Ngộ Độc Khí Là Gì? Nguyên Nhân – Triệu Chứng – Phòng Ngừa Ra Sao?

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
ngộ độc khí là gì? nguyên nhân - triệu chứng – phòng ngừa ra sao?
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Ngộ độc khí là gì mà là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở người? Để làm rõ hơn về vấn đề khí có hại với cơ thể người, thông tin dưới đây sẽ cung cấp cho mọi người một số kiến thức hữu ích trong cuộc sống.

Ngộ độc khí CO là gì?

Đầu tiên, cần phải hiểu khí CO là gì? Khí Carbon monoxide hay còn được gọi là khí CO là một chất khí độc, không màu, không mùi, không gây ra bất kỳ kích ứng mũi và họng nhưng lại mang đến mối nguy hại khó lường.

Người bị ngộ độc khí CO nếu không được phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Sự hấp thụ của khí CO trong không khí có thể đi qua phổi một cách dễ dàng, khi CO kết hợp với huyết sắc tố hemoglobin trong hồng cầu sẽ tạo thành carboxyhemoglobin.

Ngộ độc khí CO là gì?
Ngộ độc khí CO là gì?

CO có khả năng gắn kết tốt hơn với oxy, khiến cho máu không còn khả năng vận chuyển oxy nữa. Hay nói cách khác, oxy không thể đến được các cơ quan khác, đến các tế bào trên cơ thể, khiến cho chúng chết dần.

Tuy nhiên, ngộ độc khí là gì thì không phải ai cũng nhận biết được. Bởi vì các triệu chứng có thể mơ hồ, không đặc trưng, nhiều trường hợp ngộ độc nhẹ hay bị nhầm lẫn với việc bị nhiễm virus.

Ngộ độc khí CO có nguy hiểm không?

Ngộ độc khí CO cực kỳ nguy hiểm và cần phải xử lý kịp thời, hậu quả sức khỏe mà nó để lại rất đáng báo động. Bất kỳ ai khi có biểu hiện ngộ độc khí CO cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu.

Tình trạng ngộ độc khí mức độ nhẹ

Ở giai đoạn này, khi lượng khí CO xâm nhập vào cơ thể chưa nhiều, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn,…Biểu hiện này rất giống như cảm, cúm thông thường và không hề có triệu chứng sốt.

Biểu hiện của bệnh nhân có hiện tượng ngộ độc khí.
Biểu hiện của bệnh nhân có hiện tượng ngộ độc khí.

Tình trạng ngộ độc khí mức độ trung bình

Khi lượng khí CO vào trong cơ thể một thời gian, bệnh nhân thường cảm nhận được cơn đau đầu dữ dội, chóng mặt, đau quặn bụng và ngất đi. Nếu tình trạng này để lâu có thể chuyển sang mức độ nặng hơn, thậm chí có thể tử vong.

Ngộ độc khí CO cực kỳ nguy hiểm.
Ngộ độc khí CO cực kỳ nguy hiểm.

Mức độ nhiễm khí CO càng cao thì bệnh nhân càng cảm nhận được sự đau đớn hơn. Lượng HbCO trong cơ thể tăng cao mang theo nhiều rủi ro mà mọi người cần chú ý.

  • Lượng HbCO từ 10-20%: Dẫn đến chóng mặt, ói mửa, đau nhức đầu.
  • Lượng HbCO từ 30-40%: Nhịp tim tăng nhanh, thậm chí hôn mê sâu.
  • Lượng HbCO trên 40%: Hơi thở dồn dập, nếu để lâu sẽ ngưng thở, co giật hay tổn thương hệ thần kinh vĩnh viễn.

Tình trạng ngộ độc khí ở mức độ nặng

Khi đã hít quá nhiều khí CO thì tình trạng bệnh nhân sẽ rất nghiêm trọng. Tình trạng ói mửa, thở dốc và dần mất đi ý thức, thậm chí tử vong.

Lúc này, người nhà cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cấp cứu. Lưu ý là bệnh nhân phải được tiếp xúc với không khí sạch trong quá trình di chuyển để đảm bảo tình trạng ngộ độc không nặng thêm.

Cơ chế gây ngộ độc khí CO trong cơ thể

Cơ chế ngộ độc đó là sự đốt cháy không hoàn toàn của một số nguyên liệu sẽ sinh ra khí CO ở trong không khí. Khi có quá nhiều lượng khí này, cơ thể con người sẽ hấp thụ khí CO thay vì oxy dẫn đến tình trạng ngộ độc.

Cơ chế gây ngộ độc khí CO cần chú ý.
Cơ chế gây ngộ độc khí CO cần chú ý.

Khí CO trong cuộc sống hàng ngày được thải ra từ động cơ xe, bếp than, củi, than đá,…Khí CO khi đi vào cơ thể sẽ có tốc độ khuếch tán nhanh qua các phế nang, qua màng mao mạch phổi đi đến máu.

Các nguyên nhân gây ra ngộ độc khí CO

Nguyên nhân gây nên tình trạng ngộ độc khí, thì khí CO thải ra môi trường được tạo ra sau quá trình đốt các nguyên liệu gốc cacbon. Nguồn phát sinh ra khí CO trong môi trường sống, môi trường làm việc phải kể đến lượng khí thải từ xe cơ giới, những máy phát điện, lò sưởi,…

Chất khí CO còn tồn tại trong khói thuốc lá với nồng độ đáng kể. Có sự chênh lệch tỷ lệ HbCO lớn đối với người hút thuốc lá và người không hút thuốc lá. Ở người không hút thuốc, tỷ lệ này chỉ từ 1-2%, người hút thuốc sẽ có tỉ lệ từ 5-10%.

Nguyên nhân gây ra khí CO ở môi trường.
Nguyên nhân gây ra khí CO ở môi trường.

Trong gia đình, khí CO được hình thành khi các nhiên liệu như xăng, dầu, gỗ,..không được cháy hết. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất cho sự ngộ độc khí CO ở con người.

Ngoài ra, các hoạt động như đốt rác một cách tự do cũng có liên quan đến việc cháy không hoàn toàn, thải ra môi trường một lượng lớn khí CO.

Các yếu tố tăng nguy cơ bị ngộ độc khí CO

Ngộ độc khí là gì mà không loại trừ bất kỳ ai, ai cũng có thể trở thành nạn nhân của khí gây hại này. Những công nhân làm việc trực tiếp trong các nhà máy khép kín, trẻ sơ sinh, người già, người có bệnh mãn tính,…khi ngộ độc khí sẽ nguy hiểm hơn.

Sau đây là một số trường hợp dễ có nguy cơ ngộ độc khí CO hơn cả:

  • Nhóm nghề nghiệp tiếp xúc nhiều với thiết bị thải ra khí CO: Những người công nhân làm trong mỏ than, lái xe, thợ sửa chữa,…
  • Cư dân sống tại khu vực đông dân cư: Khu vực đông dân đồng nghĩa với việc mỗi ngày có một lượng lớn khí CO bị thải ra ngoài môi trường. Không khí bị ô nhiễm nặng nên có thể dễ bị ngộ độc hơn.
Khu đông dân cư có hàm lượng lớn khí CO trong môi trường.
Khu đông dân cư có hàm lượng lớn khí CO trong môi trường.
  • Hoạt động vô tình khi sinh hoạt: Sử dụng than tổ ong để sưởi ấm phòng, sử dụng lò sưởi trong phòng kín, hỏa hoạn hay cháy nổ,…môi trường thiếu oxy.

Cách phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ bị ngộ độc khí CO

Để giảm thiểu nguy cơ bị ngộ độc khí CO, bạn cần lưu ý về chất lượng không khí trong nhà ở. Tránh sử dụng các thiết bị có thể thải ra khí CO trong môi trường không có sự thông gió. Phổ cập kiến thức về ngộ độc khí là gì cho mọi người để phòng tránh.

Sử dụng máy phát hiện khí CO để đo nồng độ tại nhà.
Sử dụng máy phát hiện khí CO để đo nồng độ tại nhà.

Gia đình có trẻ nhỏ và người già có thể lắp đặt các thiết bị phát hiện ra nồng độ khí CO trong không khí. Các ống dẫn khí thải cần kiểm tra định kỳ và thường xuyên, ô tô để trong gara không nên nổ máy khi cửa đóng kín.

Một số thói quen sinh hoạt sẽ giúp mọi người giảm thiểu tình trạng ngộ độc khí CO:

  • Lên lịch bảo dưỡng, kiểm tra các loại thiết bị chạy bằng gas, than, dầu trong gia đình thường xuyên.
  • Sử dụng các thiết bị uy tín và được chứng nhận mức độ khí thải CO ra môi trường đạt mức cho phép.
  • Không bao giờ sử dụng than tổ ong để tăng nhiệt độ, sưởi ấm trong phòng đóng kín cửa sổ.
  • Không để ô tô, máy phát điện chạy trong không gian kín để tránh lượng khí CO thải ra có thể gây ngộ độc.
Miễn trừ trách nhiệm:

Những thông tin trên đây đã được chọn lọc kỹ càng, tuy nhiên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho quá trình chẩn đoán nhiễm độc khí CO. Khi có những biểu hiện như trên, mọi người cần đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị.

Câu hỏi thường gặp

  1. Có thể kiểm tra nồng độ khí CO tại nhà không?

    Hoàn toàn có thể kiểm tra tại nhà. Bạn chỉ cần có bộ đo nồng độ khí CO là có thể đo được nồng độ khí trong không khí.

  2. Triệu chứng ngộ độc khí CO sẽ kéo dài trong khoảng thời gian bao lâu?

    Tùy vào tình trạng, mức độ nhiễm độc khí Co mà thời gian xuất hiện triệu chứng sẽ khác nhau. Có thể kéo dài từ vài giờ cho đến vài ngày đối với trường hợp nặng.

Trên đây là những kiến thức cần thiết, trả lời cho câu hỏi “Ngộ độc khí là gì ?”, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống hàng ngày. Nếu có những triệu chứng tương tự như trên, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám nhé!

Nguồn ảnh: Sưu tầm

>>> Xem thêm các nội dung xu hướng liên quan:

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services