Cách Chăm Sóc Cây Trầu Bà Xanh Tốt, Ít Bị Sâu Bệnh Hại

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
cách chăm sóc cây trầu bà
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Cách chăm sóc cây trầu bà như thế nào để luôn xanh tốt, ít bị sâu bệnh hại? Cách trồng cây trầu bà ra sao để cây phát triển nhanh? Dưới đây, bTaskee sẽ cùng bạn tìm hiểu câu trả lời nhé!

Đôi nét về cây trầu bà

Trước khi tham khảo cách chăm sóc cây trầu bà, hãy cùng bTaskee tìm hiểu một số thông tin về nguồn gốc, đặc điểm của loài cây này nhé.

Nguồn gốc, đặc điểm

Trầu bà có tên khoa học là Epipremnum aureum, thuộc họ Ráy, nguồn gốc xuất xứ từ đảo Solomon, Indonesia. Cây còn các tên gọi khác là vạn niên thanh, hoàng tâm điệp, thạch cam tử, thiết mộc lan,…

Cây trầu bà là loại cây thân thảo, lá đơn có hình giống trái tim. Cuống hoa ngắn, rễ dài màu trắng. 

Đây là một loài cây khá phổ biến tại Việt Nam, được ưa chuộng khá nhiều. Cây có sức sống mãnh liệt, dễ sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện mát mẻ. Cây trầu bà ưa nước, cần độ ẩm cao nên có thể trồng thủy sinh được.

Cây trầu bà có nguồn gốc từ Indonesia, ngày nay rất được ưa chuộng tại Việt Nam.
Cây trầu bà có nguồn gốc từ Indonesia, ngày nay rất được ưa chuộng tại Việt Nam.

Ý nghĩa phong thủy, công dụng

Cây trầu bà giúp thanh lọc không khí, hút bỏ các chất độc hại như Formaldehyde, giảm thiểu khả năng bức xạ, loại bỏ trường năng lượng điện từ gây hại từ sóng điện thoại, máy tính,…

Cây có ý nghĩa phong thủy may mắn, dồi dào năng lượng sống, mạnh mẽ, bền bỉ, tài lộc hanh thông, mang bình an đến cho gia đình.

Ngoài ra, cây trầu bà có màu xanh mát, giúp tạo cảm giác dễ chịu, giảm căng thẳng, tô điểm cho không gian thêm tươi xanh, đẹp mắt hơn.

Theo phong thủy, cây trầu bà hợp mệnh gì, tuổi gì? Cây trầu bà hợp mệnh Mộc. Người mệnh Mộc khi trồng loại cây này có thể phát huy ưu điểm, thu hút may mắn, tài lộc. Loài cây này phù hợp với người tuổi Ngọ, giúp họ đạt được những thành công trong cuộc sống.

Cây trầu bà có tác dụng thanh lọc không khí cũng như ý nghĩa phong thủy may mắn.
Cây trầu bà có tác dụng thanh lọc không khí cũng như ý nghĩa phong thủy may mắn.

Một số loại trầu bà được yêu thích hiện nay

  • Trầu bà xanh: Là loại cây có màu xanh tươi, mọc dọc theo thân, sức sống mãnh liệt. Cây có kích thước nhỏ, thường được chọn trồng thủy sinh.
  • Trầu bà cẩm thạch: Loại cây có hình trái tim, có các đốm trắng xen kẽ trên lá. Loại cây này có khả năng hấp thụ khí độc hại trong không khí khá tốt.
  • Trầu bà lỗ: Là loại cây có màu xanh đậm, trên lá có nhiều lỗ rách không đều nhau. Cây có vẻ ngoài khá ấn tượng, độc đáo nên thường được trang trí ở các quán cafe, nhà hàng, khách hàng.
Hiện nay có 3 loại cây trầu bà phổ biến nhất: trầu bà xanh, trầu bà cẩm thạch và trầu bà lỗ.
Hiện nay có 3 loại cây trầu bà phổ biến nhất: trầu bà xanh, trầu bà cẩm thạch và trầu bà lỗ.

Hướng dẫn cách trồng cây trầu bà đúng cách, phát triển nhanh

Cách trồng trong chậu đất

Vật dụng cần chuẩn bị

  • Nhánh trầu bà xanh tốt, không sâu bệnh, to khỏe.
  • Chậu treo, có đục lỗ thoát nước bên dưới.
  • Đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, có thể trộn thêm mùn cưa, xơ dừa.
  • Phân hữu cơ.

Các bước trồng

  • Bước 1: Trộn đất cùng một chút phân hữu cơ rồi cho vào chậu treo đã chuẩn bị sẵn.
  • Bước 2: Cắt nhánh trầu bà dài khoảng 10cm rồi cắm vào đất.
  • Bước 3: Tưới một chút nước vào đất nhằm cấp đủ ẩm cho nhánh cây có thể phát triển tốt.
  • Bước 4: Nên đặt cây ở vị trí thoáng mát, không có nhiều ánh nắng trực tiếp gay gắt.
Trồng cây trầu bà trong đất bằng chậu treo hoặc chậu đặt bàn đều được.
Trồng cây trầu bà trong đất bằng chậu treo hoặc chậu đặt bàn đều được.

Công việc nhà, trên cơ quan quá bận rộn khiến bạn không có nhiều thời gian để chăm sóc cho cây cảnh của mình? Đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ bTaskee để có thêm nhiều thời gian rảnh, tận hưởng thú vui cuộc sống nhé.

Tải app bTaskee ngay!

Hướng dẫn cách trồng cây trầu bà trong nước đơn giản nhất

Vật dụng cần chuẩn bị

  • Chậu/bình/lọ thủy tinh.
  • Dung dịch thủy canh.
  • Chọn 2 – 3 nhánh trầu bà to khỏe, xanh tươi, không bị sâu bệnh.

Các bước trồng

  • Bước 1: Đổ nước vào chậu thủy tinh với lượng nước ngập khoảng 2 đốt cây (tính từ gốc cây trầu bà).
  • Bước 2: Làm theo hướng dẫn sử dụng, hòa dung dịch thủy canh vào nước theo tỷ lệ phù hợp.
  • Bước 3: Cắt nhánh trầu bà còn rễ, làm sạch kỹ lưỡng rồi cho vào chậu nước.
  • Bước 4: Định hình sao cho nhánh cây chắc chắn, đặt cây ở vị trí thoáng mát.
Hướng dẫn cách trồng cây trầu bà thủy sinh đơn giản, dễ thực hiện.
Hướng dẫn cách trồng cây trầu bà thủy sinh đơn giản, dễ thực hiện.

>> Xem thêm: 27 Cây Trồng Trong Nước Dễ Chăm Trang Trí Trong Nhà

Cách chăm sóc cây trầu bà ra sao để ít bị sâu bệnh?

Tưới nước

Là loại cây ưa ẩm, nếu trồng ngoài trời thì cần tưới nước mỗi ngày vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Nếu trồng trong nhà, mỗi tuần tưới 2 lần để đủ làm ẩm đất. Không nên tưới nước quá nhiều để tránh làm ngập úng, thối rễ.

Đối với cây trầu bà trồng thủy sinh, nếu cạn nước thì hãy thêm nước, sao cho lượng nước ngập 2/3 bộ rễ cây là được. Nên thay mới nước hàng tuần, tỉa bỏ rễ hư thối.

Cách chăm cây trầu bà: Nếu được trồng trong nhà, 1 tuần tưới nước 2 lần cho cây là đủ.
Cách chăm cây trầu bà: Nếu được trồng trong nhà, 1 tuần tưới nước 2 lần cho cây là đủ.

Ánh sáng

Cây trầu bà ưa bóng mát, ánh sáng nhẹ, không quá gay gắt. Vì vậy cây rất phù hợp trồng trong nhà. Chú ý không đặt cây ở gần cửa sổ, ban công hay hiên nhà, nơi có ánh sáng mạnh. Mỗi ngày nên mang cây ra phơi nắng vào sáng sớm khoảng 30 phút.

Nếu trồng cây trầu bà bên ngoài thì nên có mái che để hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp vào cây, tránh bị khô héo, vàng cháy lá.

Nhiệt độ

Cây trầu bà không chịu được lạnh, vì vậy nên đảm bảo nhiệt độ để cây phát triển được luôn là trên 8 độ C. Nhiệt độ thích hợp nhất để cây khỏe mạnh, xanh tốt là 15 – 30 độ C.

Cách chăm sóc cây trầu bà: Nhiệt độ thích hợp để cây trầu bà phát triển là 15 - 30 độ C.
Cách chăm sóc cây trầu bà: Nhiệt độ thích hợp để cây trầu bà phát triển là 15 – 30 độ C.

Bón phân

Lưu ý không nên bón cho cây trầu bà quá nhiều phân. Thỉnh thoảng chỉ cần bón một chút phân hữu cơ cho cây. Nếu trồng thủy canh có thể thêm một chút dung dịch dinh dưỡng thủy canh là được.

Phòng trừ sâu bệnh hại

Cây trầu bà rất ít khi bị sâu bệnh hại. Thỉnh thoảng nếu cây bị ve, rệp, thối rễ thì có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo chỉ định để khắc phục.

Nếu thấy cây bị khô héo, vàng lá thì nên tưới nước, cung cấp thêm dinh dưỡng, cắt bỏ lá vàng, không để cây tiếp xúc với ánh nắng gay gắt trực tiếp.

Nên cung cấp thêm nước, dinh dưỡng cho trầu bà khi lá bị vàng héo.
Nên cung cấp thêm nước, dinh dưỡng cho trầu bà khi lá bị vàng héo.

Vào mùa đông, cách chăm sóc cây trầu bà giúp không bị vàng lá

Do nhiệt độ thích hợp để cây trầu bà phát triển là từ 15 – 30 độ C. Vì vậy vào mùa đông lạnh, cây trầu bà thường bị vàng lá, khô mép lá, héo úa. Lúc này, bạn có thể xử lý bằng một số cách sau:

  • Dùng máy phun sương hoặc bình xịt tia nước để cấp ẩm thường xuyên cho cây.
  • Không nên tưới nước quá nhiều vào mùa đông để tránh cây bị ngập úng, héo úa.
  • Tranh thủ vào những ngày mùa đông có ánh nắng, bạn nên đem cây ra ngoài bên ngoài khoảng 30 phút để cây khỏe mạnh hơn.
  • Mùa đông là khoảng thời gian côn trùng phát triển nhiều như rệp vảy, bọ xít, bệnh đốm lá do vi khuẩn. Có thể sử dụng thuốc đặc trị hoặc pha loãng nước xà phòng theo tỉ lệ 1:10 rồi phun lên lá cây, các nốt sần. Lặp lại 3 – 5 ngày liên tục đến khi côn trùng, trứng rệp bị diệt gọn.
  • Tuy nhiên có những lúc lá vàng là biểu hiện bình thường trong quá trình sinh trưởng. Bạn chỉ cần cắt bỏ những phần vàng héo đi là được.
Vào mùa đông, tranh thủ những hôm có nắng nên đem cây trầu bà ra phơi khoảng 30 phút.
Vào mùa đông, tranh thủ những hôm có nắng nên đem cây trầu bà ra phơi khoảng 30 phút.

Cần lưu ý những gì trong cách chăm sóc cây trầu bà?

  • Cần làm giàn leo hoặc cắm cọc để cây trầu bà có giá leo. Nếu không nên để cây bám vào một thân cây khác.
  • Không nên bón quá nhiều phân với tần suất nhiều vì có thể sẽ khiến rễ cây bị “sót”, dẫn đến hư thối. Khoảng 2 – 3 tháng/lần là tần suất bón phân phù hợp.
  • Nên thay chậu, đất mới cho cây 1 – 2 năm/lần.
Nên cắm cọc cho trầu bà leo để cây phát triển được cao lớn hơn.
Nên cắm cọc cho trầu bà leo để cây phát triển được cao lớn hơn.

Vậy là bTaskee đã hướng dẫn các bạn cách trồng cũng như cách chăm sóc cây trầu bà xanh tốt, ít sâu bệnh. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn trồng được những chậu cây đẹp mắt, tô điểm thêm cho không gian sống ấn tượng hơn.

>>>Xem thêm các nội dung liên quan:

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services