Bé Bị Tiêu Chảy Nên Ăn Gì? Không Nên Ăn Gì Để Nhanh Chóng Phục Hồi?

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
bé bị tiêu chảy nên ăn gì
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Nếu bé nhà bạn bị tiêu chảy, chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ sẽ đáng chú ý nhiều hơn. Tuy nhiên, các thực phẩm nào bé có thể hấp thụ được lúc bé bị tiêu chảy? Dưới đây bTaskee sẽ gửi đến bạn mọi thông tin trả lời câu hỏi: Bé bị tiêu chảy nên ăn gì?

Tiêu chảy là gì? Nguyên nhân làm trẻ bị tiêu chảy?

Tiêu chảy là hiện tượng đại tiện nhưng phân chứa nhiều nước hơn bình thường hoặc diễn ra trên 3 lần/ngày. Tiêu chảy có nhiều nguyên nhân, thông thường chúng ta sẽ gặp các nguyên nhân tiêu chảy sau.

Do virus

  • Norovirus Rotavirus: Đây là các dạng virus viêm dạ dày ruột. Rotavirus phát triển mạnh vào mùa đông và mùa xuân.
  • Enterovirus: Đây cũng là một chủng loại virus đường ruột. Chủng virus đường ruột này phát triển mạnh vào mùa hè.

Do vi khuẩn

Thực phẩm bẩn chứa rất nhiều các vi khuẩn có hại như E. Coli, Salmonella, Campylobacter, Shigella… Nếu trẻ dùng phải thực phẩm bẩn, các chủng virus này sẽ xâm nhập vào hệ tiêu hóa, kéo theo hiện tượng ngộ độc thực phẩm và các cơ quan tiêu hóa gặp trục trặc. Từ đó trẻ sẽ đi phân lỏng và nôn mửa chỉ trong vài giờ sau đó.

Do ký sinh trùng

Các chủng ký sinh trùng đường ruột phổ biến là giardiasiscryptosporidiosis. Nếu nhiễm phải các loại ký sinh trùng trên, trẻ cũng sẽ bị tiêu chảy.

Bé bị tiêu chảy có thể do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,...
Bé bị tiêu chảy có thể do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,…

Dấu hiệu nhận biết bé mắc bệnh tiêu chảy

Trẻ em bị tiêu chảy sẽ đau bụng quặn thắt rồi đi phân lỏng liên tục trong nhiều ngày. Tiêu chảy đi kèm các hiện tượng như sốt, buồn nôn, nôn nhiều lần, sụt cân, mất nước,… 

Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể đi đại tiện phân lẫn máu, nôn thức ăn ngay sau ăn, thở dốc, vã mồ hôi, mê man,…

Bé bị tiêu chảy sẽ đau bụng quằn quại rồi đi phân lỏng, ngoài ra còn sốt, mệt,...
Bé bị tiêu chảy sẽ đau bụng quằn quại rồi đi phân lỏng, ngoài ra còn sốt, mệt,…

Nguyên tắc chung về dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy

Trước lúc đi tìm hiểu xem bé bị tiêu chảy nên ăn gì, bạn phải biết rằng trẻ bị tiêu chảy cần tuân theo các nguyên tắc sau về dinh dưỡng:

  • Không cần cho trẻ giảm ăn hay kiêng ăn. Đối với trẻ đang ở độ tuổi còn bú sữa mẹ, bạn không cần cho trẻ nhịn bú.
  • Thức ăn cho trẻ cần đạt các tiêu chuẩn như mềm, dễ tiêu và được chia nhỏ thành nhiều bữa để tránh kích thích ruột trẻ hoạt động bất ổn.
  • Lúc trẻ khỏi bệnh, có thể cho trẻ ăn uống đa dạng và theo chế độ dinh dưỡng bình thường lại. Nên tăng thêm 1 bữa trong 2 tuần để trẻ phục hồi cân nặng.
Trẻ mắc tiêu chảy nên được cho ăn uống đầy đủ và ăn đồ ăn mềm.
Trẻ mắc tiêu chảy nên được cho ăn uống đầy đủ và ăn đồ ăn mềm.

>> Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Bị Ho: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Bé bị tiêu chảy nên ăn gì?

Nước gừng

Nước gừng chứa hoạt chất giảm nhu động ruột và đẩy lùi tốc độ chất thải đi qua đường ruột. Gừng cũng giúp ngăn chặn vi khuẩn có hại sinh hơi trong dạ dày. Từ đó, các hiện tượng như tiêu chảy, đầy hơi và buồn nôn sẽ được giảm nhẹ.

Nước gừng giúp giảm nhu động ruột, từ đó hạn chế triệu chứng tiêu chảy hơn.
Nước gừng giúp giảm nhu động ruột, từ đó hạn chế triệu chứng tiêu chảy hơn.

Gạo trắng

Gạo trắng chứa lợi khuẩn cân bằng trạng thái nhu động ruột, giúp phân se và cứng hơn nên sẽ giảm nhẹ triệu chứng tiêu chảy. Gạo cũng cung cấp năng lượng dồi dào cải thiện sức khỏe thể chất của bé và bù đắp lượng chất dinh dưỡng hao hụt do tiêu chảy.

Đối với trẻ bị tiêu chảy, bạn nên chế biến gạo trắng thành cháo để trẻ dễ hấp thu và tránh tiêu chảy diễn ra nặng hơn. Dưới đây là một cách chế biến cháo từ gạo trắng điển hình bạn có thể tham khảo.

Nguyên liệu

  • 50 gam gạo trắng.
  • 20 gam gừng già.
  • Muối.
  • Nước lọc.

Cách chế biến

  • Bước 1: Gừng rửa sạch rồi cắt nhỏ và xay nhuyễn.
  • Bước 2: Vo gạo trắng và chắt nước.
  • Bước 3: Đổ gạo và 2 chén nước vào nồi rồi nấu cháo.
  • Bước 4: Đổ gừng vào cháo chín và nấu cho đến khi gừng mềm lại.
  • Bước 5: Nêm nếm gia vị rồi tắt bếp và múc cháo ra bát cho trẻ ăn.

Lưu ý, bạn không được dùng gạo lứt để nấu cháo, vì gạo lứt chứa chất xơ – đây là hoạt chất kích thích quá trình tiêu chảy diễn ra mạnh hơn.

Cơm trắng cũng giúp cân bằng nhu động ruột và cung cấp dinh dưỡng.
Cơm trắng cũng giúp cân bằng nhu động ruột và cung cấp dinh dưỡng.

Ăn bánh mì

Bánh mì có nhiều tác dụng tốt với trẻ tiêu chảy. Nếu ăn bánh mì trắng, trẻ sẽ chóng no bụng nhưng không bị đầy bụng. Bánh mì có khả năng giữ nước trong cơ thể và hấp thụ acid trong dạ dày rất tốt, từ đó làm giảm tần suất tiêu chảy trong ngày.

Bé bị tiêu chảy nên ăn bánh mì.
Bé bị tiêu chảy nên ăn bánh mì.

Khoai tây

Khoai tây có nhiều tinh bột, kali và chất xơ hòa tan. Nếu trẻ ăn món chứa khoai tây, các hoạt chất trong khoai tây sẽ thúc đẩy khả năng phục hồi trạng thái bình thường của hệ tiêu hóa. 

Tuy vậy, bạn cần chú ý thêm cách chế biến khoai tây sao cho phù hợp với trẻ bị tiêu chảy. Bạn nên làm món ăn mềm từ khoai tây như ninh, hầm hoặc súp để trẻ dễ hấp thu mà không làm chứng tiêu chảy nặng lên.

Khoai tây rất tốt cho sức khỏe của trẻ bị tiêu chảy.
Khoai tây rất tốt cho sức khỏe của trẻ bị tiêu chảy.

Các loại thịt (thịt lợn nạc, cá nạc, thịt gà nạc…)

Thịt là nguồn cung cấp lượng lớn protein và các chất dinh dưỡng khác; do đó trẻ ăn các món thịt sẽ được bù đắp các dưỡng chất bị mất sau tiêu chảy.

Tuy nhiên, thịt cần được chế biến thành món ăn nhừ và không chứa nhiều dầu mỡ. Vì nếu không hệ thống tiêu hóa của trẻ sẽ bị kích thích, kéo theo tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn.

Nếu ăn thịt, trẻ sẽ bù đắp được lượng dưỡng chất hao phí do tiêu chảy.
Nếu ăn thịt, trẻ sẽ bù đắp được lượng dưỡng chất hao phí do tiêu chảy.

Sữa chua

Lúc trẻ dung nạp sữa chua, lợi khuẩn của sữa chua sẽ đi vào đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hạn chế chướng bụng do chứng tiêu chảy gây ra.

Sữa chua rất tốt với sức khỏe của trẻ bị tiêu chảy, tuy nhiên cần chú ý cho trẻ ăn sữa chua ở mức độ hợp lý, tốt nhất không cho trẻ ăn quá nhiều hay quá ít. Trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên ăn tối đa 50 gam sữa chua một lần, còn trẻ trên 1 tuổi có thể ăn 100 gam sữa chua một lần và ăn hàng ngày.

Đồng thời, chỉ nên cho trẻ ăn sữa chua sau bữa ăn 1-2 giờ. Vì lúc này dạ dày co bóp mạnh, độ pH tăng tạo điều kiện cho lợi khuẩn trong sữa chua hoạt động. Hơn nữa ở thời điểm này nếu ăn sữa chua, trẻ cũng sẽ không bị chướng bụng vì thức ăn trước đó đã được tiêu hóa.

Sữa chua giúp hồi phục hệ sinh đường ruột của trẻ bị tiêu chảy.
Sữa chua giúp hồi phục hệ sinh đường ruột của trẻ bị tiêu chảy.

>> Xem thêm: Cách Cho Trẻ Ăn Dặm Đúng Cách Và Hiệu Quả Nhất

Chuối

Chuối chứa hàm lượng kali nhất định giúp cơ thể bổ sung chất điện giải. Ngoài ra, chuối còn chứa pectin giúp cơ thể hấp thụ các chất lỏng trong đường ruột trẻ. Inulin trong chuối góp phần hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa và thúc đẩy điều kiện thuận lợi để lợi khuẩn phát triển trong cơ quan đường ruột.

Chuối giúp trẻ bị tiêu chảy bổ sung chất điện giải, hỗ trợ chức năng tiêu hóa,...
Chuối giúp trẻ bị tiêu chảy bổ sung chất điện giải, hỗ trợ chức năng tiêu hóa,…

Hồng xiêm

Hồng xiêm chứa vitamin, các chất khoáng và tanin kích thích hệ tiêu hóa hoạt động bình thường, làm sạch khoang dạ dày và cải thiện chứng tiêu chảy. Dưới đây là một cách giúp bạn chế biến hồng xiêm cho trẻ hấp thụ:

  • Bước 1: Quả hồng xiêm xanh rửa sạch.
  • Bước 2: Đun quả bằng lửa nhỏ với 200ml nước. Lúc còn 100ml nước thì tắt bếp.
  • Bước 3: Chắt hoặc lọc nước uống 2 lần/ngày sau ăn.
Tanin và polyphenol trong hồng xiêm giúp cải thiện triệu chứng tiêu chảy ở trẻ em.
Tanin và polyphenol trong hồng xiêm giúp cải thiện triệu chứng tiêu chảy ở trẻ em.

Ổi

Trong ổi có tanin và vitamin C giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa và tăng cường sức mạnh của hệ thống miễn dịch của trẻ mắc chứng tiêu chảy.

Tanin và vitamin C trong ổi giúp hệ tiêu hóa của trẻ bị tiêu chảy được cải thiện.
Tanin và vitamin C trong ổi giúp hệ tiêu hóa của trẻ bị tiêu chảy được cải thiện.

Táo

Táo cũng chứa pectin và tanin giúp hệ tiêu hóa tăng cường khả năng hấp thụ chất lỏng và cải thiện chức năng. Để hệ tiêu hóa không phải hoạt động nhiều lúc trẻ dung nạp táo, bạn nên nấu chín táo trước lúc cho trẻ ăn.

Bé bị tiêu chảy nên được cho ăn táo hoặc uống nước ép táo.
Bé bị tiêu chảy nên được cho ăn táo hoặc uống nước ép táo.

Bổ sung men vi sinh

Ngoài vấn đề trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì, hãy chú ý bổ sung men vi sinh cho trẻ để trẻ tái tạo hệ vi sinh đường ruột nếu trẻ tiêu chảy do kháng sinh, viêm ruột,… Thông thường bạn nên chọn men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn.

Bạn có thể pha men vi sinh vào nước ấm hoặc nước đun sôi để nguội rồi khuấy đều bột men cho trẻ uống. Nếu trẻ còn phải uống thuốc kháng sinh, hãy uống dung dịch men vi sinh cách thời điểm uống thuốc kháng sinh 2 giờ.

Có thể bổ sung men vi sinh cho trẻ bị tiêu chảy để trẻ khôi phục hệ vi sinh đường ruột.
Có thể bổ sung men vi sinh cho trẻ bị tiêu chảy để trẻ khôi phục hệ vi sinh đường ruột.

>> Xem thêm: Cách Chăm Sóc Trẻ Em Bị Sốt Tại Nhà

Trẻ bị tiêu chảy cần kiêng ăn gì?

Sữa và các chế phẩm làm từ sữa chứa lactose

Nếu trẻ dị ứng với sữa và mắc chứng không dung nạp lactose, trẻ có thể bị tiêu chảy sau lúc sử dụng sữa hoặc các chế phẩm từ sữa chứa lactose. Tùy theo cơ địa của người uống và lượng lactose, các biểu hiện tiêu chảy sẽ xảy ra ở mức khác nhau.

Sữa chứa lactose có thể làm trẻ bị tiêu chảy.
Sữa chứa lactose có thể làm trẻ bị tiêu chảy.

Một số loại thủy hải sản

Thủy hải sản chứa các dạng protein có khả năng kích ứng hệ tiêu hóa, từ đó trẻ có thể bị dị ứng, đau bụng và nôn. Ngoài ra, lớp nhầy trên bề mặt và các chất có mùi tanh trong thủy hải sản sẽ giúp vi khuẩn có hại cho đường ruột phát triển.

Ăn thủy hải sản, trẻ có thể bị tiêu chảy nặng hơn.
Ăn thủy hải sản, trẻ có thể bị tiêu chảy nặng hơn.

Bạn quá bận rộn và không có thời gian chế biến món ăn cho bé và gia đình để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Đặt ngay dịch vụ nấu ăn gia đình của bTaskee. Chị Ong sẽ giúp bạn chuẩn bị những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, nóng hổi ngay tại nhà.

Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch trải nghiệm hơn 13 dịch vụ tiện ích gia đình ngay!

Các thực phẩm chiên xào dầu mỡ

Chất béo bão hòa trong thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ có thể làm hệ vi sinh đường ruột suy yếu. Do đó, trẻ bị tiêu chảy sử dụng thực phẩm chiên xào sẽ bị tiêu chảy trầm trọng hơn.

Thực phẩm chiên xào là một trong các món tối kỵ với trẻ tiêu chảy.
Thực phẩm chiên xào là một trong các món tối kỵ với trẻ tiêu chảy.

Những lưu ý dành cho cha mẹ khi chăm sóc trẻ

Cho trẻ uống đủ nước

Trẻ cần uống đủ nước bù đắp lượng nước hao phí do tiêu chảy. Cha mẹ có thể gặp bác sĩ hỏi ý kiến về phương pháp bù nước và điện giải bằng dung dịch oresol.

Trẻ bị tiêu chảy cần uống nước để bổ sung lượng nước đã mất.
Trẻ bị tiêu chảy cần uống nước để bổ sung lượng nước đã mất.

Không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy và thuốc kháng sinh

Thuốc cầm tiêu chảy và thuốc kháng sinh dùng cho trẻ bị tiêu chảy có thể ngăn chặn quá trình cơ thể trẻ đào thải độc tố, từ đó làm bệnh tình của trẻ thêm trầm trọng.

Không nên tùy ý cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy và kháng sinh.
Không nên tùy ý cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy và kháng sinh.

Chú ý theo dõi các triệu chứng và kiểm tra phân của trẻ mỗi ngày

Cha mẹ nên ghi nhớ triệu chứng tiêu chảy của trẻ qua các ngày như thời gian chứng tiêu chảy bắt đầu, tần suất tiêu chảy, màu sắc và trạng thái phân,… Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để phát hiện nguyên nhân tiêu chảy, từ đó biết phương pháp điều trị và hướng dẫn chăm sóc trẻ phù hợp.

Ngoài ra, nếu phân màu đen hoặc lẫn máu, cha mẹ hãy đưa trẻ đến viện ngay lập tức.

Trẻ bị tiêu chảy cần được theo dõi và kiểm tra mỗi ngày.
Trẻ bị tiêu chảy cần được theo dõi và kiểm tra mỗi ngày.

Chế độ ăn của trẻ theo độ tuổi để phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

  • Tăng số lần cho trẻ bú sữa mẹ.
  • Nếu mẹ ít sữa, có thể cho trẻ ăn sữa công thức phù hợp nhiều hơn và nhiều lần trong ngày.
Trẻ dưới 6 tháng có thể bú sữa mẹ để phòng ngừa tiêu chảy.
Trẻ dưới 6 tháng có thể bú sữa mẹ để phòng ngừa tiêu chảy.

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

  • Cho trẻ ăn sữa chua, hoa quả.
  • Cho trẻ bổ sung chất béo chưa bão hòa để được cung cấp năng lượng.
  • Thực đơn cho riêng trẻ chỉ gồm các loại thức ăn mềm và dễ tiêu như cháo, súp, các món ninh, các món hầm. cơm dẻo,… Nên cho trẻ ăn thức ăn vừa đun nấu xong.
Trẻ từ 6 tháng tuổi có thể ăn cháo để phòng ngừa tiêu chảy.
Trẻ từ 6 tháng tuổi có thể ăn cháo để phòng ngừa tiêu chảy.

Như vậy, toàn bộ thông tin trên bTaskee đã giúp bạn biết bé bị tiêu chảy nên ăn gì. Mong rằng bạn sẽ có thêm kiến thức để chăm sóc bé một cách hiệu quả khi bé gặp tình trạng tiêu chảy.

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hình ảnh: Vinmec, Serious Eats, Medical New Today.

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services