi , họ thường dễ dàng bị gãy tay, chân do xương yếu. Vậy để có xương chắc khỏe, chúng ta bổ sung thêm Mangan và một số khoáng chất khác.
Mangan giúp hình thành các hormone điều hòa xương và các enzym tham gia vào quá trình chuyển hóa xương. Một số chất khác như canxi, kẽm, đồng,…cải thiện khối lượng xương, trong đó điều trị loãng xương một cách tự nhiên.
Do đó, thực phẩm giàu mangan và khoáng chất như củ năng tươi phải được đưa vào chế độ ăn uống thường xuyên để ngăn ngừa các vấn đề về xương.
Thúc đẩy giảm cân
Những người đang ăn kiêng có thể được hưởng lợi từ hàm lượng calo thấp của củ năng. Phần lớn bên trong củ năng chứa nước (74%) và không khí, cả hai đều không chứa calo.
Khi cơn đói ảnh hưởng đến chế độ ăn kiêng, người giảm cân có thể thay thế thực phẩm khác bằng củ năng, để kiềm cơn đói một cách hiệu quả. Củ năng có tác dụng tạo cảm giác no mà không lên cân.
Những lưu ý khi sử dụng củ năng
Củ năng có chứa tính hàn, khi tính hàn trội, nó sẽ phá vỡ sự cân bằng trong cơ thể và sau đó sinh ra bệnh. Dấu hiệu bệnh hàn như cảm giác ớn lạnh, sợ gió, quạt, sắc mặt tái xanh, ít khát nước, tiểu trong, đại tiện lỏng, thích dùng những thức ăn hoặc gia vị nóng…
Vì vậy, những người có thể trạng hàn sử dụng nhiều củ năng sẽ dễ bị lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu lỏng.
Những người có thể trạng bình thường lưu ý chỉ ăn từ 1-2 lần trong tuần là tốt nhất, vì ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Trong khâu chế biến củ năng tươi, đầu tiên cần phải rửa qua lớp bùn, sau đó gọt sâu phần cuống. Việc này nhằm lấy đi toàn bộ nơi trú ngụ của các ký sinh trùng, do củ năng sinh sống trong bùn.
Nhiều người có thói quen ăn sống củ năng, tuy nhiên việc này tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập cơ thể. vì vậy khuyến khích ăn củ năng đã qua nấu chín.
Những câu hỏi thường gặp:
- Bột năng và bột củ năng giống nhau hay khác nhau?
Không. Bột năng được làm từ tinh bột của củ mì, còn bột củ năng mới được làm từ củ năng.
- Củ Năng Có Tác Dụng Như Thế Nào?
Củ năng có tác dụng bảo vệ gan, chống oxy hóa, làm chắc khỏe xương, thúc đẩy giảm cân…
Xem thêm bài viết:
- Phúc Bồn Tử Là Gì? Những Công Dụng, Cách Chế Biến Phúc Bồn Tử
- 8 Lợi Ích Của Chanh Dây, Những Lưu Ý Khi Dùng
- Củ Sả: 7 Công Dụng Sức Khỏe Và Tác Dụng Phụ Cần Lưu Ý
Hình ảnh: Canva