Cây Địa Lan: Đặc Điểm, Công Dụng, Ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
cây địa lan
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Từ lâu, Địa Lan đã trở thành loài hoa được săn đón không chỉ bởi vẻ đẹp đài các, hương thơm quyến rũ mà còn nhờ sự quý hiếm của nó. Nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu cây Địa Lan thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị về ý nghĩa, cách chăm sóc được bTaskee chia sẻ bên dưới nhé!

Giới thiệu về cây Địa Lan

Tên thường gọiCây Địa Lan
Tên gọi khácCây Hoa Địa Lan, cây Lan đất
Tên khoa họcCymbidium Sinense
HọOrchid
Nguồn gốc xuất xứTây Nam Trung Quốc

Nguồn gốc và phân bố của cây Địa Lan

Địa Lan là một loài hoa thuộc họ Phong Lan, có nguồn gốc từ vùng phía Tây Nam của Trung Quốc. Về sau, loài thực vật này được người dân, du khách và các nhà khoa học đem đến nhiều vùng thuộc khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới.

Hiện nay, Địa Lan được trồng rộng khắp ở Việt Nam với tổng cộng 48 loài khác nhau như Lan Hạc Đỉnh Nâu, Lan Chu Đinh Tím, Lan Bạch Cập,… Trong đó, tỉnh Nam Định được xem là nơi đầu tiên trồng và nhân giống thành công loài Địa Lan Hoàng Vũ quý hiếm.

Cây Địa Lan được trồng phổ biến trên khắp Việt Nam.
Cây Địa Lan được trồng phổ biến trên khắp Việt Nam.

Đặc điểm hình thái của cây Địa Lan

Theo tài liệu khoa học ghi lại, Địa Lan là loại cây thân thảo, sống lâu năm với chiều cao trung bình từ 0.4 – 1.5m. Loài thực vật này ưa khí hậu nóng ẩm, sinh trưởng nhanh và chống chịu sâu bệnh tốt.

Còn thân Địa Lan thực sự khá ngắn, chỉ từ 2 – 3cm và phình to ra, bên trong dự trữ nước, chất dinh dưỡng để nuôi cây. Phần thân mọc từ mặt đất lên thực chất chỉ là thân giả, đóng vai trò như một cuống hoa.

Hoa Địa Lan mọc thành chùm và có màu sắc sặc sỡ.

Lá cây Địa Lan thuôn dài, đầu nhọn có màu xanh lục, không có gân, mép lá phẳng. Lá mọc ngay từ thân và phân nhánh ở phần gốc tạo thành lùm, mỗi lùm có từ 5 – 10 lá đơn được xếp chồng lên nhau.

Điểm thu hút nhất ở Địa Lan chính là những bông hoa xinh xắn. Chúng thường nở rộ vào tháng 2 – tháng 3 Dương lịch hàng năm. Hoa nở bền, có thể kéo dài từ 1 – 2 tháng mới tàn. Tất cả các loài Địa Lan hiện nay đều có hoa dạng cánh bướm. 

Trung bình trên mỗi cuống hoa sẽ có từ 10 – 12 bông đơn. Hoa Đại Lan có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, vàng, trắng, tím và cả màu thứ sinh. So với các loài Phong Lan khác, hoa Địa Lan có kích thước nhỏ hơn một chút.

Sau khi hoa tàn là lúc Địa Lan đậu quả dạng quả sóc, thuôn dài chừng từ 8 – 12cm. Khi quả chín khô sẽ tự bung tách, để lộ phần hạt khoảng 0.5mm dạng trứng cá.

>> Xem thêm: Giải đáp cây thiết mộc lan có độc không và những điều cần lưu ý

Các loại hoa Địa Lan

Cây Địa Lan đỏ

Địa Lan đỏ là loài hoa quý hiếm với sắc đỏ vô cùng nổi bật. Nó được dân chơi cây cảnh yêu thích bởi ý nghĩa tốt đẹp về mặt phong thuỷ, tượng trưng cho sự thanh lịch, sức sống mạnh mẽ và mang đến sự sung túc, may mắn cho gia chủ.

Ngoài ra, Địa Lan đỏ còn được trồng để thanh lọc bầu không khí và giúp hạn chế những tác động xấu từ các thiết bị điện tử.

Cây Địa Lan Đỏ mang đến sự sung túc và may mắn cho gia chủ.
Cây Địa Lan Đỏ mang đến sự sung túc và may mắn cho gia chủ.

Cây Địa Lan vàng

Cây hoa Địa Lan vàng rất được ưa chuộng bởi vẻ đẹp sang trọng, dễ lai ghép và nhân giống. Loại cây này có hoa màu vàng tươi rực rỡ, ở giữa cánh hoa có các đường vân kẻ sọc hoặc lốm đốm màu đỏ, da cam, trắng, tím.

Hoa của cây Địa Lan vàng chỉ nở duy nhất một lần trong năm và chơi bền được trong 8 – 10 tuần. Sắc vàng của hoa mang đến nhiều tài lộc, may mắn và sự sung túc cho người trồng.

Cây Địa Lan mang vẻ đẹp sang trọng và quý phái.
Cây Địa Lan mang vẻ đẹp sang trọng và quý phái.

Cây Địa Lan trắng

Cây Địa Lan trắng là giống cây cho hoa màu trắng muốt, tinh khôi. Vẻ đẹp của hoa đại diện cho sự trong sáng, tinh khiết và căng tràn sức sống.

Xét theo phong thuỷ, trồng Địa Lan trắng trong nhà, nhất là dịp Tết sẽ hút vượng khí, đem đến tài lộc, may mắn và sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

Cây Địa Lan trắng mang nét đẹp tinh khôi.
Cây Địa Lan trắng mang nét đẹp tinh khôi.

Cây Địa Lan tím

Địa Lan tím là giống Phong Lan rất dễ trồng với sắc hoa màu tím đậm. Đây là loại thực vật ưa bóng râm nên thường được đặt, treo dưới giàn che lưới hoặc dưới các tán cây. Thông thường, để loài này ra hoa đẹp và thường xuyên, người trồng cần tưới nước từ 1 – 3 lần/ngày.

Hoa của cây Địa Lan tím đem đến sự sang trọng, quý phái và sự tốt lành cho gia chủ, báo hiệu tài lộc, may mắn sắp đến.

Cây Địa Lan tím mang đến nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ.
Cây Địa Lan tím mang đến nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ.

Bạn bận rộn với công việc? Bạn không còn thời gian để cắt tỉa, dọn dẹp căn nhà cây xanh của mình? Vậy thì tham khảo ngay dịch vụ dọn dẹp nhà cửa của bTaskee. Các Chị Ong sẽ nhanh chóng giúp bạn dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát và trong lành.

Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!

Ý nghĩa phong thủy cây Địa Lan

Công dụng

Cây Địa Lan thường được trồng làm cảnh. Đặc biệt là vào các dịp Lễ, Tết, người Việt Nam thường sắm loại cây này để trưng trong nhà với mong muốn đón rước tài lộc, sức khỏe và cầu cho gia đình luôn luôn hạnh phúc.

Cây Địa Lan giúp thanh lọc không khí, loại bỏ độc tố cho không gian sống.
Cây Địa Lan giúp thanh lọc không khí, loại bỏ độc tố cho không gian sống.

Địa Lan trồng trong nhà cũng có tác dụng thanh lọc không khí, loại bỏ các chất độc hại và thải ra oxy trong quá trình quang hợp, giúp không gian sống trở nên trong lành. Vẻ đẹp của những bông hoa và hương thơm dễ chịu của chúng cũng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, yêu đời hơn.

Ngoài ra, cây hoa Địa Lan cũng được xem là một món quà tặng ý nghĩa dành cho những người thương yêu. Qua đó, bày tỏ tấm lòng, sự quan tâm, tình yêu thương và những lời chúc tốt đẹp của bạn đến với người nhận.

>> Xem thêm: Top 25 Những Loại Cây Trồng Trong Nhà Tốt Cho Sức Khỏe

Ý nghĩa phong thủy

Địa Lan được giới chơi cây kiểng xem là loài hoa của núi rừng với biệt danh “vua của các loài hoa” bởi vẻ đẹp quyến rũ, kiêu sa và quá đỗi sang trọng. Trưng loài cây này trong nhà biểu trưng cho sự quý phái và  thanh lịch.

Bên cạnh đó, hoa Địa Lan với nhiều sắc sặc sỡ còn mang ý nghĩa đón rước may mắn, tài lộc cho gia chủ. Chính vì vậy, nó được trồng và trưng nhiều vào ngày Tết Nguyên đán để hút vượng khí, cầu cho gia chủ một năm mới tấn tài, tấn lộc, tấn bình an.

>> Có thể bạn quan tâm: Top 15 Các Loại Cây Cảnh Dễ Trồng Ngoài Trời Mang Tài Lộc

Cách trồng và chăm sóc cây Địa Lan

Cách trồng cây Địa Lan

Đất trồng

Địa Lan sinh trưởng tốt trong môi trường đất phù sa có lượng mùn cao và độ ẩm nhất định. Chú ý đất trồng phải có độ pH không quá cao để tránh làm cây bị chậm phát triển, còi cọc, khô héo.

Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng bùn ao hồ đem phơi khô, đập nhỏ ra từng cục chừng 1 – 1,5cm. Sau đó đem trộn chung với xơ dừa, vỏ trấu, phân chuồng, vôi bột và ủ ở nơi thoáng mát từ 10 – 15 ngày. Sau đó, đem ra phơi nắng khoảng 5 – 7 ngày để diệt mầm bệnh và trồng xuống nền đất. 

Giá thể trồng cây Địa Lan từ đất và xơ dừa.
Giá thể trồng cây Địa Lan từ đất và xơ dừa.

Chậu trồng

Để cây phát triển tốt, bạn nên sử dụng các loại chậu có chất liệu đất nung hoặc làm từ vỏ dừa khô. Bạn cần chọn chậu có size phù hợp với kích thước của cây, tránh quá to hay quá bé làm mất thẩm mỹ.

Ngoài ra, sau khi mua chậu về bạn cần dùng xà phòng chuyên dụng để cọ sạch mặt trong và mặt ngoài rồi đem rửa sạch với nước. Sau đó, mang chậu đi phơi khô ngoài nắng trước khi trồng cây nhé! 

Mẫu chậu cổ cao trồng cây Địa Lan phổ biến nhất hiện nay.
Mẫu chậu cổ cao trồng cây Địa Lan phổ biến nhất hiện nay.

Kỹ thuật trồng cây Địa Lan

  • Bước 1: Cho đất vào khoảng ⅓ thể tích chậu và đặt Địa Lan vào trong. Chú ý đặt phần thân giả vào vị trí trung tâm, hướng trẻ ra pháo miệng để sau này hoa nở có dáng đẹp và cân đối hơn.
  • Bước 2: Một tay cố định cây hoa, tay còn lại dùng đất lấp kín miếng chậu. Sau đó dùng sức ấn nhẹ phần đất xung quanh rễ để tăng độ chắc chắn.
  • Bước 3: Phủ lên bề mặt chậu cây một lớp vụn xỉ than, vỏ trấu hoặc rêu nước.
  • Bước 4: Dùng vòi xịt áp suất thấp tưới vào vị trí gốc gây và dùng bình phun sương để sửa sạch các vết bẩn bám trên cành, lá.
  • Bước 5: Đặt hoặc treo chậu cây lên cao ở nơi có bóng râm, thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. 
Trồng cây Địa Lan theo chuẩn kỹ thuật giúp cây phát triển tốt.
Trồng cây Địa Lan theo chuẩn kỹ thuật giúp cây phát triển tốt.

Cách chăm sóc cây Địa Lan

Tưới nước

Đảm bảo độ ẩm của chậu cây trong ngưỡng 70 – 80%, tránh để lượng ẩm quá cao hoặc quá thấp. Tùy theo kích thước cây và từng giai đoạn phát triển mà bạn tưới lượng nước phù hợp, tránh tưới quá nhiều gây úng rễ hoặc tưới quá ít nước khiến Địa Lan bị chết khô. 

Thực tế, mỗi ngày bạn nên tưới nước cho cây từ 1 – 3 lần từ theo độ ẩm trong chậu cây. Khi cây ra hoa cần tưới nước đầy đủ, đúng liều lượng để hoa bền lâu, màu sắc đẹp.

Tưới nước đầy đủ cho cây Địa Lan phát triển nhanh chóng.
Tưới nước đầy đủ cho cây Địa Lan phát triển nhanh chóng.

Bón phân

Khi cây đang phát triển, bạn sử dụng phân đạm hòa với nước theo tỷ lệ 1:3 và tưới với tần suất 1 – 2 lần/tuần vào buổi chiều tối. Ngoài ra, có thể bón thúc thêm phân NPK, kali, canxi,… trong giai đoạn cây chuẩn bị trổ hoa.

Bón bổ sung phân NPK cho cây Địa Lan.
Bón bổ sung phân NPK cho cây Địa Lan.

Lưu ý: Bạn cần dừng bón phân khi nhiệt độ hạ thấp để tránh tạo điều kiện cho các loại sâu bệnh phát triển và tránh lãng phí, thất thoát phân bón.

Phòng trừ sâu bệnh

Là loài thực vật sinh trưởng hơn ít gặp sâu bệnh nhưng nếu chăm sóc sai cách cũng có thể khiến cây mắc một số bệnh như vàng lá, đốm nâu, thán thư, cháy nắng, thối rễ,… Do đó, bạn cần thường xuyên theo dõi các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, nguồn nước, dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ và phù hợp. 

Ngoài ra, cần phun các loại thuốc diệt trừ nấm mốc và sâu bọ gây hại. Đồng thời, cắt tỉa bớt những lá già, lá vàng, lá bị nhiễm bệnh và thay chậu mới nhé!

Tiêu diệt sâu bọ hại cho cây Địa Lan ngay sau khi phát hiện.
Tiêu diệt sâu bọ hại cho cây Địa Lan ngay sau khi phát hiện.

Giá cả và địa chỉ mua cây Địa Lan uy tín và chất lượng

Chọn nơi mua uy tín

Để sở hữu một chậu Địa Lan đẹp, giá tốt bạn cần chọn mua cây ở những cơ sở uy tín. Hiện nay cây được bán theo cả hình thức online và offline. Bạn có thể tìm đến các nhà vườn trồng lan, chợ cây kiểng nổi tiếng để tận tay, tận mắt chọn lựa.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia các hội nhóm chơi cây cảnh đông thành viên trên Facebook, Zalo để tìm mua cây Địa Lan đẹp, giá tốt mà không phải đi xa.

Chọn địa chỉ uy tín để mua được chậu cây Địa Lan đẹp và khỏe mạnh.

Bảng giá cây Địa Lan

Giá cây Địa Lan trưởng thành tương đối cao, dao động từ 2.300.000 – 3.000.000 VNĐ/chậu vào ngày thường và cao hơn một chút trong dịp lễ, Tết. Nhìn chung, giá bán tùy thuộc vào các yếu tố như kích thước, chủng loại, màu sắc, dáng chậu và thời điểm mua.

Dưới đây là bảng giá giống cây Địa Lan được cập nhật mới nhất theo từng loại cụ thể để bạn tiện tham khảo khi có nhu cầu:

Sản phẩmGiá bán 
Cây Địa Lan đỏ80.000 – 150.000 VNĐ/chậu giống
Cây Địa Lan vàng120.000 – 170.000 VNĐ/chậu giống
Cây Địa Lan trắng110.000 – 150.000 VNĐ/chậu giống
Cây Địa Lan tím100.000 150.000 VNĐ/chậu giống

Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, được cập nhật theo giá bán trên thị trường tháng 8/2023 và có thể thay đổi theo thời gian. Hiện nay, bTaskee không kinh doanh sản phẩm này.

Câu hỏi thường gặp

  1. Cây Địa Lan bị vàng lá phải làm sao?

    Địa Lan bị vàng lá báo hiệu cách chăm sóc cây của bạn có vấn đề. Dưới đây là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này:
    – Do thời tiết: Nhiệt độ cao, thôi tiết khô hanh hoặc quá lạnh cũng có thể gây hiện tượng vàng lá. Để khắc phục, bạn cần chuyển cây vào trong nhà hoặc khu vực có mái che để hạn chế ảnh hưởng khắc nghiệt từ thời tiết. 
    Do thiếu chất dinh dưỡng: Cây Địa Lan thiếu các thành phần dinh dưỡng như sắt, canxi, kali,… sẽ trở nên còi cọc, héo úa, vàng lá. Do đó bạn cần bón phân kịp thời với lượng thích hợp để Địa Lan phát triển xanh tốt trở lại.
    Do nấm mốc, sâu bệnh: Một số loại nấm mốc phát triển cũng khiến cây bị vàng lá, cháy lá. Bạn cần loại bỏ các lá vàng, đổi sang chậu mới và dùng thuốc bảo vệ thực vật (được cho phép theo danh mục) để diệt trừ tác nhân gây bệnh.

  2. Quả của cây Địa Lan có ăn được không?

    Không. Quả của cây Địa Lan kém dinh dưỡng và không phù hợp để làm thức ăn. Trong một số trường hợp, việc vô tình nuốt phải quả Địa Lan có thể gây ra một số triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.

Trên đây là những thông tin thú vị về nguồn gốc, đặc điểm hình thái, ý nghĩa phong thủy  và cách chăm sóc cây Địa Lan. Nếu bạn là một tín đồ đam mê cây cảnh và yêu thích vẻ đẹp kiêu sa, sang trọng của loài hoa này thì hãy nhanh tay sắm ngay cho gia đình mình một chậu Địa Lan để trưng trong nhà nhé!

>>> Xem thêm nội dung liên quan:

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services