Một Tô Mì Cay Bao Nhiêu Calo? Ăn Có Tăng Cân Không?

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
mì cay bao nhiêu calo
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Mì cay là món ăn “hot trend” một thời vì sợi mì ramen giòn dai kết hợp cùng vị chua cay của kim chi. Món ăn này được nhiều bạn trẻ yêu thích nhưng lại không biết mì cay bao nhiêu calo và ăn có béo lên không? Hãy cùng bTaskee tìm đáp án cho câu hỏi này nhé!

Một tô mì cay bao nhiêu calo?

Thông thường, 1 gói mì chứa khoảng 350 calo. Hàm lượng calo trong mì cay sẽ được tăng lên tùy theo các thành phần đi kèm, cụ thể bao gồm xúc xích, thịt, bò, hải sản,… Do đó, 1 phần mì cay sẽ chứa khoảng 600 – 800 calo.

Mì cay là món ăn phù hợp với khẩu phần ăn lý tưởng của người bình thường vì lượng calo vừa đủ cho 1 bữa ăn, không quá thấp cũng không quá cao.

1 tô mì cay thường chứa khoảng 600 – 800 calo.

Ăn mì cay có béo không?

Hiện nay chưa có một nghiên cứu chính xác nào để trả lời cho việc ăn mì cay có béo không. Đáp án cho câu hỏi này còn tùy thuộc vào việc bạn ăn nhiều hay ăn ít, nếu ăn vừa phải, có chuẩn mực thì chắc chắn sẽ không mập.

Trên thực tế, gói mì cay được biến tấu từ gói mì tôm thông thường, chứa 3 thành phần chính là vắt mì, gia vị, gói dầu nên chứa khá nhiều calo. Để món ăn trở nên thơm ngon và hấp dẫn hơn, nhiều người thường thêm vào một số thức ăn kèm như: kim chi, thịt bò, rau xanh, xúc xích,…

Ăn mì cay theo chế độ vừa phải sẽ không béo.
Ăn mì cay theo chế độ vừa phải sẽ không béo.

Việc này đã làm cho lượng calo trong bát mì tăng lên đáng kể. Do đó, bạn không cần lo lắng về việc bị béo lên khi ăn mì cay nếu tuân thủ theo đúng lượng calo quy định. Ngược lại, nếu không cân đối được lượng thức ăn này, tăng cân hoàn toàn có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, điểm đặc biệt của món ăn này là vị cay, có tác dụng giúp tan chảy lượng mỡ thừa để đào thải ra bằng tuyến mồ hôi của cơ thể. Như vậy, khi ăn mì cay còn giúp bạn giải phóng năng lượng dư thừa, kích thích tỏa nhiệt và hỗ trợ giảm cân.

Cách chế biến mì cay đơn giản tại nhà ăn không mập

Nấu mì kết hợp với nhiều rau củ

Trong rau xanh chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa nên sẽ giúp cơ thể no lâu hơn. Lượng calo trong rau củ khá ít nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến vấn đề cân nặng.

Nên nấu mì cay kết hợp với rau củ để đảm bảo không bị tăng cân.
Nên nấu mì cay kết hợp với rau củ để đảm bảo không bị tăng cân.

Vì vậy, sự lựa chọn tốt nhất là bạn nên nấu mì cùng các loại rau xanh như bắp cải, rau cải, giá đỗ hay các loại củ cải tím, củ cải trắng,… để vừa giúp đẹp da, đẹp dáng mà lại tốt cho hệ tiêu hóa.

Hạn chế sử dụng dầu ăn để nấu mì cay

Để tạo độ béo ngậy, giúp mì cay dễ ăn hơn, một số người thường có thói quen dùng gói dầu có sẵn trong mì hoặc cho thêm một ít dầu ăn khi nấu. Tuy nhiên, cân nặng của bạn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể nếu vẫn duy trì thói quen này.

Không nên sử dụng dầu ăn để nấu mì cay vì có thể mắc bệnh tim mạch.

Trong dầu có chứa một lượng lớn cholesterol có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Do đó, để giữ dáng và bảo vệ sức khỏe, lời khuyên tốt nhất cho bạn là không nên dùng dầu ăn để nấu mì cay.

Ăn mì cay với tần suất hợp lý

Tần suất hợp lý để ăn mì cay là tối đa 2 lần/tuần. Vị cay của ớt trong mì có thể làm kích thích dạ dày nên nếu ăn thường xuyên, hiện tượng trào ngược hoặc đau dạ dày có thể xảy ra.

Ngoài ra, lượng calo trong vắt mì khá nhiều nên cũng có thể khiến cân nặng của bạn tăng lên nhanh chóng. Do đó, ngoài việc quan tâm đến tần suất, khi chế biến bạn có thể nấu mì thay vì xào để giảm lượng calo nạp vào.

Chỉ nên ăn mì cay với một tần suất hợp lý để không tăng cân.
Chỉ nên ăn mì cay với một tần suất hợp lý để không tăng cân.

Hạn chế sử dụng các đồ ăn kèm chứa nhiều chất béo

Khi nấu mì cay, nhiều người có thói quen kết hợp thêm các nguyên liệu như xúc xích, cá viên, thịt gà, hải sản hay thịt bò,… Đây đều là những thực phẩm chứa nhiều chất béo nên khi kết hợp, lượng calo trong tô mì sẽ tăng lên nhanh chóng.

Ngoài ra, việc này cũng sẽ khiến quá trình tính toán 1 phần mì cay có bao nhiêu calo trở nên khó khăn hơn. Do đó, nếu bạn muốn ăn mì cay mà sợ mập, lựa chọn tốt nhất là nên cắt giảm bớt các đồ ăn kèm chứa nhiều chất béo.

Không nên sử dụng đồ ăn kèm chứa nhiều chất béo vì sẽ làm tăng calo.
Không nên sử dụng đồ ăn kèm chứa nhiều chất béo vì sẽ làm tăng calo.

Uống nhiều nước trước khi ăn

Uống nước trước khi ăn mì cay sẽ giúp dạ dày nở to ra, tạo cảm giác nhanh no hơn. Tuy nhiên, tốt nhất bạn chỉ nên uống nước trước bữa ăn từ 20 – 30 phút để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Điều này sẽ giúp giảm lượng thực phẩm cơ thể nạp vào trong bữa ăn chính nên việc tăng cân cũng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, sự lựa chọn tốt nhất là bạn nên uống nước lọc thay vì các loại nước ngọt hoặc đồ uống có ga.

Nên uống nhiều nước trước khi ăn mì cay để giảm lượng thực phẩm nạp vào cơ thể.
Nên uống nhiều nước trước khi ăn mì cay để giảm lượng thực phẩm nạp vào cơ thể.

Những đối tượng không nên ăn mì cay

Người mắc bệnh về tim mạch

Vị cay nồng của mì cay sẽ kích thích máu lưu thông, khiến tim đập nhanh nên nhóm người mắc các bệnh về tim mạch được khuyến cáo không nên ăn.

Sau một thời gian dài sử dụng đồ cay nóng, tim sẽ hoạt động yếu đi và bị tổn thương nhiều hơn. Khi đã có tiền sử bị bệnh tim, đây sẽ là điều kiện thuận lợi làm bệnh tái phát và gây nguy hiểm cho tính mạng.

Người mắc bệnh tim mạch không nên ăn mì cay vì có thể làm tổn thương tim.
Người mắc bệnh tim mạch không nên ăn mì cay vì có thể làm tổn thương tim.

Bạn quá bận rộn và không có thời gian chế biến món ăn cho gia đình. Đặt ngay dịch vụ nấu ăn gia đình của bTaskee. Chị Ong sẽ giúp bạn chuẩn bị những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng!

Tải app bTaskee và trải nghiệm dịch vụ gia đình ngay hôm nay!

Người mắc các bệnh về mật và tuyến tụy

Dạ dày sẽ tiết ra dịch tiêu hóa liên tục khi bị kích thích bởi chất cay của ớt trong mì cay. Lúc này, miệng cơ vòng và túi mật sẽ bị co thắt một cách dữ dội. Việc này sẽ làm dịch mật tiết ra nhiều hơn, gây nên tình trạng viêm sỏi mật, túi mật hoặc viêm tuyến tụy.

Phụ nữ đang mang thai và cho con bú

Theo khuyến cáo, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú xuyên không nên ăn mì cay quá thường xuyên. Bởi lẽ, món ăn này có thể gây bệnh táo bón, miệng dễ sưng phồng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa mẹ.

Mì cay có thể gây táo bón, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
Mì cay có thể gây táo bón, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

Người mắc bệnh về dạ dày

Bề mặt dạ dày của những người đã mắc bệnh thường gặp các vấn đề như viêm loét. Do đó, khi ăn cay thường xuyên, dạ dày của bạn sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Hệ quả cuối cùng là gây ra những cơn đau mạnh, co thắt dữ dội đi kèm với việc đi ngoài liên tục. Nếu xảy ra nhiều ngày, cơ thể sẽ bị mất nước trầm trọng và gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Người đang dùng các loại thuốc điều trị

Hiệu quả của nhiều loại thuốc có thể bị ảnh hưởng bởi vị cay của ớt. Do vậy, bạn không nên ăn mì cay nói riêng hoặc đồ cay nóng nói chung nếu đang dùng thuốc để điều trị.

Vị cay của ớt trong mì cay có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Vị cay của ớt trong mì cay có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

>> Xem thêm: Chè bưởi bao nhiêu calo? Cách ăn chè bưởi không lo mập (béo)

Người bị bệnh trĩ

Chất cay trong mì cay có tác dụng kích thích các tĩnh mạch quanh khu vực hậu môn sưng tấy, từ đó khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Ngoài ra, khi ăn cay nhiều, cơ thể sẽ bị nóng dẫn đến bị táo bón. Khi tình trạng này kéo dài lâu có thể dễ bị mắc bệnh về sỏi thận.

Trẻ em

Hệ tiêu hóa của trẻ em thường chưa được hoàn thiện nên rất dễ bị kích ứng nếu ăn cay nóng. Ngoài ra, vị cay còn dễ khiến lưỡi và môi của các bé bị sưng nên tốt nhất là không nên cho trẻ ăn mì cay.

Trẻ em không nên ăn mì cay vì sẽ dễ bị kích ứng.
Trẻ em không nên ăn mì cay vì sẽ dễ bị kích ứng.

>> Xem thêm: Chân gà bao nhiêu calo? Đang giảm cân có nên ăn chân gà không?

Người mắc bệnh về thận

Mì cay rất có hại đối với những người đang mắc bệnh về thận. Độ nồng và cay trong mì sẽ làm phá hủy, từ đó gây tổn thương đến các tế bào, từ đó thận hoạt động kém đi.

Khi thận hoạt động kém, cơ thể sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết hay đào thải cặn bã ra bên ngoài. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe nếu kéo dài trong một thời gian.

Một số lưu ý quan trọng khi ăn và chế biến mì cay

Cách nấu mì cay rất dễ dàng và dễ ăn nên được rất nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một vài yếu tố sau khi ăn và chế biến:

Không nên cho quá nhiều ớt vào mì để đảm bảo sức khỏe.
Không nên cho quá nhiều ớt vào mì để đảm bảo sức khỏe.
  • Không nên cho quá nhiều ớt cay vào mì vì sẽ khiến nồng độ hồng cầu tăng cao, dẫn đến hiện tượng chóng mặt, choáng váng.
  • Nên ăn kèm với bột sắn, trái cây tươi và uống các loại nước ép rau củ sau khi ăn mì cay để không phải nổi mụn.
  • Có thể uống thêm sữa để giảm hiện tượng phồng rộp lưỡi do ớt cay.

Câu hỏi thường gặp

  1. Có bị nổi mụn khi ăn mì cay không?

    Nếu bạn ăn nhiều mì cay, việc da bị nổi mụn là điều đương nhiên. Bởi lẽ, đặc điểm của mì cay là siêu cay, các gia vị đều được làm từ ớt nên có thể tạo phản ứng viêm, gây kích thích và khiến da dễ nổi mụn hơn.

  2. Ăn nhiều mì cay có hại sức khỏe không?

    Khi ăn nhiều mì cay, cơ thể sẽ gặp phải một số tình trạng như: tổn thương dạ dày, gây béo phì, đẩy nhanh quá trình lão hóa, không tốt cho thận và xương,…

Trên đây là toàn bộ nội dung cho câu hỏi mì cay bao nhiêu calo và hướng dẫn cách thức ăn không bị béo. Tuy là một món ăn ngon nhưng bạn không nên ăn quá nhiều để tránh bị nóng trong người và ảnh hưởng đến cân nặng.

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hình ảnh: Freepik, Pixabay

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services