Ăn Cơm Có Béo Không? Sự Thật Về Ăn Nhiều Cơm Gây Tăng Cân

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
ăn cơm có béo không
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Cơm là là món ăn chính không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Do đó, ăn cơm có béo không là câu hỏi chung của rất nhiều người trong quá trình kiểm soát cân nặng. Vậy đáp án chính xác là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu sự thật nhé!

Thành phần dinh dưỡng của cơm trắng

Cơm trắng là món ăn được nấu chín từ gạo đã qua xay xát, loại bỏ đi phần vỏ trấu, cám gạo và mầm gạo. Trong đời sống của người Việt, cơm trắng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng của chế độ ăn uống thường ngày.

Là nguồn lương thực chính có vai trò cung cấp năng lượng, cơm trắng là thực phẩm giàu carbs và protein, ít đường, chất béo và chất xơ. Ngoài ra, trong cơm trắng còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể như vitamin B, canxi, magie, phốt pho, sắt… (Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ).

Bên cạnh cung cấp các dưỡng chất cần thiết, cơm còn là thực phẩm dễ tiêu hóa, giúp cân bằng hormone và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động sống của cơ thể.

Cơm là nguồn lương thực chủ yếu có vai trò cung cấp năng lượng trong chế độ ăn uống thường ngày của người Việt.
Cơm là nguồn lương thực chủ yếu có vai trò cung cấp năng lượng trong chế độ ăn uống thường ngày của người Việt.

Vậy ăn cơm có béo không?

Trên thực tế, tất cả các loại thực phẩm đều sẽ có lợi cho sức khỏe của con người trong điều kiện được tiêu thụ đúng cách. Đối với cơm – nguồn lương thực chính, việc duy trì ăn cơm hàng ngày với tỷ lệ khẩu phần hợp lý sẽ không gây béo. Ngược lại, khi được tiêu thụ một cách khoa học, cơm còn có vai trò đóng góp quan trọng trong việc giảm cân với một cơ thể khỏe mạnh.

Khi ăn cơm với tỷ lệ vừa phải, axit amin có trong cơm sẽ làm giảm hàm lượng chất béo dự trữ trong cơ thể. Ngoài ra, vitamin B trong cơm cũng có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất béo và ngăn ngừa đầy hơi.

Do đó, trong quá trình kiểm soát cân nặng, bạn nên chú ý nhiều hơn đến khẩu phần ăn thay vì chú ý đến loại thức ăn. Nói một cách dễ hiểu, đáp án cho câu hỏi ăn cơm có béo không là không, nhưng ăn cơm nhiều có béo không thì câu trả lời là có.

Cơm sẽ không gây tăng cân nếu được tiêu thụ một cách khoa học và hợp lý.
Cơm sẽ không gây tăng cân nếu được tiêu thụ một cách khoa học và hợp lý.

>> Xem thêm: 1 Chén Cơm Bao Nhiêu Calo?

Hiểu lầm về chế độ ăn Low-carb

Low-carb là viết tắt của Low carbohydrate – Chế độ ăn ít đường và tinh bột. Khi được áp dụng đúng cách, hiệu quả của chế độ ăn Low-carb là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người vẫn còn chưa hiểu đúng về Low-carb, dẫn đến tình trạng không giảm được cân hoặc thường xuyên mệt mỏi, suy nhược.

Low-carb là chế độ ăn hạn chế đường và tinh bột trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Low-carb là chế độ ăn hạn chế đường và tinh bột trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Để giảm cân nhanh trong thời gian ngắn, thay vì chỉ hạn chế, nhiều người thường loại bỏ hoàn toàn carb trong lượng thực phẩm nạp vào cơ thể. Biểu hiện tiêu cực thường thấy của cách làm này đó là nhịn cơm do ảnh hưởng của quan điểm sai lầm: Ăn cơm gây béo do chứa nhiều đường và tinh bột.

Carb có vai trò là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho hoạt động sống của cơ thể. Do đó, để cân bằng dinh dưỡng và duy trì cơ thể khỏe mạnh, carb nên chiếm khoảng 45 – 65% lượng calo hàng ngày.

Khi áp dụng chế độ ăn Low-carb không đúng cách, cơ thể sẽ bị thiếu hụt glucose và các chất dinh dưỡng quan trọng dẫn đến tình trạng hạ đường huyết, suy giảm thể lực, dễ mắc các bệnh về đường ruột và ảnh hưởng xấu đến trạng thái tinh thần.

Như vậy, việc nhịn ăn cơm để cắt giảm tinh bột là cách giảm cân không lành mạnh. Thay vì nhịn ăn một cách “cực đoan”, bạn nên ăn cơm một cách khoa học để vừa kiểm soát cân nặng, vừa bảo vệ sức khỏe của mình.

Vòng xoay công việc khiến bạn không còn quá nhiều thời gian để chuẩn bị những bữa ăn đầy dinh dưỡng cho bản thân và gia đình. Đặt ngay dịch vụ nấu ăn gia đình để bTaskee giúp bạn chu toàn cho bữa cơm gia đình nhé!

Tải app bTaskee để trải nghiệm dịch vụ ngay!

Phương pháp ăn cơm giảm cân khoa học nhất

Để ăn cơm một cách khoa học mà không gây tăng cân, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau.

Cân đối khẩu phần ăn hàng ngày

Để đảm bảo có đủ dưỡng chất trong quá trình giảm cân, bạn nên xây dựng khẩu phần ăn hàng ngày với thực đơn cân bằng và đa dạng.

Theo Trường Đại học Y tế Công cộng, Đại học Harvard, một khẩu phần ăn lành mạnh nên được bao gồm bởi các yếu tố sau:

  • ½ khẩu phần là rau xanh và hoa quả.
  • ¼ khẩu phần là ngũ cốc (cơm, yến mạch…).
  • ¼ khẩu phần là protein (thịt, cá…).

Việc cân đối khẩu phần trong các bữa ăn sẽ giúp cơ thể được cung cấp đầy đủ các nhóm chất cần thiết nhưng không bị dư thừa calo, từ đó giúp cơ thể giảm cân một cách khỏe mạnh.

Cân đối khẩu phần ăn hàng ngày là phương pháp giảm cân an toàn và hiệu quả.
Cân đối khẩu phần ăn hàng ngày là phương pháp giảm cân an toàn và hiệu quả.

>> Xem thêm: Cơm Cháy Bao Nhiêu Calo? Ăn Thế Nào Để Không Lo (Mập) Béo?

Kết hợp ăn nhiều rau xanh

Là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, giàu vitamin nhưng lại chứa ít calo, rau xanh là người bạn đồng hành không thể thiếu trong quá trình kiểm soát cân nặng.

Ăn nhiều rau xanh sẽ giúp cơ thể được cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, tốt cho tiêu hóa và hạn chế hấp thụ chất béo. Ngoài ra, rau xanh còn giúp làm giảm cholesterol và lượng đường trong máu, góp phần ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, xương khớp.

Do đó, bạn nên kết hợp thêm nhiều loại rau xanh vào bữa cơm hàng ngày để đạt được hiệu quả giảm cân an toàn và lành mạnh.

Rau xanh là người bạn đồng hành đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiểm soát cân nặng.
Rau xanh là người bạn đồng hành đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiểm soát cân nặng.

Lựa chọn cách chế biến phù hợp

Bên cạnh thành phần dinh dưỡng có sẵn trong mỗi loại thực phẩm, cách thức chế biến món ăn cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cân nặng cơ thể.

Bản chất của việc ăn cơm không gây béo, nhưng khi chế biến cơm thành các món ăn khác như chiên rán hoặc ăn kèm với bơ, kem… sẽ khiến cơ thể hấp thụ thêm lượng lớn chất béo và đường dẫn đến tăng cân.

Vì vậy, để kiểm soát trọng lượng cơ thể, bạn nên hạn chế tối đa việc ăn thực phẩm đã qua chiên, xào, rán. Thay vào đó, nên ăn nhiều hơn các món hấp, luộc để vừa có đủ các dưỡng chất cần thiết, vừa giảm bớt việc hấp thụ lượng calo dư thừa.

Lựa chọn cách chế biến món ăn phù hợp cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả của quá trình giảm cân.
Lựa chọn cách chế biến món ăn phù hợp cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả của quá trình giảm cân.

Câu hỏi thường gặp

  1. Bữa sáng ăn cơm có béo không?

    Có. Việc ăn cơm kèm với các món thức ăn khác vào bữa sáng sẽ dễ gây tăng cân. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn các thực phẩm khác như yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt,… 

  2. Ăn cơm nắm có béo không?

    Cơm nắm là món ăn được làm từ cơm đã nấu chín, sau đó dùng tay nắm lại thành nắm nhỏ vừa ăn mà không qua chiên, xào, rán. Ăn cơm nắm sẽ không gây béo nếu được tiêu thụ với khẩu phần hợp lý.

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn có được đáp án cho câu hỏi ăn cơm có béo không. Bản chất của việc ăn cơm là không gây tăng cân. Vì vậy, trong quá trình giảm cân, bạn không nên loại bỏ cơm khỏi thực đơn hàng ngày. Thay vào đó, hãy điều chỉnh khẩu phần cơm hợp lý và kết hợp với các loại thực phẩm khác để có thể giảm cân một cách an toàn và hiệu quả.

>>> Xem thêm nội dung liên quan:

Hình ảnh: Sưu tầm.

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services