Cây Tuyết Tùng Là Cây Gì? Ý Nghĩa Và Những Lưu Ý Khi Trồng

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
cây tuyết tùng
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Cây tuyết tùng được nhiều người ưa chuộng không chỉ bởi tính thẩm mỹ mà còn vì mang ý nghĩa phong thủy. Vậy bạn đã biết ý nghĩa, đặc điểm và cách thức chăm sóc cây tuyết tùng chưa? Hãy để bTaskee cùng bạn đi tìm câu trả lời nhé!

Giới thiệu về cây tuyết tùng

Nguồn gốc, đặc điểm chung

Cây tuyết tùng là thực vật lá Kim, thuộc họ Thông, thuộc chi Thông tuyết, có tên khoa học là Cedrus Deodara và tên tiếng Anh là Cedarwood. Loại cây này có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải, thuộc phía Tây của dãy Himalaya.

Đặc điểm cây tuyết tùng là mùi hương cay nồng. Tại dãy Himalaya thường phân bố ở độ cao từ 1500 – 3200m và từ 1000 – 2200m tại khu vực Địa Trung Hải.

Loại cây này thuộc dạng thân gỗ, chiều cao trung bình từ 30 – 40m, một số dòng có thể cao trên 60m. Các nhánh của cây rộng và phẳng, mọc thành nhiều nhánh, lá nhiều và mọc chồng lên nhau nên các tán tỏa ra rất to lớn.

Tuyết tùng có lá kim, hình xoắn ốc mở, trên bề mặt có một lớp sáp trắng có nhiệm vụ giữ ẩm. Màu xanh của lá sẽ càng nhạt khi lớp sáp này càng nhiều.

Những cây tùng tuyết mọc trong tự nhiên, phát triển tốt và có chiều cao tuyệt đối mới có thể cho quả. Do đó, đối với cây tuyết tùng trồng trong nhà, khả năng ra quả là rất ít. Quả của cây có hình thùng, chiều dài từ 5 – 10cm, khi chín tỏa ra mùi hăng và có màu nâu.

Tuyết tùng thuộc dạng thân gỗ, lá kim, có nguồn gốc từ phía Tây dãy Himalaya.
Tuyết tùng thuộc dạng thân gỗ, lá kim, có nguồn gốc từ phía Tây dãy Himalaya.

Một số loại tuyết tùng phổ biến hiện nay

Tùy thuộc vào khí hậu, vị trí địa lý mà hình dạng của các loại cũng sẽ thay đổi:

  • Tuyết tùng Atlas: Loại cây này thường xuất hiện ở vùng núi Atlas, lá mọc thành từng chùm, có màu xanh lam và lớp vỏ cây màu xám nâu.
Tuyết tùng Atlas có lá mọc thành chùm, vỏ cây màu xám nâu.
Tuyết tùng Atlas có lá mọc thành chùm, vỏ cây màu xám nâu.
  • Tuyết tùng Síp: Đây là loại cây đặc trưng, được xem là biểu tượng của đảo Cyprus thuộc vùng biển Địa Trung Hải. Nhánh cây và cụm lá kim của chúng thường ngắn hơn so với các loại tuyết tùng khác.
Lá tuyết tùng Síp ngắn hơn một số loại cây khác.
Lá tuyết tùng Síp ngắn hơn một số loại cây khác.
  • Tuyết tùng Liban: Tập trung nhiều ở các vùng Syria và Liban của Tây Nam Á, có thân phát triển rất lớn và khả năng chịu hạn tốt. Loại này được xem là đại diện, biểu tượng cho văn hóa của nơi đây và chúng còn được xuất hiện trên lá cờ của Lebanon.
Tuyết tùng Liban tập trung nhiều ở các vùng Syria và Liban của Tây Nam Á.
Tuyết tùng Liban tập trung nhiều ở các vùng Syria và Liban của Tây Nam Á.
  • Tuyết tùng Deodar: Còn có tên gọi khác là tuyết tùng Himalaya và chủ yếu phân bố ở khu vực này. Khi còn nhỏ, Deodar có dạng hình chóp, cành cây xòe rộng và sà xuống khi lớn.
Tuyết tùng Deodar có dạng hình chóp, cành cây xòe rộng và sà xuống khi lớn.
Tuyết tùng Deodar có dạng hình chóp, cành cây xòe rộng và sà xuống khi lớn.

Công dụng, lợi ích cây tuyết tùng mang lại

  • Trang trí cho không gian: Công dụng cây tuyết tùng thường thấy là trồng cảnh để trang trí. Có thể trồng những cây cao từ 3 – 10m để làm cảnh trong bệnh viện, công trình, công viên, khu nghỉ dưỡng, trường học,… Những cây nhỏ từ 20 – 50cm thích hợp trồng trong nhà để trang trí bàn học, phòng khách, bàn làm việc, ban công,… Ngoài ra, cây tuyết tùng còn có thể tạo dáng cây bonsai.
Tuyết tùng được sử dụng để làm cảnh, trang trí cho không gian.
Tuyết tùng được sử dụng để làm cảnh, trang trí cho không gian.
  • Thanh lọc không khí: Cây tuyết tùng có khả năng lọc khí tốt nên sẽ mang lại một bầu không khí trong lành, dễ chịu.
  • Chiết xuất tinh dầu giảm căng thẳng: Tinh dầu tuyết tùng có hương thơm dễ chịu, ấm áp nên được ví như “liệu pháp mùi hương” để cải thiện và tăng cường thể chất, sức khỏe tâm lý của con người.
Chiết xuất tinh dầu tuyết tùng giúp giảm căng thẳng, trị liệu tâm lý hiệu quả.
Chiết xuất tinh dầu tuyết tùng giúp giảm căng thẳng, trị liệu tâm lý hiệu quả.

Cây tuyết tùng mang ý nghĩa phong thủy gì cho ngôi nhà?

Ý nghĩa phong thủy

Theo quan niệm phong thủy, cây có thể xua đuổi ma quỷ, âm khí, giúp thanh lọc không khí trong nhà mang lại may mắn, tiền tài cho gia chủ.

Cây tuyết tùng thường được trồng trước cửa đền chùa, gỗ cây cũng được sử dụng làm cửa cho chùa hoặc đền. Đồng thời, các vị sư trong chùa còn cho rằng đây là nơi trú ngụ của thần linh và có thể thông lên thượng giới.

Ngoài ra, tuyết tùng còn có ý nghĩa sâu xa là thể hiện sự tôn trọng, tình yêu thương của thế hệ sau đối với những người đã khuất. Do đó, loại cây này còn thường được chọn để đặt bên mộ phần của họ để bày tỏ sự kính trọng, nhớ nhung.

Cây tuyết tùng có thể xua đuổi ma quỷ, mang lại may mắn cho gia chủ.
Cây tuyết tùng có thể xua đuổi ma quỷ, mang lại may mắn cho gia chủ.

Sau những giờ làm việc, bạn muốn dành thời gian để chăm sóc vườn cây nên cần người dọn dẹp lại không gian sinh hoạt. Book ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ bTaskee, các Chị Ong sẽ nhanh chóng xuất hiện và giúp bạn dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, tinh tươm.

Tải app bTaskee để trải nghiệm các dịch vụ chất lượng!

Cây tuyết tùng hợp mệnh gì và tuổi gì?

Tuyết tùng hợp với người mệnh Kim, tuổi Thân. Khi trồng, người thuộc mệnh và tuổi này sẽ gặp nhiều may mắn, công việc thuận lợi.

Cây tuyết tùng hợp với người mệnh Kim và tuổi Thân.
Cây tuyết tùng hợp với người mệnh Kim và tuổi Thân.

>> Xem thêm: Cây trạng nguyên lá đỏ: Công dụng – Ý nghĩa phong thủy – Cách trồng

Cách trồng và chăm sóc cây tuyết tùng tại nhà

Cách trồng tuyết tùng

Để trồng cây, bạn có thể sử dụng phương pháp giâm cành, sau đó tưới đủ nước và bón phân định kỳ là cây có thể phát triển bình thường. Tuy nhiên, khi trồng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nhiệt độ: Cây có khả năng thích nghi tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên bạn có thể trồng trong nhà hoặc ngoài trời tùy thích. Tuy nhiên, ở những khu vực có ánh sáng tự nhiên, thoáng khí, cây sẽ phát triển tốt hơn.
  • Đất trồng: Cây không thể sinh trưởng trong đất kiềm. Ngoài ra, bạn cần ưu tiên chọn loại đất có nhiều chất dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt và có thể trồng trong chậu to để giúp cây thoáng khí.
Cần chọn đất nhiều dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt để trồng cây.
Cần chọn đất nhiều dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt để trồng cây.

Cách chăm sóc tuyết tùng khỏe tốt

  • Vị trí: Nên đặt cây ở những nơi thoáng khí, có nhiều ánh sáng tự nhiên như sân thượng, sân vườn hay gần cửa sổ,…
  • Tưới nước: Chỉ cần tưới một lượng nước vừa đủ, tần suất từ 2 – 3 lần/tuần. Nếu trồng trong nhà, bạn chỉ cần tưới 1 lần/tuần.
  • Phân bón: Nhu cầu phân bón của cây không cao nên bạn chỉ cần bón một lần trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, bạn có thể bón phân bằng bánh dầu (bánh được làm từ bã dầu sau khi được ép).
Tần suất tưới nước thích hợp nhất là từ 2 - 3 lần/tuần.
Tần suất tưới nước thích hợp nhất là từ 2 – 3 lần/tuần.

>> Xem thêm: Cây lưỡi hổ có độc không? Lưu ý quan trọng khi trồng cây

Như vậy, bTaskee đã bật mí cho bạn đọc các thông tin cụ thể về cây tuyết tùng để bàn và cách chăm sóc, gieo trồng để giúp cây luôn tươi tốt!

>> Xem thêm các bài viết liên quan:

Hình ảnh: Freepik, Pixabay, Pinterest

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services