Thay Chân Hương Cuối Năm Vào Ngày Nào? Cách Thay Ra Sao?

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Thay chân hương cuối năm vào ngày nào?
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Theo phong tục người Việt Nam, cứ mỗi dịp cuối năm thì mỗi nhà đều phải dọn dẹp lại sửa bát hương. Thế nhưng lý do tại sao phải làm như vậy hay phải thay chân hương cuối năm vào ngày nào thì không phải ai cũng biết. Cùng bTaskee cách thay chân hương cuối năm và giải đáp thời điểm thực hiện tốt nhất nhé!

Tỉa chân nhang vào ngày nào thì tốt?

Đối với các hộ gia đình 

Theo GS-TS Nguyễn Chí Bền – Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam, theo dân gian, việc dọn bát hương thường tiến hành sau ngày 23 tháng Chạp hằng năm.

Nhưng cuối năm nhà nhà thường sẽ rất bận rộn không chỉ việc dọn nhà mà cả việc công ty nên thời gian tỉa chân hương cuối năm ngày nay mà nhiều gia đình áp dụng chính là khoảng thời gian từ 23 đến 30 tháng Chạp (ngày âm lịch).

Theo GS-TS Nguyễn Chí Bền thời điểm thay chân hương cuối năm thích hợp từ 23 đến 30 tháng Chạp
Theo GS-TS Nguyễn Chí Bền thời điểm thay chân hương cuối năm thích hợp từ 23 đến 30 tháng Chạp.

Theo Phật Giáo 

Theo như quan niệm của Phật Giáo và được áp dụng tại các chùa thì không có một ngày cố định nào trong năm hoặc trong tháng để thực hiện việc thay cây nhang cuối năm.

Đặc biệt là ở các chùa, nơi có rất nhiều người đến thắp hương mỗi ngày nên việc thay chân hương mỗi ngày là đều cần thiết.

bát hương ở chùa
Bát hương ở chùa rất nhiều chân nhang nên cần được tỉa chân nhang mỗi ngày.

Tuy ở các chùa thường xuyên lau chùi bát hương, dọn dẹp và thay chân hương nhưng đến mỗi cuối năm thì ở các chùa vẫn tiến hành việc thay chân hương cuối năm. Việc thay chân hương này ở các chùa vào dịp cuối năm mang ý nghĩa bỏ đi cái cũ, chào đón cái mới.

Ngoài ra, dịp Tết Nguyên Đán là lúc mọi người đi chùa nhiều nhất nên chân hương phải được thay thường xuyên để tránh việc quá nhiều chân hương sẽ dẫn đến cháy nổ sẽ mang đến điều không lành.

Tại sao phải thay chân hương cuối năm?

Theo như quan niệm của ông bà ta ngày xưa, bát hương là nơi để thắp hương cho các bậc thần linh và ông bà tổ tiên đã mất của chúng ta

Bát hương chính là nơi kết nối và thể hiện sự biết ơn, lòng hiếu thảo của con cháu đối với bậc tổ tiên. Chính vì thế, bàn thờ và bát hương luôn phải được giữ sạch sẽ để có thể thể hiện được sự kính trọng đối với ông bà tổ tiên và các bậc thần linh. 

Ngoài ra, theo phong thủy, bàn thờ là nơi tụ khí và có ảnh hưởng trực tiếp đến tài vận cũng như mọi mặt khác trong cuộc sống của gia đình.

Thế nên, nếu bàn thờ và bát hương quà đầy hay tàn hương vun vãi khắp nơi thì không chỉ làm mất vẻ mỹ quan mà còn làm cho vận may của gia chủ bị ảnh hưởng.  

bát hương có nhiều chân nhang
Bát hương quá nhiều chân nhang sẽ cản trở vận may của gia chủ

Đó là theo phong thủy, còn dưới góc độ của người lau dọn bàn thờ thì nếu bát hương quá đầy thì sẽ làm bẩn bàn thờ. Tạo cảm giác cho tổng thể bàn thờ khá rườm rà và bừa bộn. Ngoài ra, khi tàn hương quá nhiều thì cũng sẽ rất khó khăn cho việc cắm hương mới.

Việc hương không thể cắm vào bát hương, theo như ông bà xưa điều này sẽ khiến ý nghĩa của việc thắp hương bị mất linh ứng. Và đặc biệt, nếu bàn thờ quá bừa bộn thì nguy cơ cháy do tàn nhang là rất cao.

Thay chân hương cuối năm như thế nào là đúng cách?

Ai là người thay chân hương cuối năm?

Thông thường, người thực hiện công việc thay chân nhanh cuối năm thường là ông bà hay ba mẹ lớn tuổi trong nhà và thường là gia chủ. Và trước khi tiến hành tỉa chân nhanh cuối năm, gia chủ cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc đứng đắn, chỉnh tề, trang nghiêm.

Và điểm đặc biệt là người tiến hành tỉa chân hương cuối năm thì cần phải đảm bảo tay đã được rửa sạch vì tay là nơi tiếp xúc trực tiếp với bát hương đấy bạn. 

Văn khấn tỉa chân nhang cuối năm như thế nào?

Vì bát hương là nơi linh thiêng, nơi kết nối giữa thần linh, ông bà tổ tiên đã khuất với con cháu nên khi tỉa chân hương cuối năm không thể cứ lau dọn bình thường là được. Đối với dọn dẹp bát hương, gia chủ cần phải tiến hành đọc văn khấn tỉa chân nhang cuối năm. 

đọc văn khấn tỉa chân nhang
Đọc văn khấn tỉa chân nhang cuối năm (nguồn: Lịch Vạn Niên)

Văn khấn tỉa chân nhang cuối năm thường sẽ theo mẫu sau:

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương.
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………
Ngụ tại:………………….
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ …. tại…… (địa chỉ nhà ở, quê).
Hôm nay là ngày … tháng … năm …,con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của dòng họ … chấp thuận.

Tuy không phải là cầu xin điều tốt lành cho năm mới nhưng khi gia chủ đọc văn khấn để xin mang bát hương đi lau chùi, thay chân hương cuối năm thì cũng nên thật thành tâm nhé. Bởi vì bát hương là nơi kết nối thiêng liêng giữa ông bà tổ tiên cùng con cháu và đặc biệt là đấng thần linh. 

Cách thay chân nhang cuối năm 

Chuẩn bị dụng cụ thay chân nhang cuối năm: 

  • Rượu gừng (rượu mới mua cùng một vài củ gừng giã nhuyễn để hòa vào rượu). 
  • Nước hoa (nếu có). 
  • 1 tấm vải/tờ giấy và 1 cái khăn sạch. 
  • 1 chậu đựng nước cỡ vừa. 

Các vật dụng này rất dễ chuẩn bị nhưng đôi khi nhà bạn sẽ không có đủ tất cả. Dịp cuối năm lại thường rất bận rộn nên nếu không thể đi ngay ra chợ, chen chút để mau thêm ít đồ này thì bạn có thể sử dụng ngay dịch vụ đi chợ của bTaskee. Với dịch vụ đi chợ, chưa đến 2h là bạn đã nhận được tất tần tật đồ mình cần rồi đấy.

Các bước thay chân hương cuối năm

Bước 1: Thắp hương và đọc văn khấn tỉa chân hương cuối năm

Gia chủ tiến hành đọc văn khấn tỉa chân hương cuối năm đồng thời khi thắp hương. Sau đó đợi nhang cháy hết thì mới bắt đầu tỉa chân hương. 

thắp nhang trước khi tỉa chân hương
Thắp hương và đọc văn khấn tỉa chân nhang cuối năm trước khi tỉa chân nhang.

Bước 2: Dọn dẹp chân hương

Bạn dùng tấm vải hoặc tờ giấy để chuẩn bị sẵn để ở gần bát hương để đựng chân nhang, tránh tàn nhang vung vãi ra khắp nhà. Gia chủ cũng lưu ý là đóng cửa và tắt hết các quạt để tro nhang không bay lung tung nhé. 

Gia chủ dùng tay nhẹ nhàng rút từng phần chân hương ra ngoài nếu như có quá nhiều chân hương. Các chân hương được rút ra thì sẽ đặt lên tấm vải hay tờ giấy bạn đã chuẩn bị.

Bạn tỉa đến khi số chân nhang còn lại là một số lẻ trong các số 3, 5, 7, 9, bất kỳ số nào cũng được bạn nhé. Tuy nhiên, thường thì các gia chủ sẽ để lại 3 chân nhang. 

bát hương sau khi tỉa chân nhang
Bát hương sau khi thay chân hương cuối năm thường để lại 3 chân nhang cũ.

Bước 3: Lau chùi bát hương

Bạn cất phần chân nhang sang một bên và tiếp tục vệ sinh đến bát hương nhé. Chiếc khăn đã chuẩn bị sẵn bạn dùng để thấm vào rượu gừng và cẩn thận lau lên bề mặt bát hương.

Khi lau bạn có thể xịt lên khăn một ít nước hoa để tạo mùi thơm. Sau đó thì bạn lau lại một lần nữa với nước ấm nhé. 

Lau lư hương bằng rượu
Lau lư hương bằng rượu gừng giúp xua đuổi những thứ đen đủi và mang lại may mắn.

Bước 4: Rửa chén nước, bình hoa trên bàn thờ

Sau khi đã lau chùi sạch sẽ bát hương thì gia chủ có thể xin phép tổ tiên để lau chùi tiếp đến chén nước, bình hoa đặt trên bàn thờ. Bạn đặt chén nước và bình hoa vào chậu nước để dùng rửa sạch và dùng khăn khô để lau lại.

Nhưng riêng đối với chén nước thì bạn nên tráng lại với nước nóng 1 lần nữa để sạch sẽ hơn nhé. Đặc biệt, bạn nên dùng khăn mới, sạch để lau chén nước nhé. 

Ngoài bát hương ra thì bộ lư đồng là đồ vật không thế thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam. Mỗi dịp cuối năm, khi dọn dẹp bàn thờ bạn đều phải mang ra thợ lau chùi.

Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể tự lau chùi lư ngay tại nhà với cách đánh bóng lư đồng tại nhà vô cùng đơn giản vừa tiết kiệm chi phí và thời gian mang lư đồng đến các cửa tiệm chuyên dụng.

Bước 5: Đốt chân nhang thành tro

Đem toàn bộ chân nhang cho vào một cái chảo thiếc hoặc các thùng, chậu bằng sắt nào đó để đốt cháy. Tro chân nhang sau khi đốt thường sẽ được rải xuống sông, suối và tuyệt đối không được bỏ vào thùng rác hoặc những nơi có vật ô uế, không thanh tịnh. 

Trước khi đặt đặt lại bát hương vào bàn thờ thì bạn nhớ cũng phải lau dọn bàn thờ lại để tránh việc tàn nhang còn sót lại sẽ bám vào bát hương vừa lau sạch nhé.

>> Xem thêm: Tổng Hợp 15+ Phong Tục Tết Truyền Thống Đậm Đà Bản Sắc Việt

Lưu ý khi thay chân hương cuối năm

  • Trước và sau khi thay chân hương cuối năm bạn cần dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ.
  • Bạn cần thực hiện thật động tác thay chân nhang thật dứt khoát nhầm tránh xê dịch các vật dụng trên bàn thờ.
  • Khi tỉa chân hương cuối năm nếu bạn không cần thay tro mới thì có thể dùng thìa để bỏ bớt tro trong lư hương.
  • Khi thay tro, bạn cần đổ ⅔ lượng tro trong lư hương ra 1 miếng tấm vải và đổ thêm một lượng tương tự. Bạn không đổ quá nhiều hoặc quá ít tro khi thay chân hương.
  • Sau khi thay tro bạn cần lấy 3 hoặc 5 cây nhang chụm lại và cắm lại lư hương.

bTaskee hy vọng bài viết này có thể giúp các gia đình biết được nên thay chân hương cuối năm vào ngày nào cũng như cách thay chân hương cuối năm ra sao, văn khấu tỉa chân nhang cuối năm như thế nào,…

bTaskee chúc bạn có thể có thể dọn dẹp chân hương và bàn thờ thật sạch sẽ để đón một cái Tết thật trọn vẹn. Thế nhưng nếu quá bận rộn thì đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà để có người đến vừa giúp bạn dọn dẹp nhà và dọn dẹp bàn thờ luôn nhé.

Câu hỏi thường gặp

  1. Khi nào thì thay chân hương ?

    Theo dân gian Việt Nam, thời điểm thay chân hương thích hợp nhất thường là vào ngày 23 tháng Chạp, cũng là ngày ông Công ông Táo lên chầu trời.

  2. Tại sao phải tỉa chân nhang?

    Vì sau một năm dài, bát hương được cắm đầy chân hương khiến cho việc thắp những nén hương mới khó khăn hơn. Ngoài ra chân hương quá nhiều sẽ dễ bắt lửa gây ra hỏa hoạn. Về thẩm mỹ sẽ làm mất đi bố cục tôn nghiêm của bàn thờ.

  3. Tỉa chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo?

    Tỉa chân nhang là việc cần có thời gian, thực hiện cẩn thận chu đáo. Vì thế nên phần lớn các gia đình Việt Nam đều tiến hành tỉa chân nhang sau khi cúng ông Công ông Táo.

>>> Xem thêm nội dung vệ sinh nhà đón Tết:

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services