Mẹo vặt giúp rửa chén đĩa sạch sẽ

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
rua-chen-bat-dua-gay-hai-151020
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Nhiều người cho rằng việc rửa chén đĩa sau mỗi bữa ăn là dễ nhất, không cần đầu tư “chất xám” như những việc nấu nướng khác. Nhưng ngoài việc chế biến thức ăn ngon miệng, bạn cũng nên lưu tâm đến việc vệ sinh những chiếc chén, đĩa, muỗng, đũa…vì “bát sạch thì mới ngon cơm”.

Tuy không phải là những kinh nghiệm mới, nhưng bTaskee khuyên bạn nên áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây để rửa chén đĩa thật sạch.

Dọn sơ trước khi rửa

Trước khi tiến hành rửa bạn cần đảm bảo chén đĩa đã sạch thức ăn, xương xẩu và các bọc nilon, rác thải khác.

Tiếp theo, bạn tiến hành tráng chén đĩa qua nước, có thể là nước ấm hoặc nước lạnh với dòng chảy mạnh. Tác dụng của công đoạn này chính là giúp loại bỏ một phần lớn dầu mỡ trên bề mặt chén đĩa, cũng như làm ướt các vết bám khô khó rửa để khi tiến hành rửa được thuận tiện hơn.

Dọn vết bẩn trên chén dĩa trước khi rửa
Dọn sạch đồ ăn thừa trên chén dĩa trước khi rửa (Nguồn: The Spruce)

Phân loại đồ dùng cần rửa

Khi rửa chén đĩa, bạn cần phân loại chén đĩa theo các kích cỡ, độ nông sâu khác nhau để việc rửa được dễ dàng hơn. Tránh việc để chồng chất chén dĩa bằng sứ vào trong chậu có các vật dụng như nĩa, dao nhọn rất dễ bị trầy lớp men bên ngoài của chén dĩa.

Phân loại chén dĩa trước khi rửa đây là cách rửa chén hiệu quả
Phân loại chén dĩa trước khi rửa giúp bạn vệ sinh sạch nhất và nhanh nhất (Nguồn: Westend61)

Sau khi đã rửa chén đĩa qua nước rửa chén hãy xếp chúng vào thau bên cạnh theo thứ tự từ lớn đến bé và từ nông đến sâu.

Làm như vậy khi xả nước, nước sẽ chảy từ trên xuống dưới và đi qua được tất cả các chén đĩa, giúp lấy đi lượng đáng kể dầu mỡ và nước rửa chén, bạn sẽ tốn ít thời gian hơn để tráng lại, vừa nhanh chóng, vừa đỡ tốn công sức.

Hãy xem ngay cách khôi phục đồ gốm sứ bị trầy xước nếu bộ chén dĩa đắt tiền nhà bạn đang gặp tình trạng này nhé!

Mẹo để tiết kiệm nước rửa chén

Chọn giẻ (nùi) rửa chén tạo bọt: Một miếng giẻ (nùi) rửa chén tạo bọt tốt sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm được nước rửa chén, vừa tăng khả năng làm sạch chén đĩa một cách nhanh chóng đấy!

Hãy chọn miếng giẻ rửa chén tạo bọt nhiều để tiết kiệm xà phòng

Chọn miếng rửa chén tạo bọt nhiều giúp bạn tiết kiệm nước rửa chén
Hãy chọn miếng giẻ rửa chén tạo bọt nhiều để tiết kiệm xà phòng (Nguồn: Thriftyfun)

Pha loãng nước rửa chén: Pha 2 phần nước rửa chén cùng với 8 phần nước sạch và khuấy đều để tạo được nhiều bọt, kết hợp với miếng rửa tạo bọt sẽ là một giải pháp hữu hiệu.

Bạn cũng có thể tự pha chế nước rửa chén từ muối và chanh vừa an toàn với da tay và vừa dễ làm ngay tại nhà.

Không nên ngâm chén đĩa sau khi rửa

Không ít người sau khi rửa chén đĩa qua nước rửa chén thường ngâm chén đĩa, đồ dùng trong bồn (chậu) nước.

Tốt nhất bạn nên bỏ ngay thói quen này vì như vậy sẽ khiến dầu mỡ, mùi thức ăn không trôi hết được mà còn bám lại một phần trên bề mặt đồ dùng đã rửa. Cách rửa chén sạch tốt nhất là bạn hãy tráng chén đĩa dưới vòi nước mạnh rồi úp vào kệ cho khô.

Không ngâm chén dĩa đã rửa sạch
Ngâm chén dĩa đã rửa sẽ làm chung tích tụ dầu mỡ và mùi hôi thức ăn (Nguồn: Bbcameria)

Vệ sinh giẻ và bồn (chậu) rửa

Miếng giẻ rửa chén là một trong những ổ vi khuẩn tưởng từng như vô hại vì ai cũng nghĩ chỉ cần nhúng qua với nước và xà phòng là đã sạch sẽ. Thế nhưng đây lại là điều gây ra những mối nguy hại tiềm ẩn đến nhiều gia đình.

Vệ sinh bồn rửa bát sau mỗi lần sử dụng
Vệ sinh bồn rửa bát và miếng rửa chén sau mỗi lần sử dụng

9 cách giữ cho giẻ rửa chén luôn sạch và không tích tụ vi khuẩn bạn rất nên xem qua để bảo vệ cho gia đình thân yêu của bạn.

Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng miếng rửa chén, bồn rửa chén là một trong những dụng cụ chứa nhiều vi khuẩn nhất trong gian bếp. Chính vì vậy, bạn cần vệ sinh chúng thật sạch sẽ cả sau khi rửa chén bát là điều cần được thực hiện.

Sau khi đã giặt sạch miếng rửa chén bạn cần phơi khô và tốt hơn hết là nên phơi dưới ánh nắng mặt trời để đảm bảo vi khuẩn được loại bỏ hoàn toàn.

Rửa chén đĩa bằng nước nóng

Làm sạch các vết dầu mỡ bám trên các đồ, đặc biệt là đồ dùng nhựa và xoong nồi chưa bao giờ là việc dễ dàng. Để giúp cho quá trình này trở nên đơn giản hơn, chúng ta hãy cùng xem qua những chia sẻ của đầu bếp Thanh Nga trong việc sử dụng nước nóng làm sạch các thiết bị nhà bếp dưới đây nhé!

Rửa chén bằng nước nóng
Rửa chén bằng nước nóng giúp bạn làm sạch vết bẩn và vi khuẩn hiệu quả hơn (Nguồn: Owlcation)
  •  Với những loại chén, bát bằng nhựa sẽ rất khó để có thể làm sạch hoàn toàn lớp dầu bám trên bề mặt nếu chỉ rửa bằng nước lạnh. Để giải quyết tình trạng này cách tốt nhất là ngâm chúng qua nước nóng, sau đó rửa sạch bằng nước rửa chén và tráng lại bằng nước nóng.
    Bằng cách này chén bát không chỉ được làm sạch một cách tuyệt đối mà còn giúp chúng nhanh khô và không bị ẩm.
  • Đối với các hộp đựng thức ăn bằng nhựa, xoong, nồi…bị dính dầu mỡ, để làm sạch vết dầu mỡ bạn chỉ cần ngâm chúng qua nước nóng có pha sẵn một ít muối và rửa sạch lại bằng nước rửa chén.
    Nước nóng và muối không chỉ giúp chén bát sạch sẽ mà còn có khả năng khử mùi thức ăn còn bám lại trên chén đĩa rất hiệu quả.
  • Đối với nồi cơm điện sẽ có cách rửa và vệ sinh đặc thù, bạn cần nắm được cách vệ sinh nồi cơm điện đúng cách.
  • Các vật dụng bằng tre, gỗ như đũa, thớt…là những thứ dễ dính dầu mỡ nhưng lại khó làm sạch dẫn đến bị ẩm mốc. Để làm sạch các vật dụng này bạn hãy ngâm chúng vào nước nóng khoảng 15-30 phút để loại bỏ bớt dầu mỡ, sau đó rửa lại bằng nước rửa chén và tráng lại bằng nước sạch là được.
    Làm tương tự với những vật dụng đã bị ẩm mốc, có thể ngâm nước nóng nhiều lần tùy vào mức độ ẩm mốc.
  • Đặc biệt tấm thớt là nơi tích tụ vi khuẩn sâu bên trong các vết cắt trên thớt rất khó để vệ sinh triệt để, từ đó dễ gây các bệnh đường ruột nếu ăn phải thức ăn sống như: dưa leo, trái cây tráng miệng… được cắt từ tầm thớt này. Hãy xem ngay 4 cách làm sạch thớt gỗ nếu bạn muốn làm sạch tấm thớt triệt để.
  • Các loại ly, tách bằng thủy tinh sau một thời gian sử dụng lau dài thường xuất hiện những vết ố vàng rất khó tẩy rửa. Các giải quyết các vết ố vàng này chính là ngâm chúng vào hỗn hợp nước nóng có pha thêm giấm hoặc chanh, sau đó rửa sạch bằng nước rửa chén và tráng lại bằng nước cho sạch.
    Các vết ố sẽ được đánh bay và tách, ly sẽ trở lại sáng bóng như lúc ban đầu.

Nếu bạn có đang sử dụng dịch vụ giúp việc nhà theo giờ thì hãy đảm bảo người giúp việc nhà bạn cũng nắm được những kiến thức vệ sinh căn bản này nhé!

Mẹo vệ sinh khu vực bếp

Bếp gas, bếp điện thường xuyên bị dính dầu, mỡ sau khi nấu nướng. Trước khi vệ sinh chúng bạn hãy đảm bảo đã ngắt gas hoặc rút phích cắm điện.

Sau đó tiến hành pha hỗn hợp dung dịch amoniac vào nước nóng rồi ngâm tất cả những bộ phận trên bề mặt bếp vào hỗn hợp này trong vòng 2 giờ, sau đó rửa sạch bằng nước rửa chén loãng.

Vệ sinh khu vực nhà bếp
Sau khi rửa chén thì bạn nên vệ sinh luôn khu vực bếp của mình sau khi sử dụng nhé (Nguồn: Whoabella)

Đối với các bề mặt bếp, bạn cần chọn những dung dịch tẩy rửa có chất lượng tốt, sau đó tiến hành xịt dung dịch lên bề mặt và những khu vực xung quanh rồi để yên trong khoảng 10 phút để dung dịch hòa tan các vết bẩn.

Nếu sử dụng bếp điện, tránh xịt dung dịch tẩy rửa lên những bộ phận có liên quan đến điện.  Sau khoảng thời gian 10 phút đó bạn hãy dùng miếng bọt biển nhúng vào xô nước nóng pha xà phòng và lau lại toàn bộ bếp. Cuối cùng là dùng khăn sạch lau lại để bếp khô hoàn toàn là được.

Tùy vào mức độ vết bẩn bạn có thể lặp lại quy trình dùng bọt biển giặt sạch lau đi lau lại nhiều lần cho đến khi không còn dung dịch tẩy rửa sót lại là được.

Nếu bếp nhà bạn là bếp hồng ngoại thì bạn có thể xem ngay cách vệ sinh bếp hồng ngoại đúng cách.

Mẹo rửa các đồ dùng đặc biệt

Khi những đồ dùng bằng nhựa không may bị mốc, việc bạn cần làm là cắt ½ trái chanh và chà xát lên chỗ mốc cho đến khi sạch vết mốc rồi rửa lại bằng nước cho sạch là được.

Chanh giúp vệ sinh dụng cụ nhà bếp hiệu quả
Chanh giúp loại bỏ vết ẩm mốc cứng đầu các vật dụng nhà bếp (Nguồn: Thespruce)

Sau khi cắt mít, đu đủ, su su… dao của bạn thường bị dính nhựa, vết nhựa này rất khó rửa sạch nếu không biết cách. Bạn có thể giải quyết tình trạng này bằng cách dùng một miếng giẻ, nhúng chút dầu ăn và chùi sạch dao, vết nhựa sẽ biến mất.

Một trong những vết bẩn khó phai nhất chính là vết nghệ. Khi gặp tình trạng này bạn hãy dùng một chút lòng trắng trứng để lau chùi chúng, như vậy vết nghệ sẽ nhanh chóng được đánh bay.

Câu hỏi thường gặp

  1. Rửa bát nước ấm hay nước lạnh tốt hơn?

    Rửa bát đĩa bằng nước ấm sẽ tốt hơn nước lạnh. Nước nóng giúp làm sạch bát dĩa tốt hơn và giúp chúng nhanh khô hơn.

  2. Rửa bát có hại cho đôi tay của bạn không?

    Rửa bát thường khiến tay cực kỳ khô , nếu không được chăm sóc ngay lập tức có thể dẫn đến các vết nứt và bong tróc da gây đau đớn. Hóa chất trong nước rửa chén cũng có thể gây kích ứng da.

  3. Cách bảo vệ đôi tay khi rửa chén dĩa là gì?

    Bạn nên sở hữu một đôi găng tay cao su để giúp rửa chén bằng nước ấm dễ dàng, tránh tiếp xúc với chất tẩy rửa giúp bảo vệ đôi tay của bạn tốt nhất.

Hy vọng với những mẹo vặt giúp rửa chén đĩa sạch bóng trên căn bếp của bạn sẽ trở nên sạch sẽ hơn. Ghi lại và áp dụng ngay để thấy hiệu quả mà chúng mang lại nhé! Còn nếu bạn cảm thấy không đủ thời gian để làm việc tỉ mỹ như vậy thì có thể tham khảo dịch vụ giúp việc nhà theo giờ để đỡ tốn thời gian của bạn nhé!

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services