Cây Phát Lộc: Ý Nghĩa, Đặc Điểm, Cách Trồng, Chăm Sóc

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
cây phát lộc
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Cây phát lộc thường được nhiều người lựa chọn bởi giá trị thẩm mỹ cao và ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Vậy loài cây có cái tên đặc biệt này là cây gì? Công dụng của nó ra sao? Cách trồng và chăm sóc như thế nào? Cùng bTaskee tìm hiểu nhé!

Cây phát lộc là cây gì? Thông tin về cây phát lộc

Nguồn gốc của cây phát lộc

Cây phát lộc có nguồn gốc từ Châu Phi sau đó lan rộng ra mọi khu vực trên thế giới. Hiện nay, đây là loài cây rất phổ biến ở khu vực Châu Á. Cây có tên khoa học là Dracaena sanderiana và tên tiếng anh là Lucky Bamboo.

Phát lộc là loài cây phong thủy rất phổ biến.
Phát lộc là loài cây phong thủy rất phổ biến.

Ý nghĩa phong thủy của cây phát lộc

Cây có hình dáng gần giống cây tre với thân thẳng đứng, sinh trưởng bằng cách hướng lên trên. Do đó, loài cây này là biểu tượng cho sự tự tin, vững chắc,  phong thái hiên ngang và không ngừng phát triển. 

Bên cạnh đó, thân và lá cây xanh mướt còn mang lại cho gia chủ nguồn năng lượng mạnh mẽ với sức sống bền bỉ. Đặt phát lộc trong nhà sẽ góp phần đem lại vượng khí, bình an và may mắn.

Ngoài ra, một điểm đặc biệt đáng chú ý của loài cây này đó là số lượng cây trong chậu sẽ mang đến các ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:

  • 2 cây: tình yêu ổn định, bền vững và vĩnh cửu.
  • 3 cây (Phúc – Lộc – Thọ): cuộc sống hạnh phúc, giàu có và trường thọ.
  • 5 cây: cân bằng sức mạnh, sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố mang lại cuộc sống hòa hợp, ổn định.
  • 6 cây (lộc): sự may mắn và giàu có về tiền bạc.
  • 8 cây (phát): sự tăng trưởng, thăng tiến, phát triển không ngừng.
  • 10 cây: sự hoàn hảo, trọn vẹn.
Cây phát lộc mang ý nghĩa phong thủy tốt lành.
Cây phát lộc mang ý nghĩa phong thủy tốt lành.

Đặc điểm của cây phát lộc

Dưới đây là bảng thông tin tổng quan về đặc điểm của cây phát lộc:

Tên gọi chungCây phát lộc, cây phát tài, cây trúc may mắn 
Tên thực vậtDracaena sanderiana
Họ thực vậtMăng tây (Asparagaceae)
Loại câyCây bụi sống lâu năm (>2 năm)
Kích thước trưởng thànhCao 0,3 – 1,5m, rộng 0,3 – 0,6m (Đối với điều kiện trong nhà)
Ánh sángCây ưa sáng
Thời gian nở hoaMùa thu, mùa đông (Tuy nhiên, cây không nở hoa với môi trường sống trong nhà)
Màu hoaTrắng
Nguồn gốcChâu Phi

Công dụng của cây phát lộc

Một trong những công dụng dễ thấy nhất của cây phát lộc đó là trang trí và làm đẹp không gian. Cây có màu xanh tươi sáng mang lại vẻ đẹp tràn đầy sức sống cho cả căn phòng. Thân cây cũng có thể uốn thành nhiều dáng cây đẹp và độc đáo.

Về mặt phong thủy, cây lộc phát mang đến cho gia chủ rất nhiều ý nghĩa tốt lành. Đúng như tên gọi của mình, cây phát tài giúp thu hút vận may về tài chính và cơ hội thăng tiến trong cuộc sống. Đồng thời, cây cũng đem lại nguồn năng lượng sống tích cực cho gia chủ.

Trang trí không gian sống với cây phát lộc.
Trang trí không gian sống với cây phát lộc.

Cây phát lộc còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khi có khả năng thanh lọc không khí, duy trì độ ẩm và điều hòa nhiệt độ. Từ đó giúp không gian nhà ở, văn phòng luôn trong trạng thái trong lành, dịu mát, đem lại sự dễ chịu và tỉnh táo.

Ngoài ra, cây có thể trở thành món quà tặng ý nghĩa dành tặng người thân, bạn bè trong các dịp đặc biệt. Chẳng hạn như tân gia, khai trương, thăng chức, các ngày lễ kỷ niệm… 

>> Xem thêm: Cây Cảnh Văn Phòng Dễ Chăm Sóc, Tốt Cho Sức Khỏe

Cách chăm sóc cây phát lộc

Ánh sáng

Là loài cây ưa sáng, phát lộc cần được đặt tại vị trí đảm bảo có đủ ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, cây không chịu được ánh nắng trực tiếp.

Khi trồng trong nhà, bạn hãy đặt cây tại các khu vực thoáng mát, sáng sủa như cạnh cửa sổ, gần ban công… Ngoài ra, hãy chú ý xoay chậu cây thường xuyên để mọi góc của của cây đều được đón sáng và phát triển đồng đều.

Đặt cây tại nơi có đủ ánh sáng.
Đặt cây tại nơi có đủ ánh sáng.

Đất

Cây phát lộc là loài cây cảnh khá “dễ tính” khi có thể sống trong đất hoặc trong nước. Nếu trồng trong đất, cây sẽ sinh trưởng tốt trong loại đất tơi xốp, thoát nước tốt bởi độ ẩm của đất cần được duy trì thường xuyên.

Đất trồng phát lộc phải tơi xốp và dễ thoát nước.
Đất trồng phát lộc phải tơi xốp và dễ thoát nước.

Nước

Nước tưới cây phát lộc nên là nước khoáng không chứa clo. Nếu tưới cây bằng nước máy, bạn hãy để nước ngoài không khí khoảng 24h trước khi tưới để clo bay bớt.

Với cây trồng trong đất, bạn hãy tưới cây với lượng nước vừa đủ để duy trì độ ẩm. Nên tưới nhẹ nhàng bằng bình phun, không nên đổ quá nhiều nước để tránh bị ngập úng.

Trường hợp trồng cây phát lộc thủy sinh, bạn hãy chú ý để rễ cây luôn ngập hoàn toàn trong nước. Bạn có thể theo dõi tình trạng nước và thay mới 1 – 2 lần/tuần để đảm bảo nước trong bình luôn sạch.

Tưới cây với lượng nước vừa đủ để duy trì độ ẩm.
Tưới cây với lượng nước vừa đủ để duy trì độ ẩm.

Nhiệt độ và độ ẩm

Cây phát lộc là loài cây ưa nhiệt độ ấm áp vừa đủ. Nhiệt độ thích hợp nhất đối với cây đó là từ 65 – 90°F (khoảng 18 – 32°C). Vì vậy, không nên đặt cây ở vị trí thẳng trước điều hòa, máy sưởi… tránh làm cây quá lạnh hoặc quá nóng.

Nên đặt cây tại nơi có nhiệt độ ấm vừa đủ.
Nên đặt cây tại nơi có nhiệt độ ấm vừa đủ.

Bạn cần nhiều thời gian hơn để thỏa đam mê cây cảnh nhưng lại sợ việc nhà không ai lo. Dịch vụ giúp việc nhà của bTaskee sẽ giúp bạn giải quyết việc nhà nhanh chóng.

Tải app bTaskee để trải nghiệm tiện ích gia đình nhé!

Phân bón

Là loài cây có sức sống mạnh mẽ và bền bỉ, cây lộc phát không cần bón quá nhiều chất dinh dưỡng. Bạn có thể bón phân hữu cơ 2 – 3 tháng/lần đối với cây trồng trong đất và bón dạng lỏng 1 – 2 tháng/lần với cây trồng thủy sinh.

Bón phân dạng lỏng cho cây phát lộc thủy sinh.
Bón phân dạng lỏng cho cây phát lộc thủy sinh.

>> Xem thêm: Cây Tài Lộc Là Cây Gì? Cách Trồng Mang Tài Lộc Cho Gia Chủ

Cách trồng cây phát lộc

Để trồng cây phát lộc, bạn có thể thực hiện qua các bước đơn giản như sau:

  • Bước 1: Chọn giống cây khỏe mạnh, không sâu bệnh. Nên chọn cây có nhiều chồi non ở các đốt trên thân.
  • Bước 2: Chọn chậu hoặc bình trồng cây. 

Đối với trồng cây trong đất, bạn hãy chọn loại chậu thoát nước tốt và có kích thước >5cm so với chu vi cây. Đất trồng cây phải tơi xốp, có thể trộn thêm than bùn, xơ dừa, phân hữu cơ… để nâng cao chất lượng đất.

Với cây trồng thủy sinh, bạn có thể đổ nước cao khoảng ⅔ bình và rải sỏi dưới đáy bình để cố định cây. Chú ý thực hiện thật nhẹ tay để tránh làm đứt, gãy rễ.

Trồng cây phát lộc trong đất.
Trồng cây phát lộc trong đất.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc

Dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết trong quá trình trồng và chăm sóc cây phát lộc:

  • Trong quá trình chăm sóc, cần thường xuyên quan sát để phòng trừ sâu bệnh và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của cây.
  • Đối với cây trồng trong đất, cần duy trì độ ẩm cho đất ở mức vừa phải. Với cây thủy sinh, cần chú ý thay nước. Tránh để bình bị đóng váng hoặc thu hút các loại bọ làm cây chậm phát triển.
  • Rễ cây phát lộc chuyển màu đỏ là một trong những dấu hiệu cho thấy cây phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, đây là dấu hiệu bình thường mà bạn không cần lo lắng.
  • Nếu muốn tạo dáng cây phát lộc, bạn có thể uốn cây khi cành còn non bằng cách sử dụng dây thép mảnh. 

Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm, bạn hãy liên hệ các cửa hàng chuyên về cây cảnh để được hỗ trợ. Tránh làm hỏng, gãy cây.

Chú ý thay nước thường xuyên cho cây thủy sinh.
Chú ý thay nước thường xuyên cho cây thủy sinh.

Cách cắt tỉa

Cắt tỉa cây cũng là một việc làm quan trọng giúp cây phát lộc phát triển khỏe mạnh. Trong quá trình chăm sóc cây, bạn nên quan sát và cắt bỏ những lá đốm vàng, sâu bệnh… để tránh lây lan. 

Khi cắt tỉa cây, cần chú ý tránh cắt trúng thân chính gây ảnh hưởng đến vẻ ngoài và sự phát triển của cây.

Cắt tỉa cành giúp cây phát triển thuận lợi.
Cắt tỉa cành giúp cây phát triển thuận lợi.

Cách nhân giống cây phát lộc

Đối với cây phát lộc, cách nhân giống nhanh chóng và dễ dàng nhất đó là giâm cành. Các bước thực hiện đơn giản như sau:

  • Bước 1: Chọn cây phát lộc mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh, thân cây có ít nhất 2 đốt. Cây được chọn nên có sẵn chồi non ở phía trên.
  • Bước 2: Cắt 1 đoạn cây mang chồi non sau đó đặt phần cây đã cắt vào nước. Chú ý để nước ngập hoàn toàn nửa dưới của đoạn cây. Trong khoảng 30 – 40 ngày, rễ cây sẽ xuất hiện.
  • Bước 3: Khi rễ của phần cây con đã phát triển ổn định, chuyển cành phát lộc sang bình chứa nước để trồng thủy sinh hoặc đặt cây vào chậu đất tơi xốp.
Giâm cành là cách nhân giống nhanh và dễ dàng nhất.
Giâm cành là cách nhân giống nhanh và dễ dàng nhất.

Các bệnh thường gặp

Trong quá trình chăm sóc cây, có thể bạn sẽ nhận thấy cây lộc phát của mình xuất hiện những dấu hiệu bất thường. Dưới đây là cách “bắt bệnh” một số tình trạng phổ biến và cách khắc phục:

  • Cây bị vàng lá: Rễ cây không có đủ nước, cây đang nhận quá nhiều nắng hoặc quá nhiều phân bón. Cần điều chỉnh lại lượng nước, tần suất và khối lượng phân bón, thay đổi vị trí đặt cây.
  • Lá cây chuyển màu nâu: Tưới cây bằng nước máy có chứa lượng clo cao. Cần lập tức cắt bỏ các lá nâu, thay nước mới (đối với cây thủy sinh) hoặc đổi nguồn nước tưới (đối với cây trồng trong đất). Nên chuyển sang tưới cây bằng nước khoáng.
  • Lá cây nhạt màu: Cây đang bị thiếu sáng. Cần di chuyển cây ra nơi có đủ ánh sáng để cây được quang hợp và xanh tươi trở lại.
  • Thân cây bị thối, hỏng: Do chất lượng nước tưới, cây bị nhiễm nấm hoặc sâu bệnh trong thân. Cần nhanh chóng loại bỏ những cây bị thối, hỏng để tránh làm lây lan sang các cây còn lại.
Dấu hiệu bất thường trên cây phát lộc.
Dấu hiệu bất thường trên cây phát lộc.

Tổng hợp hình ảnh đẹp về cây phát lộc 

Cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của cây phát lộc phát tài qua những hình ảnh dưới đây nhé!

Cây phát lộc với chiếc chậu xinh xắn và độc đáo.
Cây phát lộc với chiếc chậu xinh xắn và độc đáo.
Mẫu cây phát lộc đẹp đơn giản.
Mẫu cây phát lộc đẹp đơn giản.
Trồng phát lộc với thân cây uốn lượn.
Trồng phát lộc với thân cây uốn lượn.
Cây phát lộc uốn dáng trái tim.
Cây phát lộc uốn dáng trái tim.
Tạo dáng cây phát lộc đẹp ấn tượng.
Tạo dáng cây phát lộc đẹp ấn tượng.
Mẫu cây phát lộc tạo hình túi tiền vàng.
Mẫu cây phát lộc tạo hình túi tiền vàng.

Câu hỏi thường gặp

  1. Cây phát lộc có độc tố không?

    Có độc tố với hàm lượng thấp. Thành phần canxi oxalat có trong cây có thể gây ra các triệu chứng ngứa miệng, đau họng, rối loạn tiêu hóa,… Vì vậy, cần đặt cây tại vị trí an toàn nếu trong nhà có trẻ nhỏ hoặc vật nuôi, tránh ăn trúng lá cây. 

  2. Cây phát lộc hợp tuổi nào?

    Cây phát lộc phù hợp với người tuổi Mão nhất. Người tuổi Mão có thể nhận được nguồn năng lượng tối đa từ cây, gặp nhiều may mắn về tiền tài, thăng tiến.

  3. Cây phát lộc hợp mệnh gì?

    Theo thuyết ngũ hành, cây sẽ phù hợp nhất đối với người mệnh Kim. Các mệnh còn lại khi trồng cây phát lộc có thể chọn màu chậu trồng phù hợp để cây mang lại vận khí tốt hơn.

  1. Qua bài viết trên, bTaskee hy vọng đã giúp bạn nắm được tất cả các thông tin quan trọng về cây phát lộc. Với vẻ đẹp cuốn hút, ý nghĩa tốt lành và đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc, đây sẽ là loại cây cảnh lý tưởng dành cho không gian sống của bạn.

>>> Xem thêm các bài viết liên quan:

Hình ảnh: Freepik, Pinterest

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services